ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÍ SINH TRÙNG CÔN TRÙNG QUY NHƠN
2.3.1. Thực trạng kế toán quản trị tại Viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn
Hoạt động chính của Phòng Tài chính – Kế toán chỉ chú trọng đến công tác kế toán định kỳ, đặc biệt là các báo cáo thƣờng kỳ gửi Bộ (quý, năm) và việc đối chiếu chứng từ với Kho bạc Nhà nƣớc hàng tháng để giải ngân nguồn kinh phí đúng hạn. Do vậy, công tác kế toán quản trị tại Viện chỉ mang tính chất đối chiếu mà không cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ hỗ trợ ban lãnh đạo đƣa ra quyết định của.
Viện không xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của từng khoa phòng. Việc báo cáo số liệu từ các khoa phòng thƣờng tập trung vào cuối năm nên thƣờng ít chú trọng và bỏ qua việc đánh giá tình hình sử dụng nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình hoạt động của Viện. Dự toán kinh phí hoạt động từ khoa phòng gửi
lên Phòng Kế hoạch tổng hợp vào cuối năm hầu hết chỉ mang tính hình thức để nộp báo cáo đúng hạn nên ít sát với thực tế. Báo cáo dự toán ngân sách đơn thuần đƣợc lập từ số liệu năm trƣớc cộng thêm phần ƣớc tính lạm phát của năm tới nên sai lệch số liệu dự toán và thực tế hoạt động là khá lớn.
Hiện nay Viện mở rộng chức năng với nhiều hoạt động ngoài sự nghiệp bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách nhƣng vẫn chƣa chú trọng đến công tác đánh giá hiệu quả của các hoạt động này để từ đó có các chính sách đầu tƣ hợp lý. Viện tổng hợp số liệu thu chi từ các hoạt động thông qua Báo cáo tổng hợp kinh phí hoạt động (Phụ lục 5) mà không có sự đánh giá số liệu biến động qua từng năm. Việc đánh giá chi phí trách nhiệm hay ROI cho từng khoa phòng chƣa đƣợc áp dụng vì công tác phân tích và dự báo tình hình hoạt động tại Viện vẫn chƣa đƣợc xem trọng.
2.3.2. Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn
Quá trình thu thập số liệu đánh giá thành quả hoạt động tại Viện tổng hợp từ Báo cáo tài chính, số liệu cụ thể từ Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Hội đồng Khoa học công nghệ và thông tin tình hình biến chuyển của dịch bệnh thu thập từ trang web http://www.impe-qn-org.vn và nguồn thông tin khác.
2.3.2.1. Về phương diện tài chính
a. Tình hình tài chính của Viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn
Viện là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế nên công tác quản lý điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai tài chính và tự kiểm tra tài chính hằng năm. Từ năm 2005, Viện thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp y tế. Năm 2009 thực hiện Nghị định 115/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức KHCN công lập; lãnh đạo khoa phòng đƣợc phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, khai thác hiệu quả dịch vụ khoa học kỹ thuật, tăng nguồn thu ngân sách và cải thiện đời sống CBNV (thu phòng khám, thu ngân sách, thu dự án…).
Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách, báo cáo tài chính theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Thông tƣ 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Viện áp dụng hình kế thức kế toán máy – chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán sử dụng là Dynamic Accouting System 8.0. Quá trình lập và chấp hành dự toán, báo cáo quyết toán theo văn bản quy định hiện hành Nhà nƣớc và văn bản hƣớng dẫn của cơ quan chủ quản Bộ Y tế.
Ngay từ khi đƣợc giao quyền tự chủ về tài chính, Viện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, hằng năm thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng và thảo luận dân chủ, công khai, có ý kiến thống nhất của Ban chấp hành công đoàn và báo cáo thông qua hội nghị cán bộ, công chức. Đồng thời, Viện cũng thực hiện tốt nội dung công khai minh bạch tài chính. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc gửi về cơ quan chủ quản Bộ Y tế để báo cáo đồng thời gửi Kho bạc Bình Định để làm căn cứ kiểm soát chi.
Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhƣ sau:
- Đối với các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn NSNN giao thực hiện tự chủ, Viện tự xây dựng định mức chi thƣờng xuyên cụ thể cao hơn hoặc thấp hơn quy định Nhà nƣớc, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm.
- Với nguồn NSNN giao không thực hiện tự chủ, nguồn kinh phí chƣơng trình dự án đơn vị chi tiêu theo định mức nhà nƣớc quy định.
- Với hoạt động dịch vụ, Viện tự xây dựng định mức thu – chi trên nguyên tắc khuyến khích ngƣời tham gia, nâng cao thu nhập cho CBVC, bảo toàn vốn, có tích lũy và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho nhà nƣớc.
- Đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động thƣờng xuyên của Viện, sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả, tăng cƣờng quản lý cơ sở định mức và chế độ tài chính hiện hành phù hợp với đặc thù nhiệm vụ đƣợc giao.
- Các khoản chi thƣờng xuyên phục vụ cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao đƣợc thực hiện mức khoán cao hơn hay thấp hơn tùy theo nhu cầu thực tế và khả năng tài chính hiện có của Viện.
Phân loại nguồn thu:
- Thu phí, lệ phí: gồm thu học phí và viện phí phòng khám chuyên khoa o Thu viện phí theo Thông tƣ liên tịch Bộ Y tế, Bộ LĐ&TBXH và Bộ Tài chính 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH về việc bổ sung Thông tƣ liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Bộ Y tế - Tài chính – LĐTBXH – Ban vật giá Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện việc thu viện phí
o Thu phí y tế dự phòng theo Thông tƣ 232/2009/QĐ/BTC ngày 09/12/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch biên giới.
o Thu học phí các lớp đào tạo trung học hệ chính quy theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 và Thông tƣ số 54/1998/TTLT- BTC-BGD&ĐT ngày 31/8/1998 hƣớng dẫn quản lý thu chi học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
o Thu học phí lớp trung học hệ không chính quy theo Thông tƣ 46/2001/TTLT-BTC- BGD&ĐT ngày 20/6/2001 hƣớng dẫn quản lý thu chi học phí với hoạt động đào tạo phƣơng thức không chính quy trong các trƣờng và ở cơ sở đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
o Thu lệ phí tuyển sinh theo Thông tƣ 21/2010/TTLT/BTC- BGDĐT ngày 11/2/2010 quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
o Thực hiện chế độ miễn giảm học phí theo hƣớng dẫn tại thông tƣ số 29/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010.
o Thu sự nghiệp khác: để tăng nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Chênh lệch thu chi từ hoạt động này để chi thu nhập tăng thêm và trích lập quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ: Thu hợp đồng khám chữa bệnh, hợp đồng NCKH, đào tạo chuyên môn, nhƣợng bán hóa chất pha chế, khoán nhà thuốc, căn tin và thu khác phù hợp chức năng nhiệm vụ...
- Thu các hoạt động dịch vụ: thu dịch vụ khám – xét nghiệm, nhà thuốc và dịch vụ khác. Giá dịch vụ Viện tự quy định trên nguyên tắc phục vụ bệnh nhân, đảm bảo trang trải chi phí, có tích lũy để phát triển hoạt động sự nghiệp và bổ sung chi thu nhập tăng thêm cho CBNV.
Bảng 2.1: Báo cáo thu hoạt động sự nghiệp và SXKD của Viện (2010 – 2012)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. ĐVT: đồng)
Nguồn thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu phí, lệ phí + Học phí + Viện phí phòng khám 16.966.013.030 222.050.000 16.743.963.030 26.033.246.480 469.602.500 25.563.643.980 38.538.535.358 546.140.000 37.992.395.358 Thu SXKDDV 2.221.032.100 10.907.745.539 16.717.582.132 Thu khác 1.322.583.193 3.217.413.890 4.539.574.370 Tổng cộng 20.509.628.323 40.158.405.909 59.795.691.860
Bảng 2.1 cho thấy sự tăng mạnh nguồn thu từng năm. Năm 2011 tổng nguồn thu tăng 95,8% so với năm 2010, năm 2012 tăng 191,5% so với năm 2010 (Bảng 2.2). Nguồn thu tăng ở hoạt động sự nghiệp và SXKD. Viện giữ vững chuyên môn và phát triển hoạt động ngoài sự nghiệp.
Bảng 2.2: Phân tích sự tăng trƣởng trong nguồn thu của Viện (2010 – 2012)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Đơn vị tính: đồng)
Nguồn thu Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
VNĐ % VNĐ % Thu phí, lệ phí + Học phí + Viện phí phòng khám 9.067.233.450 247.552.500 8.819.680.950 164,16 111,49 52,67 12.505.288.878 76.537.500 12.428.751.378 64,92 16,30 48,62 Thu SXKDDV 8.686.713.439 391,11 5.809.836.593 53,26 Thu khác 1.894.830.697 143,27 1.322.160.480 41,09 Tổng cộng 19.648.777.586 95,80 19.637.285.951 48,90
* Phân loại theo nguồn hình thành nguồn thu thì Viện có nguồn thu chính nhƣ sau:
Bảng 2.3: Các nguồn kinh phí của Viện từ năm 2010 – 2012
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. ĐVT: đồng)
Nguồn kinh phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn kinh phí hoạt động 34.417.535.349 48.312.208.033 67.301.957.680 Nguồn kinh phí dự án 13.203.000.000 14.212.200.000 14.135.960.000 Nguồn KP hình thành TSCĐ 50.105.814.000 52.186.314.000 55.110.849.000
Tổng cộng 97.726.349.349 114.710.722.033 136.548.766.680
Phân loại các khoản chi:
Viện hạch toán khoản chi theo hệ thống mục lục NSNN. Tất cả khoản chi và mức chi theo từng nguồn thu tuân theo quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ do
Viện lập ra dựa trên quy định của Bộ Y tế và bộ ngành liên quan. Chi lƣơng thƣởng, phụ cấp và thu nhập tăng thêm (chi cho CBNV) chiếm từ 34% - 42 % kinh phí hoạt động thƣờng xuyên do NSNN (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tỷ lệ ngân sách chi cho CBCNV và thu nhập bình quân của CBCNV
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Tổ chức cán bộ - ĐVT: đồng) Năm Quỹ tiền lƣơng
và thu nhập tăng thêm Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên NSNN cấp Tỷ lệ (%) Số CBNV (ngƣời) Thu nhập bình quân/tháng (1) (2) (3) (4)=(2)/(3) (5) (6) 2010 5.058.367.385 14.618.760.697 34,60 141 2.989.579 2011 6.276.890.649 16.875.393.696 37,19 161 3.248.908 2012 8.738.891.472 20.765.815.737 42,08 157 4.638.477 Tổng 20.074.149.506 52.259.970.130 38,41
b. Đánh giá thành quả hoạt động của Viện về mặt tài chính
Mục tiêu của phƣơng diện tài chính:
Viện đặt mục tiêu tăng thu nhập cho CBNV và tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ cho thực hiện dự án, chƣơng trình chỉ đạo của Bộ Y tế và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên Viện chƣa đƣa ra thƣớc đo phù hợp đánh giá thành quả và không gắn mục tiêu với chiến lƣợc phát triển của Viện. Mục tiêu tài chính của Viện đơn thuần là nhiệm vụ Phòng Tài chính – Kế toán chính là giải ngân kinh phí đúng hạn, cân đối thu chi để đảm bảo đƣợc hoạt động của Viện và đảm bảo thu nhập cho CBCNV.
Các thƣớc đo đƣợc sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động của Viện về phƣơng diện tài chính
Thứ nhất, Viện đánh giá mức độ hoàn thành việc giải ngân nguồn kinh phí thông qua Bảng theo dõi tình hình sử dụng dự toán đối chiếu với kho bạc vào cuối năm (Phụ lục 3), Báo cáo tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán (Phụ lục 4) và Báo cáo tổng hợp kinh phí hoạt động phân theo loại kinh phí và nguồn kinh phí (Phụ lục 5). Hạn chế thƣớc đo này là không đánh giá đƣợc hiệu quả CTDA. CTDA vì muốn quyết toán đúng hạn mà không đánh giá mức độ hoàn thành và hiệu quả hoạt động. Dẫn đến tình trạng nhiều dự án thực tế chƣa hoàn thành nhƣng vẫn quyết toán trên sổ sách; đầu tƣ trang thiết bị, nhân lực cho dự án chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả và giá trị kinh tế không cao gây lãng phí và thất thoát nguồn kinh phí.
Minh chứng là khu kho 19 (xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Định) gồm 4 nhà kho và nhà bảo vệ trên khuôn viên đất diện tích 13.050 m² do UBND tỉnh Bình Định cấp tại Quyết định 713/QĐ-UB ngày 06/10/1978. Mục tiêu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu bảo quản, chứa và phân phối thuốc, hóa chất, vật tƣ phƣơng tiện phòng chống sốt rét cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Dự án hoàn thành vào tháng 6/2009 và Bộ trƣởng Bộ Y tế phê duyệt qua Quyết định 3081/QĐ-BYT vào ngày 24/08/2009 với tổng đầu tƣ 4.419.827.000 đồng. Thực tế lƣợng thuốc, hóa chất bảo quản tại kho không nhiều vì nhu cầu sử dụng thấp, vận chuyển xa, khó quản lý số lƣợng và chất lƣợng tồn kho. Nhà kho sử dụng 15% diện tích gây lãng phí kinh phí đầu tƣ, chi phí thuê nhân viên khá lớn ảnh hƣởng đến kinh phí hoạt động thƣờng xuyên tại Viện. Viện không đƣợc sử dụng quỹ đất đƣợc cấp cho mục đích khác nên gây lãng phí lớn trong quá trình sử dụng nguồn lực đƣợc ƣu đãi.
Thứ hai, thƣớc đo đánh giá mức độ đảm bảo đời sống CBNV dựa trên thu nhập tăng thêm. Lƣơng CBNV trong Viện theo thang bảng lƣơng ngạch bậc CBNV nhà nƣớc nên chỉ xét đến phần thu nhập tăng thêm mà không xét đến lƣơng. Thu nhập tăng thêm của Viện hình thành từ tiết kiệm chi thƣờng xuyên, chênh lệch thu chi từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khác.
Công thức tính thu nhập tăng thêm nhƣ sau: (Trích từ Quy chế chi tiêu nội bộ) Ltt = Z (Hcv * Hđg)
Ltt: tiền thu nhập tăng thêm của cá nhân
Z: mức tiền thu nhập tăng thêm bình quân ban đầu trong quý do Viện trƣởng quyết định dựa trên số chênh lệch thu chi hàng quý
Hcv: hệ số tính chất công việc của cá nhân đƣợc quy định nhƣ sau:
Hcv = Hệ số cơ bản + Hệ số cộng thêm
Hệ số cơ bản đƣợc phân theo trình độ chuyên môn nhƣ sau:
o Sau và trên đại học: 2,0
o Đại học: 1,8
o Cao đẳng và tƣơng đƣơng (lái xe): 1,6
o Trung cấp và tƣơng đƣơng: 1,4
Hệ số cộng thêm đƣợc phân theo chức vụ công tác nhƣ sau:
o Viện trƣởng: 1,5
o Phó viện trƣởng, kế toán trƣởng: 1,0
o Trƣởng khoa/phòng: 0,6
o Phó trƣởng khoa/phòng: 0,4
o Tổ trƣởng chuyên môn, công đoàn khoa/phòng: 0,2
Hđg: Hệ số đánh giá đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao ngƣời nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho tăng thu, tiết kiệm chi và việc thực hiện nội quy/quy chế của cơ quan sẽ đƣợc trả nhiều hơn. Hàng quý cá nhân tự xếp loại (Phụ lục 9), khoa/ phòng bình xét và Hội đồng thi đua cơ quan xét duyệt phân loại theo A, B, C theo mức quy định dƣới đây.
o Loại A1: 1,2
o Loại A2: 1,0
o Loại B: 0,8
o Loại C: 0,6
Các trƣờng hợp không đủ điều kiện xếp loại A, B, C (nghỉ ốm đau, nghỉ sinh, đi học dài ngày…) tùy trƣờng hợp áp dụng. Phƣơng thức bình xét phân loại A, B, C hàng quý: Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao, mức độ đóng góp, hiệu quả công việc và việc thực hiện nội quy, quy chế của Viện.
Viện theo dõi mức thu nhập tăng thêm bình quân của CBNV từ hai nguồn là mức thu nhập tăng thêm nhận hàng quý và phần phúc lợi đƣợc tính 6 tháng một lần thông qua kế hoạch và báo cáo từ Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức cán bộ đƣợc lãnh đạo phê duyệt sau khi công khai các mức tính cụ thể (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Mức thu nhập tăng thêm của Viện từ 2010 – 2012
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Tổ chức cán bộ - ĐVT: đồng)
Năm TN tăng thêm/CBNV Phúc lợi/ CBNV Tổng cộng
2010 22.612.800 7.968.279 30.581.079
2011 26.746.901 9.018.715 35.765.616
2012 56.043.121 13.614.573 69.657.694
Bảng 2.5 thể hiện sự tăng lên đều đặn trong mức thu nhập tăng thêm bình quân mỗi CBNV trong Viện. Thu nhập tăng thêm bình quân CBNV năm 2011 tăng