Về các chế tài xử lý giao dịch tư lợi

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 124)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Về các chế tài xử lý giao dịch tư lợi

Thứ nhất, cần bổ sung chế tài đối với hành vi khai báo gian dối hoặc không công khai lợi ích liên quan quy định tại Điều 39 của Luật Các tổ chức

118

tín dụng 2010. Ý nghĩa của quy định này là giúp các ngân hàng có thể xác định các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình. Đồng thời, nó còn giúp ngân hàng kiểm soát ý đồ tư lợi của người có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định mà không gắn với một chế tài nào thì quy định này có khó thể phát huy tác dụng trên thực tế. Mặt khác, Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại dù ra đời trước nhưng lại đề ra chế tài đối với những chủ thể vi phạm nghĩa vụ này. Trong khi đó, Luật ra đời sau không hiểu vô tình hay cố ý lại “đánh rơi” điểm rất hợp lý trong Nghị định. Theo Nghị định thì hành vi vi phạm nghĩa vụ công khai lợi ích liên quan có thể dẫn tới hậu quả bị bãi nhiệm, miễn nhiệm bởi các cơ quan có thẩm quyền trong ngân hàng thương mại. Đối chiếu với quy định về bãi nhiệm, miễn nhiệm trong Luật thì vi phạm nghĩa vụ công khai lợi ích liên quan không thể áp dụng chế tài này, ngoại trừ Điều lệ có quy định. Để quy định có tính thực thi, thiết nghĩ Luật nên sớm bổ sung chế tài này.

Thứ hai, cần khắc phục những mâu thuẫn của Luật Các tổ chức tín

dụng 2010 và Nghị định 202/2004/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động tiền tệ và ngân hàng đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 95/2011/NĐ-CP. Cụ thể, người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng không bị cấm tiếp cận các dịch vụ cấp tín dụng tại ngân hàng mà họ công tác như trước. Do vậy, hành vi cấp tín dụng cho các chủ thể này không bị coi là hành vi vi phạm và không phải chịu các chế tài hành chính như phạt tiền và thu hồi khoản tín dụng như trong quy định tại Điều 25 của Nghị định 202/2004/NĐ- CP. Ngoài ra, việc cấp tín dụng cho cổ đông sáng lập, kế toán trưởng, công ty con, công ty liên kết của ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 không vượt quá giới hạn 5% vốn tự có của ngân hàng. Vì thế, mọi hành vi cấp tín dụng vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng cho các chủ thể này hoàn toàn có thể coi là hành vi vi phạm và phải chịu các hình thức xử

119

phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Nghị định 202/2004/NĐ-CP dù đã được sửa đổi, bổ sung một lần vào năm 2011 vẫn chưa có sự sửa đổi, bổ sung cần thiết các quy định này. Cho nên, một hiện tượng xảy ra là có những hành vi không còn thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định chưa bị xóa bỏ và có những hành vi đáng lẽ phải xuất hiện trong Nghị định lại chưa được bổ sung kịp thời.

Một điều đáng quan tâm là mức phạt mà Nghị định đưa ra đối với hành vi vi phạm quy định về đảm bảo an toàn hoạt động trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại không còn phù hợp. Mức tiền phạt này quá thấp và chưa có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Vì lẽ đó, Chính phủ cần ban hành văn bản mới sửa đổi bổ sung những điểm còn bất cập như đã nói ở trên của Nghị định 202/2004/NĐ-CP.

Thứ ba, có thể ấn định mức thuế gián thu (thuế thu nhập cá nhân) cho hành vi tư lợi của cá nhân. Đây là kinh nghiệm quản lý của một số nước trong

đó có Mỹ. Theo luật pháp Mỹ, cơ quan thuế nội địa (Internal Revenue Service) được phép ấn định 5% thuế gián thu trên từng hành vi tư lợi của một cá nhân đối với tổ chức tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận. Cá nhân đó có thể là người góp vốn đáng kể của tổ chức, các quản lý của tổ chức, người sở hữu trên 20% lợi ích của tổ chức, và thành viên trong gia đình của những người này. Nếu hành vi tư lợi không được điều chỉnh lại kịp thời, cơ quan thuế có thể ấn định một khoản thuế gián thu bổ sung là 200% trên tổng giá trị giao dịch đối với người thực hiện hành vi tư lợi. Thiết nghĩ, đây là giải pháp mang tính hiệu quả cao. Thay vì tuyên bố giao dịch vô hiệu vì lý do tư lợi, việc ấn định thuế đối với các giao dịch tư lợi đã phát sinh không chỉ hạn chế ý đồ tư lợi mà còn có tác dụng chấn chỉnh, uốn nắn các hành vi tư lợi theo hướng buộc người có hành vi tư lợi phải chuyển sang thực hiện giao dịch một cách công bằng và trung thực. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với mức phạt cao gấp nhiều lần mức ban đầu.

120

Ngoài ra, chúng ta cần tiếp tục nội luật hóa các tiêu chuẩn quốc tế

trong phòng ngừa và quản trị rủi ro vào các văn bản pháp luật nội địa để các ngân hàng thương mại ứng dụng trong hoạt động của mình, thích nghi với tiêu chuẩn quốc tế để hoạt động có hiệu quả hơn và có sức cạnh tranh hơn trên thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Thực tế, chúng ta đã và đang nội luật hóa một phần các tiêu chuẩn của Basel II. Các ngân hàng thương mại từng bước đáp ứng được quy định pháp luật. Trong thời gian tới, trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động thực tế của các ngân hàng cũng như thị trường tài chính Việt Nam, các nhà làm luật có thể tiếp tục nội luật hóa nhiều hơn nữa các phương pháp quản trị rủi ro chuẩn mực của quốc tế như một liệu pháp điều trị tốt nhất cho sức khỏe của các ngân hàng thương mại nước ta.

Tóm tắt chương 3:

Những kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế của pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Việc sửa đổi, bổ sung cần được tiến hành trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật có tính đến những đòi hỏi bức thiết từ thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc đó, các ngân hàng cũng phải tự mình hoàn thiện các quy định về kiểm soát giao dịch tư lợi trong nội bộ tổ chức mình để tăng cường “sức đề kháng” với loại giao dịch có hại này.

121 KẾT LUẬN

Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng nói chung, kiểm soát giao dịch tư lợi nói riêng đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng. Bởi một ngân hàng yếu kém trong kiểm soát giao dịch tư lợi không chỉ gây ra những rủi ro tiềm tàng cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo ra những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các ngân hàng cùng hệ thống. Nâng cao năng lực kiểm soát giao dịch tư lợi cũng như năng lực quản trị rủi ro không chỉ tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là biện pháp để tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong nước với ngân hàng khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn cải cách hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay, bên cạnh xu hướng sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao sức mạnh của các ngân hàng và cả hệ thống, loại bỏ ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu có thể ảnh hưởng tới an toàn hoạt động ngân hàng thì hoạt động kiểm soát các giao dịch tư lợi cũng là cách để tăng cường sức mạnh từ bên trong của ngân hàng. Vấn đề này đòi hỏi phải được nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ trong hoạt động ban hành pháp luật của cơ quan nhà nước và hoạt động áp dụng pháp luật của chính các ngân hàng. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các nhà lập pháp cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi, ứng dụng nhiều tiêu chuẩn kiểm soát rủi ro tiên tiến trên thế giới để bảo vệ các ngân hàng tốt hơn nữa trước sự xâm hại của các giao dịch tư lợi. Đồng thời, bản thân các ngân hàng cần nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật và chủ động xây dựng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại vừa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, vừa đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa

122

và hạn chế rủi ro. Có như vậy, hệ thống tài chính quốc gia mới ổn định và tiếp sức mạnh mẽ cho nền kinh tế.

Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ, dù đã rất cố gắng song tác giả không thể không có những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và độc giả để tác giải có cơ hội nghiên cứu sâu thêm và phát triển đề tài lên tầm cao hơn.

123

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Bảo Ánh (2010), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư

lợi theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Luật học, (9).

2. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty vốn, quản lý

và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, NXB. Tri thức, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03 về Quy

chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Hà Nội.

4. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07 quy định về

quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo số 111/BC-HĐTĐ ngày 11/06 Báo cáo thẩm

định Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà Nội.

6. Chính phủ (2004), Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12 về việc xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng,

Hà Nội.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/12 về tổ chức

và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011), Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10 về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội.

9. Chính phủ (2012), Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 03/08 về phiên họp Chính

124

10. Nguyễn Đình Cung (2004), “Quản trị doanh nghiệp nhà nước theo Luật

DNNN: Được và Chưa được”, Toạ đàm của Ban soạn thảo Luật Doanh

nghiệp

thống nhất, ngày 19/10.

11. Nguyễn Đình Cung (2008), “Hoàn thiện chế độ quản trị doanh nghiệp

nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế,

Hà Nội.

12. LS. Trương Thanh Đức, “Hợp đồng tín dụng (Quy định và thực tiễn)”,

http://luatdaiviet.vn

13. Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết đại diện và mấy vấn đề của pháp luật

công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 4 (41).

14. Trần Đức Hải (2010), “Hiệp ước Basel I và Basel II”, http://luattaichinh.wordpress.com

15. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng

và công ty tài chính, Hà Nội.

16. Lê Ngọc Lân- Bùi Thị Thanh Tình (2012), “Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay”,

http://www.hvnh.edu.vn.

17. “Lý thuyết doanh nghiệp và vấn đề quản trị công ty” (2008), http://www.saga.vn.

18. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

125

19. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.

20. Ngân hàng Nhà nước (2009), Báo cáo số 49/BC-NHNN ngày 15/06 Báo

cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

21. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12

quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

22. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4 về

việc quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

23. Ngô Thị Bích Phương (2007), Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát

sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luận văn

Thạc sỹ luật học, Hà Nội.

24. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

25. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

26. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín

dụng 1997, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

28. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

29. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự,

Hà Nội.

126

31. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.

32. Nguyễn Đỗ Quốc Thọ (2012), “Quản trị Ngân hàng: nhìn từ góc độ ủy

quyền, tác nghiệp”, Tạp chí Ngân hàng, (6), tr. 13.

33. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

34. Uỷ ban Kinh tế khóa 12 (2009), Báo cáo số 1133/BC-UBKT12 ngày

29/10 báo cáo thẩm tra Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà

Nội.

35. Uỷ ban Kinh tế khóa 12 (2009), Báo cáo số 1191/BC-UBKT12 ngày

16/12 báo cáo một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà Nội.

36. Uỷ ban Kinh tế khóa 12 (2009), Bản tổng hợp ý kiến các vị đại biểu

Quốc hội thảo luận tại Tổ và Hội trường về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) ngày 01/12, Hà Nội.

37. Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa 12 (2012), Báo cáo số 322/BC-

UBTVQH12 ngày 15/05 Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà Nội.

38. Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật

Doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, (1).

Tiếng Anh

39. Henry Campbell Black (Bryan A. Garner editor 2004), Black Law

127

40. Simeon Djankov, Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silances, Andrei

Shleifer (2008), “The law and economics of self-dealing”, Journal of

Financial Economics, U.S.A.

41. “Important Banking Legislation”, http://www.fdic.gov.

42. http://en.wikipedia.org/wiki/Conflict_of_interest

43. Patricia A. Murphy, “Insider Loans: How restricted is the Banker?”,

Fordham Urban Law Journal, U.S.A.

44. Mark R. Simmons CIA CFE, “What you should know about conflict of

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)