Về các biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 123)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Về các biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng

hàng thương mại

Trong thời gian tới, pháp luật cần tiếp tục khắc phục những bất cập

trong quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của cơ quan thanh tra, giám

sát ngân hàng hướng tới kiểm soát hiệu quả các giao dịch tư lợi và xử lý kịp thời các ngân hàng vi phạm quy định này. Pháp luật nên trao cho cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quyền được xử lý vi phạm đồng thời với quyền phát hiện vi phạm trong một số trường hợp. Chính việc tách rời hai quyền này khiến cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian qua chưa được hiệu quả. Các hành vi vi phạm tuy đã bị phát hiện nhưng lại chậm chễ trong khâu xử lý khiến cho các vi phạm tiếp tục được thực hiện trong thời gian chờ quyết định xử lý. Do đó, hậu quả mà chúng gây ra cho các ngân hàng không những không được ngăn chặn kịp thời mà còn tăng lên gấp bội.

Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chưa được quy định cụ thể. Sự độc lập trong việc ban hành chính sách và giám sát việc tuân thủ các chính sách là điều hết sức cần thiết và hợp lý. Tuy vậy, sự hợp lý này trong nhiều trường

117

hợp lại cản trở các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc hiểu đúng các quy định nội dung. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình ra kết luận thanh tra, giám sát cũng như xử lý vi phạm. Do vậy, pháp luật cần sớm ban hành cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý ngân hàng để cho hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi có hiệu quả.

Một điểm đáng lưu ý nữa là Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 khi quy định về nội dung thanh tra, giám sát ngân hàng có đề cập tới hai nội dung chính quan trọng của hoạt động thanh tra là thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro. Hoạt động thanh tra chủ yếu là thanh tra tuân thủ không cho cơ quan thanh tra một cái nhìn toàn diện về nguy cơ gặp rủi ro hay khả năng an toàn của các ngân hàng. Xu hướng hiện nay là phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro bởi đặc thù hoạt động ngân hàng cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung xử lý rủi ro, vi phạm xảy ra. Phương pháp này sẽ giúp cho cơ quan thanh tra có thể nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng từ đó đưa ra những cảnh báo và kiến nghị có sức thuyết phục. Do đó, pháp luật cần có các quy định để hỗ trợ áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, bao gồm các quy định về các loại rủi ro, cơ chế đánh giá, đo lường rủi ro mà hiện các TCTD đang phải đương đầu và thực tế các TCTD đã phải chịu những tổn thất như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro công nghệ... Bên cạnh đó, cần ban hành các quy định làm nền tảng cho hoạt động thanh tra hiện nay như quy trình thanh tra phúc tra, quy chế xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong ngành ngân hàng, các quy định đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho cán bộ thanh tra cả trước mắt và lâu dài để cán bộ thanh tra an tâm phấn đấu và chuyên tâm với nghề.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)