Việc trích trớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định:

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, chế biến (Trang 75)

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần ATA:

3. Việc trích trớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định:

Để ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ, do nguyên giá tài sản cố định rất lớn và đặc điểm của sản xuất tại Công ty, nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị bất ngờ sẽ ảnh h-

ởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá TSCĐ lớn nên chi phí tiến hành sửa chữa rất cao. Vì vậy Công ty nên trích trớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

Căn cứ theo nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng nh thời hạn sử dụng máy móc thiết bị để lập dự trữ kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc, thiết bị.

- Khi tiến hành trích trớc vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (TK 641, TK 642) Có TK 335

- Khi công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành toàn bộ chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh để phản ánh trên TK 241 (2413) đợc kết chuyển sang TK 335.

Nợ TK 335

Có TK 241 (2413)

Việc tiến hành trích trớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống nh trích trớc tiền l- ơng của công nhân nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải tiến hành, mở thêm cột TK 335 trong bảng kê và Nhật ký chứng từ số 7 để việc theo dõi cụ thể và đảm bảo chi phí phát sinh. Khi tiến hành trích trớc sửa chữa lớn TSCĐ sẽ thành một khoản chi phí sản xuất chung sẽ làm chi phí sản xuất chung tăng lên một khoản không nhỏ gây ảnh hởng đến chi phí toàn Công ty và tới giá thành sản phẩm.

Việc tiến hành trích trớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ tránh đợc những biến động đột ngột về chi phí sản xuất góp phần ổn định giá thành sản phẩm giúp cho việc phân tích giá thành đợc thuận lợi.

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, chế biến (Trang 75)