NHƠN ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM.
2.2.1. Đặc điểm về khía cạnh tài chính
Quá trình điều hành và quản lý của Viện tuân thủ nghiêm túc theo các quy định pháp luật về quy chế chi tiêu, công khai tài chính cũng nhƣ thực hiện tốt chƣơng trình dự án chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan. Công tác kế toán thực hiện theo Luật ngân sách và Luật kế toán, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nƣớc, Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nƣớc. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Viện không chỉ bó hẹp trong các dự án chƣơng trình chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Y tế mà còn mở rộng ở các loại hình ngoài sự nghiệp. Nguồn thu từ hoạt động ngoài sự nghiệp càng ngày tăng nên công tác kế toán tại Viện phức tạp và gặp nhiều khó khăn tổng hợp số liệu và quản lý sổ sách. Đến năm 2009, Viện mới bắt đầu đƣa vào sử dụng phần mềm kế toán và việc vận dụng kế toán quản trị trong công tác dự toán, đánh giá hiệu quả hoạt động các khoa phòng nói riêng và của toàn Viện nói chung vẫn còn mới mẻ.
Đặc thù tài chính của Viện dựa vào nguồn kinh phí Nhà nƣớc cấp chi cho hoạt động thƣờng xuyên hàng năm, và phụ thuộc vào tình hình biến động dịch bệnh để lên kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí phù hợp. Phòng kế toán với đội ngũ kế toán viên trẻ nên hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu am hiểu quy định pháp luật liên quan đến hoạt động và thiếu kinh nghiệm nên việc áp dụng công tác kế toán của
Viện chƣa hiệu quả và chƣa thực sự vận dụng kế toán quản trị trong quản lý. Đây cũng là thách thức cho Ban lãnh đạo Viện.
Muốn quản lý hiệu quả nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc cấp và các nguồn thu khác từ hoạt động ngoài sự nghiệp (khám chữa bệnh, hợp đồng hợp tác, thu từ nhà thuốc, căn tin...) và kiểm soát tốt việc sử dụng kinh phí các hoạt động này, cũng nhƣ đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của từng phòng ban và của toàn Viện. Nhu cầu tất yếu cần phải hình thành nên các thƣớc đo trong phƣơng diện tài chính của Viện vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp tình hình hoạt động và mục tiêu chung của toàn Viện. Xuất phát từ chiến lƣợc của Viện trong định hƣớng phát triển của Bộ Y tế trong ngắn hạn và dài hạn, Ban lãnh đạo Viện cụ thể hóa thành các mục tiêu tài chính để xây dựng nên các thƣớc đo tƣơng ứng phù hợp của phƣơng diện này. Phƣơng pháp BSC phối hợp đồng bộ giữa chủ trƣơng chỉ đạo từ các bộ ngành và định hƣớng phát triển hoạt động trong dài hạn của Viện cũng nhƣ trong từng năm của lãnh đạo viện, các trƣởng khoa phòng và CBNV trong cả Viện.
2.2.2. Đặc điểm về khía cạnh thực hiện chƣơng trình dự án chỉ đạo
Phạm vi hoạt động của Viện gồm 15 tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên: 11 tỉnh ven biển miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên có địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, là vùng trọng điểm về dịch bệnh đồng thời là vùng trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Những năm qua tình hình sốt rét có xu hƣớng giảm thấp nhƣng dự báo nguy cơ sốt rét quay trở lại khu vực này là rất cao do ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên và mô hình bệnh ngày càng phức tạp. Cơ cấu bệnh có chiều hƣớng phát triển và nguy cơ bùng phát nên đòi hỏi cấp thiết đòi hỏi Ban lãnh đạo phải có tầm nhìn và biện pháp tích cực để phòng chống và quản lý dịch bệnh. Trƣớc thách thức trên, Viện đặt ra mục tiêu thực hiện tốt chƣơng trình, dự án chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Y tế đồng thời lên kế hoạch dự án hợp tác quốc tế, tranh thủ viện trợ từ nƣớc ngoài. Mục tiêu này đặt ra trong kỳ họp tổng kết cuối năm nhƣng chỉ đơn thuần là kế hoạch chung cả năm, không cụ thể hóa thành nhiệm vụ cho từng khoa phòng. Việc quản trị chỉ đơn thuần là tổng kết số lƣợng chƣơng trình dự án thực hiện đƣợc nên rất khó khăn trong tổng kết thu thập
số liệu báo cáo khi cần thiết. Con số báo cáo thƣờng kỳ chỉ mang tính ƣớc lƣợng, thiếu đi tính dự báo và phục vụ cho chuẩn đoán, lên kế hoạch và ra quyết định.
Mục tiêu của Viện là nâng cao chất lƣợng của các chƣơng trình dự án thực hiện trong lĩnh vực chuyên môn của mình, phục vụ tốt trong sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cho nhân dân chính là đích đến cuối cùng trong quá trình hoạt động. Muốn nâng cao chất lƣợng hoạt động việc thực hiện chƣơng trình dự án cần có nguồn kinh phí cần thiết đủ trang trải và ngƣợc lại, một khi thực hiện tốt các chƣơng trình này thì Viện có đƣợc uy tín và gia tăng đƣợc thêm thặng dƣ ngân sách. Phƣơng pháp BSC có thể giúp Viện gắn bó chặt chẽ mục tiêu của khía cạnh tài chính với mục tiêu của khía cạnh thực hiện chƣơng trình dự án trong mối quan hệ nhân quả.
2.2.3. Đặc điểm về khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ
Với yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn, Viện gửi cán bộ đào tạo ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có lực lƣợng cán bộ về tập huấn trạm sốt rét tại địa phƣơng, một số cán bộ có năng lực chuyên môn cũng nhƣ quản lý đƣợc điều động ra công tác tại Bộ Y tế, các Viện trung ƣơng hoặc làm chuyên gia cho tổ chức quốc tế. Hơn nữa, Viện tham gia nhiều dự án quốc tế với các tổ chức thế giới….Đây thực sự là trở ngại lớn cho việc quản lý cán bộ, đánh giá hiệu quả công việc của từng bộ phận và từng cán bộ trong Viện, lên kế hoạch phân bổ nhân lực và các nguồn lực. Để nâng cao chức năng truyền thông giáo dục sức khỏe trong phạm vi hoạt động, Viện đã ứng dụng công nghệ thông tin y tế nhƣ phần mềm quản lý sốt rét (MMS), phần mềm quản lý khám chữa bệnh, mạng thông tin nội bộ (LAN), hộp thƣ điện tử (email) và đặc biệt là trang thông tin điện tử (website) với gần 13 triệu lƣợt truy cập. Vì thời điểm phát triển ứng dụng của những phần mềm không đồng nhất, với mục tiêu trƣớc mắt là đáp ứng nhu cầu quản lý từng phần hành nên không có sự liên kết thông tin với nhau; dẫn đến tình trạng thông tin quản lý ở phần mềm nào chỉ hữu ích cho bộ phận cần quan tâm gây khó khăn cho việc quản lý vĩ mô và nắm bắt thông tin kịp thời cho cán bộ quản lý và từng nhân viên. Điều này đã gây khó khăn lớn cho tất cả các phòng ban khi không thể nắm bắt đƣợc thành quả hoạt động của Viện, từng phòng ban, của từng cán bộ nếu nhƣ không có những cuộc họp tổng kết
quá trình hoạt động của Viện đƣợc tổ chức 6 tháng/lần. Trực tiếp phòng Tài chính – kế toán khó khăn khi tổng hợp thông tin cán bộ, tính lƣơng thƣởng, dự toán ngân sách…Nhu cầu bức thiết cần hình thành thƣớc đo đánh giá hiệu quả của phƣơng diện quy trình hoạt động nội bộ. Bằng việc vận dụng BSC, Viện có thể đánh giá đƣợc hoạt động nội bộ và kết nối khoa phòng và lĩnh vực hoạt động trong Viện.
2.2.4. Đặc điểm về khía cạnh học hỏi và phát triển
Khó khăn cho công tác quản trị là dịch bệnh bùng nổ thƣờng xuyên khó nhận biết, sự xuất hiện của dịch bệnh mới là vấn đề nan giải cần tháo gỡ. Điều này đòi hỏi lực lƣợng cán bộ có trình độ, nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại và sắp xếp cán bộ thực địa theo sát dịch bệnh. Đồng thời việc dự toán kinh phí hoạt động phù hợp đủ sức tiến hành biện pháp phòng chống, nghiên cứu, điều tra, khảo sát và kiềm chế dịch, tránh chậm trễ do thiếu cán bộ và nguồn kinh phí. Nhu cầu tất yếu là Viện phải luôn học hỏi, tiếp thu, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, thƣờng xuyên cử cán bộ học tập các lớp tập huấn, bồi dƣỡng. BSC giúp Ban lãnh đạo Viện đƣa ra đƣợc mục tiêu và thƣớc đo phù hợp trong phƣơng diện học hỏi và phát triển đến từng khoa phòng để nâng cao năng lực hoạt động của CBNV.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÍ SINH ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆN SỐT RÉT – KÍ SINH TRÙNG CÔN TRÙNG QUY NHƠN
2.3.1. Thực trạng kế toán quản trị tại Viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn
Hoạt động chính của Phòng Tài chính – Kế toán chỉ chú trọng đến công tác kế toán định kỳ, đặc biệt là các báo cáo thƣờng kỳ gửi Bộ (quý, năm) và việc đối chiếu chứng từ với Kho bạc Nhà nƣớc hàng tháng để giải ngân nguồn kinh phí đúng hạn. Do vậy, công tác kế toán quản trị tại Viện chỉ mang tính chất đối chiếu mà không cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ hỗ trợ ban lãnh đạo đƣa ra quyết định của.
Viện không xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của từng khoa phòng. Việc báo cáo số liệu từ các khoa phòng thƣờng tập trung vào cuối năm nên thƣờng ít chú trọng và bỏ qua việc đánh giá tình hình sử dụng nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình hoạt động của Viện. Dự toán kinh phí hoạt động từ khoa phòng gửi
lên Phòng Kế hoạch tổng hợp vào cuối năm hầu hết chỉ mang tính hình thức để nộp báo cáo đúng hạn nên ít sát với thực tế. Báo cáo dự toán ngân sách đơn thuần đƣợc lập từ số liệu năm trƣớc cộng thêm phần ƣớc tính lạm phát của năm tới nên sai lệch số liệu dự toán và thực tế hoạt động là khá lớn.
Hiện nay Viện mở rộng chức năng với nhiều hoạt động ngoài sự nghiệp bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách nhƣng vẫn chƣa chú trọng đến công tác đánh giá hiệu quả của các hoạt động này để từ đó có các chính sách đầu tƣ hợp lý. Viện tổng hợp số liệu thu chi từ các hoạt động thông qua Báo cáo tổng hợp kinh phí hoạt động (Phụ lục 5) mà không có sự đánh giá số liệu biến động qua từng năm. Việc đánh giá chi phí trách nhiệm hay ROI cho từng khoa phòng chƣa đƣợc áp dụng vì công tác phân tích và dự báo tình hình hoạt động tại Viện vẫn chƣa đƣợc xem trọng.
2.3.2. Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn
Quá trình thu thập số liệu đánh giá thành quả hoạt động tại Viện tổng hợp từ Báo cáo tài chính, số liệu cụ thể từ Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Hội đồng Khoa học công nghệ và thông tin tình hình biến chuyển của dịch bệnh thu thập từ trang web http://www.impe-qn-org.vn và nguồn thông tin khác.
2.3.2.1. Về phương diện tài chính
a. Tình hình tài chính của Viện Sốt rét – KST CT Quy Nhơn
Viện là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế nên công tác quản lý điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai tài chính và tự kiểm tra tài chính hằng năm. Từ năm 2005, Viện thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp y tế. Năm 2009 thực hiện Nghị định 115/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức KHCN công lập; lãnh đạo khoa phòng đƣợc phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, khai thác hiệu quả dịch vụ khoa học kỹ thuật, tăng nguồn thu ngân sách và cải thiện đời sống CBNV (thu phòng khám, thu ngân sách, thu dự án…).
Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách, báo cáo tài chính theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Thông tƣ 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Viện áp dụng hình kế thức kế toán máy – chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán sử dụng là Dynamic Accouting System 8.0. Quá trình lập và chấp hành dự toán, báo cáo quyết toán theo văn bản quy định hiện hành Nhà nƣớc và văn bản hƣớng dẫn của cơ quan chủ quản Bộ Y tế.
Ngay từ khi đƣợc giao quyền tự chủ về tài chính, Viện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, hằng năm thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng và thảo luận dân chủ, công khai, có ý kiến thống nhất của Ban chấp hành công đoàn và báo cáo thông qua hội nghị cán bộ, công chức. Đồng thời, Viện cũng thực hiện tốt nội dung công khai minh bạch tài chính. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc gửi về cơ quan chủ quản Bộ Y tế để báo cáo đồng thời gửi Kho bạc Bình Định để làm căn cứ kiểm soát chi.
Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhƣ sau:
- Đối với các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn NSNN giao thực hiện tự chủ, Viện tự xây dựng định mức chi thƣờng xuyên cụ thể cao hơn hoặc thấp hơn quy định Nhà nƣớc, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm.
- Với nguồn NSNN giao không thực hiện tự chủ, nguồn kinh phí chƣơng trình dự án đơn vị chi tiêu theo định mức nhà nƣớc quy định.
- Với hoạt động dịch vụ, Viện tự xây dựng định mức thu – chi trên nguyên tắc khuyến khích ngƣời tham gia, nâng cao thu nhập cho CBVC, bảo toàn vốn, có tích lũy và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho nhà nƣớc.
- Đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động thƣờng xuyên của Viện, sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả, tăng cƣờng quản lý cơ sở định mức và chế độ tài chính hiện hành phù hợp với đặc thù nhiệm vụ đƣợc giao.
- Các khoản chi thƣờng xuyên phục vụ cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao đƣợc thực hiện mức khoán cao hơn hay thấp hơn tùy theo nhu cầu thực tế và khả năng tài chính hiện có của Viện.
Phân loại nguồn thu:
- Thu phí, lệ phí: gồm thu học phí và viện phí phòng khám chuyên khoa o Thu viện phí theo Thông tƣ liên tịch Bộ Y tế, Bộ LĐ&TBXH và Bộ Tài chính 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH về việc bổ sung Thông tƣ liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Bộ Y tế - Tài chính – LĐTBXH – Ban vật giá Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện việc thu viện phí
o Thu phí y tế dự phòng theo Thông tƣ 232/2009/QĐ/BTC ngày 09/12/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch biên giới.
o Thu học phí các lớp đào tạo trung học hệ chính quy theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 và Thông tƣ số 54/1998/TTLT- BTC-BGD&ĐT ngày 31/8/1998 hƣớng dẫn quản lý thu chi học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
o Thu học phí lớp trung học hệ không chính quy theo Thông tƣ 46/2001/TTLT-BTC- BGD&ĐT ngày 20/6/2001 hƣớng dẫn quản lý thu chi học phí với hoạt động đào tạo phƣơng thức không chính quy trong các trƣờng và ở cơ sở đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.