KINH NGHIỆM VẬN DỤNG BSC TRONG CÁC TỔ CHỨC CÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng bảng cân bằng điểm (Balance Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (Trang 35)

BSC ngày càng hữu ích đƣợc ứng dụng vào các công ty tên tuổi đã đạt đƣợc thành công nhƣ UPS, Siemens, Walt Disney...BSC đƣợc ứng dụng ở lĩnh vực công khi đƣợc công bố rộng rãi trên ấn phẩm lƣu hành nội bộ, đăng các thông tin quản lý trên website để đo lƣờng và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trong chiến lƣợc phát triển của mình. Tuy nhiên trong lĩnh vực công vẫn còn mới mẻ. Luận văn minh chứng cho kinh nghiệm vận dụng BSC tại các tổ chức công.

Hạt Douglas thuộc bang Colorado (Mỹ) đã phát triển và thực hiện chiến lƣợc bao gồm 150 chiến lƣợc BSC nội bộ do Phòng phát triển chiến lƣợc và chính sách đảm nhiệm từ năm 2009.

Phòng phát triển chiến lƣợc và chính sách đã cố gắng tiếp cận bằng cách hƣớng dẫn và tạo động lực tham gia từ phía những nhân viên để phát triển và thực hiện BSC. Với những tính toán thận trọng mang lại hiệu quả cao nhất nhằm thay đổi toàn diện việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận và phòng ban. Douglas không có nhiều nguồn lực (của cải và nhân lực) chi cho chiến lƣợc này, họ đã thực hiện nhanh chóng và triệt để việc áp dụng bảng cân bằng điểm cho toàn bộ 12 phòng ban trong hạt. Đồng thời thông tin quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của tất cả các phòng ban ngành đều rất kịp thời và phù hợp cho việc ra quyết định. Họ không chỉ phát triển 150 BSC trong nội bộ mà còn khuyến khích nhân viên đóng góp thêm những ý kiến nhằm hiệu quả hơn BSC đã thiết lập. Jerry Stigall – Giám đốc Phòng phát triển chiến lƣợc và chính sách nhận định “BSC là công cụ quản lý quan trọng của tổ chức bởi vì nó chỉ ra con đƣờng cho mỗi nhân viên cũng nhƣ cho toàn tổ chức gặt hái đƣợc thành quả cao nhất mà chúng tôi mong đợi. Đây là mô hình đƣợc chính quyền sử dụng để thực hiện kế hoạch chiến lƣợc phát triển dài hạn và ngắn hạn nhằm phân bổ và sắp xếp nguồn lực hợp lý để đạt mục tiêu xa hơn trong tƣơng lai và cao hơn nữa là hình thành phƣơng pháp đo lƣờng phù hợp.” Việc huấn luyện

và đào tạo mọi ngƣời về việc “Cái gì, tại sao và nhƣ thế nào?” của BSC là việc vô cùng quan trọng mà hạt Douglas quan tâm. Bài học quan trọng mà hạt Douglas nhận ra đó là: trƣớc hết dành nhiều thời gian để mọi ngƣời hiểu biết cặn kẽ phƣơng pháp và mục tiêu BSC và quan trọng nhất là cùng phấn đấu hƣớng đến mục đích.

Ứng dụng BSC trong Sở Tài chính Kế toán Quốc phòng Mỹ (DFAS - Defense Finance and Accounting Service – Department of Defense).

Để cạnh tranh trong nền kinh tế, Sở Tài chính Kế toán trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (The Defense Finance and Accouting Service – DFAS) phải phấn đấu cải thiện ngành kinh doanh chính (dịch vụ kế toán, dịch vụ thanh toán cho quân sự và dân sự, dịch vụ thanh toán thƣơng mại) và ngành dịch vụ hỗ trợ DN (quản lý nguồn lực, quản trị nhân sự…). DFAS cam kết trở thành nhà cung cấp dịch vụ kế toán và tài chính đẳng cấp thế giới với mọi đối tƣợng khách hàng. Do vậy, DFAS đã ứng dụng BSC trong năm 2001 để phát triển kế hoạch chiến lƣợc đƣợc hỗ trợ bởi thƣớc đo hiệu quả để đo lƣờng sự tác động của mục tiêu chiến lƣợc, cho phép mọi ngƣời hiểu mối liên hệ giữa các thƣớc đo với mục tiêu thiết lập để sáng tỏ tầm quan trọng của chiến lƣợc và chứng minh các chỉ số thành công.

Bài học kinh nghiệm của DFAS là phải gắn tầm nhìn và chiến lƣợc tổ chức trong quan hệ của 4 phƣơng diện để làm khuôn khổ cho nhà quản lý và nhân viên sử dụng để thiết lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch đƣợc điều chỉnh từng tháng, rà soát lại thƣờng xuyên và cập nhật lại 5 năm một lần. DFAS mô tả giải pháp hành động để thúc đẩy nhân viên trong tổ chức, biện pháp kỹ thuật và quy trình để đạt đƣợc mục tiêu của mình. Điều này càng khẳng định lập trƣờng của DFAS tập trung vào khách hàng và cống hiến chất lƣợng cao nhất. BSC còn đƣa ra các chỉ số đo lƣờng, kiểm soát và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. DFAS đã đạt đƣợc tầm nhìn đúng đắn cho tƣơng lai và chiến lƣợc phù hợp để đạt đƣợc tầm nhìn ấy.

Ứng dụng BSC trong tổ chức chăm sóc sức khỏe (bài nghiên cứu của hai giáo sƣ William N. Zelman và George H. Pink – Chuyên gia Phòng quản lý và chính sách y tế công, Đại học North Carolina tại Chapel Hill).[15,16]

Bài nghiên cứu của hai giáo sƣ công bố vào năm 2003 về quá trình thực hiện từ năm 1999 đến năm 2001 cho 142 bài báo cáo về việc sử dụng BSC trong tổ chức

chăm sóc sức khỏe. Bài nghiên cứu đƣa ra khó khăn mà tổ chức chăm sóc sức khỏe gặp phải trong quá trình ứng dụng BSC vào quản lý, đối mặt với việc thích ứng trong việc hình thành BSC do đặc trƣng ngành. Chẳng hạn, nhân viên y tế trong mối quan hệ với chất lƣợng chăm sóc là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả dịch vụ của bệnh viện nhƣng lại rất khó đo lƣờng, diễn giải cụ thể và so sánh với tổ chức khác. Tuy vậy, hai giáo sƣ khẳng định lý thuyết và khái niệm BSC liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đem đến tầm nhìn và phƣơng pháp thực hiện chiến lƣợc, mục tiêu bằng những thƣớc đo đƣợc sửa đổi để phù hợp và phản ánh thực tế bản chất của ngành nghề. Việc sử dụng BSC không chỉ ứng dụng ở tổ chức mà còn có thể phát triển và thực hiện ở từng phòng ban, bộ phận nhằm đảm bảo việc thiết lập mục tiêu, kiểm soát thực thi và điều chỉnh phù hợp để đạt đƣợc tầm nhìn chung của tổ chức.

BSC giúp nhà quản lý tổ chức chăm sóc sức khỏe có thêm công cụ truyền đạt tầm nhìn đến từng nhân viên, vạch ra cụ thể mục tiêu và phƣơng pháp đo lƣờng, thƣớc đo phù hợp. Vì vậy mà chƣa đến 10 năm sau có hơn 142 tổ chức chăm sóc sức khỏe tại Mỹ chọn BSC làm công cụ quản lý của tổ chức. Đến năm 2003 có hơn 200.000 bài nghiên cứu về BSC của hàng ngàn nhà tƣ vấn, nhà quản trị, chuyên gia nghiên cứu, học giả trên thế giới chia sẻ về công cụ quản lý tuyệt vời này.

Ứng dụng BSC trong nâng cao công tác quản trị chiến lƣợc và quản lý trong các Hiệp hội tại Việt Nam

Dự án “Nâng cao năng lực về Chính sách Thƣơng mại cho Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam” do Eurocham thực hiện với hỗ trợ tài chính từ dự án MUTRAP III với mục tiêu nâng cao năng lực, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm xây dựng chiến lƣợc hoạt động và nâng cao năng lực quản lý của hiệp hội. Dự án nhấn mạnh đến tính thực tiễn và hữu hiệu của BSC đƣợc ứng dụng trong tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ; ứng dụng BSC tại phòng thƣơng mại, công nghiệp, hiệp hội DN nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam nhƣ Phòng Thƣơng mại Châu Âu (Eurocham), Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Pháp (CCIFV), Phòng Thƣơng mại Hoa Kỳ (Amcham)…Dự án bƣớc đầu thiết lập BSC cho Hiệp hội Thép Việt Nam và Hiệp hội Chè Việt Nam (Phụ lục 1).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nếu chỉ sử dụng các thƣớc đo tài chính thì khó có thể đánh giá toàn diện giá trị kinh tế trong tƣơng lai của một tổ chức và những thành công về mặt tài chính trong hiện tại chƣa phải là mấu chốt để dẫn đến thành công trong tƣơng lai. BSC nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lƣợc của một tổ chức thành các mục tiêu và thƣớc đo cụ thể trong bốn phƣơng diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và đào tạo và phát triển.

Bảng cân bằng điểm đƣợc đánh giá là một trong những ý tƣởng quản trị xuất sắc thế kỷ XX và đang đƣợc nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng và ngay cả ở Việt Nam. BSC trong tổ chức vừa là hệ thống đo lƣờng vừa là hệ thống quản lý chiến lƣợc và là công cụ trao đổi thông tin; nổi bật nhờ tính cân bằng giữa các thƣớc đo tài chính và phi tài chính, giữa các thƣớc đo kết quả và thƣớc đo định hƣớng hoạt động và mối quan hệ nhân quả trong các mục tiêu và thƣớc đo ở cả bốn phƣơng diện nói trên.

Không những vậy, BSC có thể đo lƣờng và đánh giá thành quả mà từng bộ phận của tổ chức đã đem lại từ những khách hàng hiện tại và tƣơng lai. Trong mỗi phƣơng diện, BSC đều diễn giải chiến lƣợc thành các mục tiêu giúp tổ chức vạch ra con đƣờng đi cho từng giai đoạn của từng bộ phận. Thông qua BSC, tổ chức có thể xây dựng và mở rộng năng lực hiện tại của mình thông qua các hoạt động đầu tƣ vào con ngƣời, hệ thống xử lý kinh doanh nội bộ mà họ thấy cần thiết cho sự phát triển trong tƣơng lai.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÍ SINH TRÙNG,

CÔN TRÙNG QUY NHƠN

2.1. GIỚI THIỆU VIỆN SỐT RÉT – KST CT QUY NHƠN.

2.1.1. Lƣợc sử hình thành Viện Sốt rét – Kí sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn qua các thời kỳ

Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung bộ (1968 – 1976)

Viện Sốt rét – Kí sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế, có tiền thân từ Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung bộ (1968), trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ, miền Trung – Tây Nguyên là trọng điểm đánh phá ác liệt do có đƣờng Trƣờng Sơn là giao thông huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc, cùng với dịch bệnh sốt rét hoành hành ở khu vực này làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu cũng nhƣ sức sản xuất của quân và dân ta, năm 1968 Trạm nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ đã đƣợc ra đời.

Phân viện Sốt rét – Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (1977 – 1997)

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 08/03/1977 Phân viện Sốt rét – Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn đã chính thức thành lập từTrạm nghiên cứu sốt rét khu Trung Trung bộ để đáp ứng tình hình phát triển của đất nƣớc. Do hậu quả chiến tranh và khó khăn kinh tế đất nƣớc, bệnh sốt rét bùng nổ tại khu vực này rất mạnh. Đặc biệt là thời kỳ sốt rét quay trở lại năm 1991 – 1992 với hàng chục vụ sốt rét lớn nhỏ xảy ra, làm hàng trăm ngàn ngƣời mắc sốt rét và hàng ngàn ngƣời chết sốt rét, ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe và tính mạng nhân dân.

Với nhiệm vụ triển khai chỉ đạo biện pháp chuyên môn kỹ thuật phòng chống sốt rét làm giảm số vụ dịch, số ngƣời chết và mắc sốt rét; Phân viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tại địa phƣơng nỗ lực khống chế vụ dịch và giảm thiệt hại do bệnh sốt rét gây ra cho đồng bào dân tộc.

Viện Sốt rét – Kí sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (từ 1998 cho đến nay)

Theo Quyết định 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ, Phân viện Sốt rét – Kí sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn đổi tên thành Viện Sốt

rét – Kí sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn với chức năng NCKH, chỉ đạo chuyên môn tuyến dƣới, tham gia đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành sốt rét, kí sinh trùng, côn trùng và biện pháp phòng chống khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Viện triển khai nghiên cứu chỉ đạo thực hiện biện pháp can thiệp phù hợp, giảm thấp chỉ số sốt rét theo mục tiêu đề ra. Đồng thời điều tra phát hiện và giải quyết kịp thời bệnh giun sán ký sinh (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây, giun đầu gai…) và bệnh sốt xuất huyết, góp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng bảng cân bằng điểm (Balance Scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (Trang 35)