Quy trình triển khai bảng cân bằng điểm tại Viện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng bảng cân bằng điểm (Balance Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (Trang 72)

Về tầm nhìn: Viện phấn đấu cho nền y tế với trọng tâm nghiên cứu và phòng

chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền với môi trƣờng NCKH hiện đại tiên tiến, đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết với tinh thần lao động sáng tạo và lòng yêu ngành, yêu nghề để đƣa Viện trở thành đơn vị đi đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đẩy lùi dịch bệnh tại cộng đồng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Về sứ mạng: Trƣớc thực trạng dịch bệnh ngày càng phát triển và chuyển biến phức tạp, Viện mang sứ mạng là nơi đi đầu trong công tác đẩy lùi bệnh sốt rét trong cả nƣớc, khống chế sự gia tăng của bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền, tăng cƣờng chỉ đạo, giám sát, kiểm tra tình hình dịch bệnh; phát triển truyền thông, xây dựng lực lƣợng CB chuyên trách chuyên môn có kinh nghiệm, nhiệt huyết, yêu nghề nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.

Về mục tiêu cụ thể (từ năm 2013 đến năm 2020):

Tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét, khống chế sự gia tăng của bệnh sán lá gan lớn, các bệnh ký sinh trùng mới nổi. Ngăn chặn sự phát triển của bệnh sốt xuất huyết và giun chỉ bạch huyết.

Đầu tƣ nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống bệnh ký sinh trùng và bệnh do véc tơ truyền để đảm bảo thực hiện toàn diện chức năng nhiệm vụ Bộ Y tế đã giao.

Phát triển công tác truyền thông giáo dục xã hội hóa phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền sâu rộng trong cộng đồng.

Tăng cƣờng chỉ đạo, giám sát, kiểm tra tình hình dịch bệnh tại các vùng trọng điểm nhằm phát hiện, xử lý và dự báo dịch kịp thời, chú trọng phòng chống sốt rét có hiệu quả cho dân di cƣ tự do, ngƣời đi rừng/ngủ rẫy, giao lƣu biên giới và các công trình trọng điểm kinh tế của Nhà nƣớc.

Đào tạo tập huấn cán bộ y tế các tuyến kiểm soát bệnh do véc tơ truyền cũng nhƣ khả năng phát hiện, chuẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng ngay từ cơ sở.

Định hƣớng điều tra đánh giá tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng và bệnh do côn trùng truyền nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, yếu tố truyền bệnh, phân bố dịch tễ học để có cơ sở đề xuất biện pháp phòng chống hiệu quả.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020, Viện đƣợc Bộ Y tế phê duyệt lại Điều lệ Tổ chức và hoạt động Viện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát dịch bệnh ở khu vực.

Quá trình vận dụng BSC để đo lƣờng thành quả hoạt động tại Viện cần đƣợc thực hiện một cách nhất quán từ Ban lãnh đạo Viện đến các khoa phòng và cụ thể đến từng nhân viên. Quy trình thực hiện cần trải qua tuần tự các bƣớc sau:

Bước 1: Bước khởi đầu

Bƣớc khởi đầu để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng BSC nhƣ một công cụ quản lý hiệu quả. Yêu cầu đầu tiên của việc áp dụng bảng cân bằng điểm chính là phải có quyết tâm của lãnh đạo cao nhất trong việc nhận thức đƣợc những lợi ích mà BSC mang lại để từ đó quyết tâm thực hiện, tạo môi trƣờng thuận lợi, đáp ứng các nguồn lực và điều chỉnh kịp thời để xây dựng thành công BSC.

Bước 2: Hướng dẫn quá trình thực hiện

Trƣớc tiên Viện phải xây dựng Ban chuyên trách về BSC. Ban này bao gồm một cán bộ nằm trong Ban lãnh đạo, một cán bộ chủ chốt đại diện cho các khoa phòng chức năng, Phòng Tài chính kế toán và Phòng Kế hoạch tổng hợp. Trƣởng ban chuyên trách BSC phải là cán bộ Phòng Tài chính kế toán vì BSC là công cụ của kế toán quản trị nên đòi hỏi ngƣời trƣởng ban phải am hiểu rõ về kế toán và tình hình tài chính của Viện, quy định pháp luật liên quan cùng với mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Viện trong tƣơng lai đƣợc cụ thể hóa thành hệ thống thƣớc đo đánh giá thành quả hoạt động. Ban chuyên trách về BSC có thể gồm vài chuyên gia có kinh nghiệm trong việc tiến hành thực hiện triển khai BSC thành công hay chuyên gia tƣ vấn thuộc công ty chuyên về tƣ vấn công cụ quản lý.

Bước 3: Xây dựng dự án BSC

Với lực lƣợng bao gồm những cán bộ chủ chốt để xây dựng chiến lƣợc phát triển tổng thể Viện với bƣớc đi khả thi là BSC

Bước 4: Phát động chương trình BSC - Chuẩn bị cho sự thay đổi

Thực hiện phổ biến chiến lƣợc và công cụ BSC đến toàn thể CBNV trong Viện, Ban BSC này phải đảm bảo chiến lƣợc phát triển của Viện đến năm 2014 đã đƣợc hiểu thông suốt và thắc mắc về BSC đƣợc giải đáp thỏa đáng. Đồng thời xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá sự đóng góp của CBNV khi thực hiện BSC.

Bước 5: Hoạch định chiến lược

Mục tiêu của bƣớc này là hoạch định các chiến lƣợc cụ thể để ban hành chính thức các tài liệu chiến lƣợc nền tảng của Viện đến khoa phòng và CBNV.

Bước 6: Cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và thước đo trên cả bốn phương diện tài chính, phương diện thực hiện chương trình dự án chỉ đạo, phương diện quy trình hoạt động nội bộ và phương diện học hỏi và phát triển

Viện có thể sử dụng mục tiêu và thƣớc đo trong phần vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động của Viện đã đƣợc đề xuất trong phần 3.2 của luận văn này.

Bước 7: Đảm bảo các mục tiêu và thước đo đã triển được truyền đạt thông suốt trong Viện

Chiến lƣợc của Viện không thể thành công nếu không có sự cam kết quyết tâm đồng lòng thực hiện của toàn thể CBNV. Vì vậy, Ban chuyên trách BSC cần kết hợp với các khoa phòng tham gia xây dựng các báo cáo để thu thập, nắm bắt, kiểm soát và điều chỉnh về việc thực hiện BSC.

Bước 8: Tiêu chuẩn hóa hệ thống BSC

Để các chiến lƣợc, mục tiêu và thƣớc đo trong bảng cân bằng điểm đƣợc hiểu cặn kẽ và thông suốt đến toàn thể CBNV cần phải tiêu chuẩn hóa hệ thống BSC này bằng cách xây dựng hệ thống tài liệu để hƣớng dẫn việc thực hiện BSC.

Bước 9: Vạch ra kế hoạch hành động

Sau khi đã có mục tiêu và thƣớc đo, Viện cần phải lập kế hoạch hành động để đạt đƣợc những mục tiêu đã lập và đo lƣờng việc thực hiện các mục tiêu này. Các hành động cụ thể để đạt đƣợc mục tiêu đƣợc đề xuất trong phần 3.2 của luận văn.

Bước 10: Theo dõi, đánh giá và cải tiến BSC

Thời gian đầu triển khai chiến lƣợc và áp dụng BSC để đo lƣờng thành quả hoạt động, những sự việc bất thƣờng có thể xảy ra. Có thể một số thƣớc đo bị hiểu sai hay việc truyền đạt thông tin đến CBNV không chính xác vì phải thông qua nhiều cấp hay các báo cáo không phù hợp, thƣớc đo chƣa đánh giá đúng mục tiêu. Vì vậy, ban BSC và ban lãnh đạo Viện phải luôn theo sát, nắm bắt tình hình thực hiện BSC để kịp thời xem xét, điều chỉnh nội dung chƣa phù hợp. Công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện liên tục và nghiêm túc để duy trì việc áp dụng, đánh giá sự thay đổi và liên tục cải tiến BSC cho phù hợp với thực tiễn quá trình hoạt động.

Viện phải tiến hành tổng kết đánh giá quá trình triển khai và thực hiện BSC để đánh giá vào cuối mỗi năm trƣớc toàn thể CBNV để thấy đƣợc bƣớc tiến của Viện

trên con đƣờng thực hiện chiến lƣợc. Đồng thời, Ban lãnh đạo Viện tuyên dƣơng các CBNV đã tích cực tham gia thực hiện chiến lƣợc đồng thời trao đổi rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai chiến lƣợc cho những năm sắp tới.

3.2.2. Quy trình triển khai BSC tại Viện trên các phƣơng diện

3.2.2.1. Quy trình triển khai BSC tại Viện về phương diện tài chính

Phƣơng diện tài chính là phƣơng diện quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của Viện dƣới cơ chế ngày càng giao quyền tự chủ về tài chính trong đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế đƣợc áp dụng ngày càng rộng rãi, công khai và minh bạch. Luận văn triển khai chiến lƣợc của Viện thành ba mục tiêu trên phƣơng diện tài chính nhằm cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển Viện thành cơ quan đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền và góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và trên địa bàn cả nƣớc.

a. Mục tiêu của phương diện tài chính

Mục tiêu thứ nhất là tăng chênh lệch thu chi: Khoản chênh lệch thu chi từ

các nguồn thu sau khi trang trải hết các khoản chi phí hợp lý và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc là nguồn tài chính quan trọng bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của Viện, trích lập các quỹ (quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thƣởng và quỹ phúc lợi). Việc trích lập các quỹ căn cứ vào đề án thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã xác định đơn vị thuộc loại “Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động” theo quy định điểm b điều 19, thực hiện theo hƣớng dẫn mục IV Thông tƣ 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV, trình tự, thủ tục trích lập quỹ vận dụng theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ 113/TT-BTC ngày 24/7/2007 và Thông tƣ 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính.

Mục tiêu thứ hai là tăng quy mô hoạt động của Viện: từ đơn vị sự nghiệp

chuyên nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Viện muốn trở thành cơ quan đi đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đẩy lùi dịch bệnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Muốn vậy, Viện cần tăng quy mô

hoạt động thực hiện chƣơng trình dự án chỉ đạo mỗi năm, ngoài ra cần nghiên cứu và mở thêm các ngành hoạt động dịch vụ ngoài sự nghiệp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và giáo dục truyền thông ngày càng cao của nhân dân.

Mục tiêu thứ ba là nâng cao hiệu quả hoạt động của các khoa/phòng:

Nguồn thu đƣợc tự chủ của Viện ngoài NSNN cấp là các hoạt động dịch vụ, hợp tác NCKH, hợp đồng hợp tác quốc tế...Hoạt động này giao cho lãnh đạo từng khoa/phòng trên tinh thần tự quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả hoạt động rất quan trọng nhằm thực hiện đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn kinh phí tại khoa/phòng.

b. Các thước đo của phương diện tài chính

* Các thƣớc đo của mục tiêu tăng chênh lệch thu chi là:

Thước đo thứ nhất: Chênh lệch thu chi hoạt động sự nghiệp có thu. Hoạt động sự nghiệp có thu là hoạt động mang lại nguồn lợi lớn cho Viện. Nếu nguồn thu này không bù đắp cho khoản chi thì Viện có quyền yêu cầu chấm dứt hoạt động này trên cơ sở ý kiến từ lãnh đạo và Hội đồng. Do vậy, chênh lệch thu chi từ hoạt động sự nghiệp có thu đóng góp rất quan trọng vào nguồn ngân sách hoạt động của Viện. Số liệu chi tiết từ chênh lệch thu chi của từng hoạt động sự nghiệp theo từng năm đƣợc trình bày theo Phụ biểu 03a/BBKT-NSBN. Dựa vào phụ biểu này có thể nắm bắt đƣợc tình hình kinh phí, trang trải chi phí hoạt động của từng hoạt động sự nghiệp có thu qua từng năm, từ đó đánh giá đƣợc tính hiệu quả tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các khoa/phòng.

Tác giả đề xuất BSC của Viện nên xây dựng kế hoạch hành động là tăng chênh lệch thu chi năm 2014 lên mức 73 tỷ đồng. Đánh giá nguồn kinh phí tự chủ do nhà nƣớc cấp qua các năm, tác giả nhận thấy nguồn kinh phí cấp năm sau tăng khoảng 10% so với năm trƣớc trong chiến lƣợc thực hiện lộ trình tăng lƣơng bù đắp chi phí do lạm phát gia tăng; các nguồn thu khác từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ có tỷ lệ tăng trung bình 31% qua mỗi năm (đặc biệt là hoạt động khám chữa bệnh tại Phòng khám chuyên khoa). Các giải pháp đề xuất Viện cải thiện chênh lệch thu chi là:

o Tăng số lƣợng chƣơng trình dự án thực hiện trong năm, đặc biệt là các dự án hợp tác toàn cầu, các chƣơng trình quốc tế từ các tổ chức phi lợi nhuận…để mở rộng hình ảnh của Viện ở cả nƣớc và khu vực, thế giới. o Đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động SXDV ngoài sự nghiệp bằng cách nâng cao hiệu quả quá trình thu chi viện phí phòng khám, dịch vụ xét nghiệm bằng các phần mềm quản lý gọn nhẹ, nhanh chóng; thu chi học phí hợp lý, công khai, minh bạch, dân chủ; thu từ nhà thuốc, trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật đƣợc giám sát bằng phần mềm công nghệ thông tin đảm bảo nguồn thu chi chính xác.

o Tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, giảm các khoản chi phí không cần thiết, các khoản chi hội họp, tiếp khách, hội nghị, chào mừng lãng phí tài sản và nguồn kinh phí.

o Đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng các chƣơng trình dự án thực hiện hằng năm nhằm giữ vững uy tín và xây dựng thƣơng hiệu của Viện trong các cơ quan nghiên cứu đầu ngành về chuyên môn.

Thước đo thứ hai: Tỷ lệ chi phí trên một chương trình dự án theo khoản mục chi phí. Thƣớc đo này rất có ý nghĩa đối với nguồn thu NSNN đƣợc tự chủ. Nếu tỷ lệ này tăng lên có nghĩa Viện đã lãng phí kinh phí, thất thoát nguồn kinh phí để tích lũy và đầu tƣ vào các hạng mục trong tƣơng lai. Thƣớc đo này dựa trên công thức:

Tỷ lệ chi phí trên một chƣơng trình dự án theo khoản mục chi phí đƣợc đo lƣờng hàng năm bằng phƣơng pháp phân tích biến động. Viện so sánh tỷ lệ chi phí trên 1 chƣơng trình dự án theo từng khoản mục thực tế phát sinh với kế hoạch đặt ra, từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

* Các thƣớc đo của mục tiêu tăng quy mô hoạt động của Viện là Tốc độ tăng nguồn thu của Viện. Thƣớc đo này đo lƣờng theo quý phản ánh sự tăng trƣởng trong quy mô hoạt động của Viện. Chi tiết trong từng nguồn thu đƣợc tổng hợp và phân tích nhằm đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng. Số liệu đƣợc trích từ Báo cáo quyết Tỷ lệ chi phí trên một chƣơng trình

dự án theo khoản mục chi phí

Chi phí theo từng khoản mục chi phí

Tổng số chƣơng trình dự án thực hiện

toán nguồn kinh phí đƣợc Bộ Y tế phê duyệt. Công thức xác định tốc độ tăng nguồn thu của Viện đƣợc xác định nhƣ sau:

Tốc độ tăng nguồn thu của Viện lớn hơn 0 chứng tỏ tổng nguồn thu của năm nay đƣợc Bộ Y tế phê duyệt trong báo cáo quyết toán có sự tăng lên so với năm trƣớc. Thƣớc đo này phản ánh dấu hiệu đáng mừng trong công tác tự chủ tài chính, tăng thu của Viện từ các hoạt động.

Tác giả đề xuất quy mô hoạt động của Viện tăng lên 20% so với trƣớc để cơ bản đến năm 2020 trở thành Viện đi đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. Những hành động cần đƣợc triển khai ngay đó là:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng bảng cân bằng điểm (Balance Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)