Cách thức kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Cách thức kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh

chủ sở hữu, kiểm soát giao dịch tư lợi mang một ý nghĩa đặc biệt. Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý nên không phải chủ sở hữu ngân hàng nào cũng tham gia quản lý ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần với số cổ đông lớn. Trong khi đó, các cổ đông không thể tuyệt đối tin tưởng vào sự trung thành của những người được ủy thác quản lý ngân hàng. Do vậy, kiểm soát giao dịch tư lợi là công cụ để thông qua đó, chủ sở hữu có thể nhanh chóng nắm bắt được các giao dịch đáng ngờ, xác định phương án xử lý chúng. Thông qua đó, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền chủ sở hữu của mình một cách chủ động và hiệu quả.

Việc kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại giúp cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng nắm bắt tình hình hoạt động, “sức khỏe tài chính” của các ngân hàng. Khi có những dấu hiệu cho thấy an toàn của ngân hàng đang bị xâm hại bởi giao dịch tư lợi, cơ quan này có thể đưa ra những cảnh báo, thậm chí là xử lý các giao dịch và người có liên quan đến giao dịch. Bên cạnh đó, thông qua việc xem xét các quy trình kiểm soát giao dịch tư lợi tại ngân hàng thương mại, cơ quan này có thể tìm ra những khiếm khuyết và khuyến nghị hoặc yêu cầu phương án bổ sung cho phù hợp. Tất cả những hoạt động này chỉ nhằm đảm bảo sự ổn định của các thể chế trung gian tài chính của nền kinh tế.

1.2.3. Cách thức kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại doanh của các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có nhiều cách thức khác nhau để kiểm soát việc hình thành các giao dịch tư lợi. Tưu trung lại, giao dịch tư lợi có thể bị kiểm soát bởi ba cách thức chính.

Thứ nhất, công khai người có liên quan trước ngân hàng

Theo cách thức này, người quản lý, thành viên hoặc cổ đông ngân hàng phải công khai người có liên quan của họ. Khái niệm người có liên quan ở

29

đây cần được hiểu theo nghĩa rộng. Đó không chỉ là các cá nhân có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống với những người này mà còn là tổ chức mà họ có quyền lợi mật thiết, gắn bó. Thông qua hoạt động công khai thông tin người liên quan, ngân hàng sẽ phân loại được giao dịch nào là giao dịch với người có liên quan và liệu rằng giao dịch đó có phát sinh mục đích tư lợi hay không? Điều này có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng trong việc phòng tránh các giao dịch với mục đích tư lợi có thể nảy sinh. Hoạt động công khai thông tin người liên quan làm cho công tác “tiền kiểm” các giao dịch có hiệu quả hơn và chủ động hơn. Song trên thực tế, việc công khai thông tin này thường bị né tránh hoặc cung cấp không đầy đủ. Do vậy, vẫn có những giao dịch tư lợi đã nảy sinh và ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn của ngân hàng.

Thứ hai, công khai các giao dịch với người có liên quan

Như đã đề cập ở trên, không phải giao dịch với người có liên quan nào cũng là giao dịch tư lợi. Khi dấu hiệu mục đích tư lợi thỏa mãn, nó mới bị xếp vào loại giao dịch tư lợi mà thôi. Tuy vậy, hầu hết các giao dịch với người liên quan cần được đặt trong tình trạng kiểm soát chặt chẽ. Bởi có như thế, ngân hàng mới có thể kiểm tra, xác minh được việc có hay không tính chất tư lợi trong đó. Hơn nữa, nếu giao dịch được ký kết một cách công bằng thì việc kiểm soát các giao dịch này cũng giúp cho quá trình thực thi chúng được minh bạch, đúng pháp luật hơn. Nhờ đó, ngân hàng có thể ngăn ngừa được tính chất tư lợi phát sinh sau quá trình ký kết giao dịch.

Hoạt động quan trọng nhất trong việc công khai các giao dịch của ngân hàng với người có liên quan của nó là công khai hóa các điều khoản giao dịch. Mục đích của hoạt động này là loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa người có liên quan với những khách hàng thông thường của ngân hàng trong cùng một loại giao dịch. Cụ thể, ngân hàng không được ký những điều khoản tạo ra nhiều ưu đãi cho người có liên quan hơn là các khách hàng thông thường khác. Việc ký kết những điều khoản có lợi hơn được coi là một trong nhiều

30

dấu hiệu của hành vi tư lợi. Vì vậy, công khai nội dung giao dịch sẽ giúp cho cổ đông, thành viên ngân hàng có được thông tin đầy đủ để kiểm tra, giám sát và ngăn ngừa các hành vi tư lợi có thể phát sinh.

Nếu như cách thức công khai thông tin người có liên quan được coi là công tác “tiền kiểm” thì việc công khai các giao dịch với người có liên quan được coi là công tác “hậu kiểm”. Hoạt động “tiền kiểm” và “hậu kiểm” sẽ giúp cho quá trình kiểm soát các giao dịch tư lợi tại ngân hàng thương mại được chặt chẽ và chính xác hơn.

Thứ ba, thành lập một cơ quan giúp ngân hàng kiểm tra, giám sát các giao dịch.

Là người có lợi ích thiết thân nhất với ngân hàng, các chủ sở hữu hiểu rõ mối nguy hại mà giao dịch tư lợi có thể gây ra cho các ngân hàng của họ. Chính vì thế, họ là người có ý chí mạnh mẽ nhất trong việc kiểm soát, ngăn ngừa các giao dịch tư lợi có thể phát sinh. Tuy nhiên, bản thân các chủ sở hữu ngân hàng không thể tự mình thực hiện hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi vì rất nhiều lý do. Do đó, họ thường ủy thác cho một cơ quan chuyên trách trong ngân hàng để thay mình kiểm tra, giám sát hàng ngày các giao dịch phát sinh.

Cơ quan này có thẩm quyền yêu cầu thông tin về giao dịch, tiếp cận hồ sơ giao dịch để phát hiện các giao dịch tư lợi. Đồng thời, nó cũng có quyền báo cáo chủ sở hữu, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cao hơn trong ngân hàng xử lý các giao dịch tư lợi đã phát sinh. Cơ quan này thường là cơ quan đối trọng của Ban Giám đốc, là một nhánh quyền lực song song với quyền lực của Ban Giám đốc nhằm hạn chế tình trạng các Giám đốc lạm quyền, lợi dụng quyền lực để mưu toan lợi ích cá nhân. Nó có thể do các chủ sở hữu hoặc do một cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu bầu ra, bổ nhiệm. Mục tiêu và cách thức hoạt động của cơ quan này tùy thuộc vào đặc điểm và nhu cầu của từng ngân hàng nhưng mục tiêu chính là để giúp các chủ sở hữu ngân hàng kiểm soát các giao dịch tư lợi một cách tốt hơn và chủ động hơn.

31

1.3. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi

Như đã phân tích ở trên, giao dịch tư lợi không chỉ làm suy yếu sức mạnh của một ngân hàng mà còn có khả năng tạo ra những bất ổn trong hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia. Do vậy, việc kiểm soát giao dịch tư lợi không chỉ là nhiệm vụ riêng của các ngân hàng mà còn là nhiệm vụ của pháp luật. Pháp luật trong trường hợp này đóng vai trò dẫn dắt, định hướng các hoạt động ngân hàng diễn ra lành mạnh, hợp pháp nhằm ổn định các quan hệ phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, nó cũng tạo ra khuôn khổ pháp lý mà nhờ vậy, các giao dịch tư lợi không có cơ hội được thực hiện và ý đồ tư lợi không có cơ hội được nhen nhóm.

Một cách khái quát, pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi là hệ thống

các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi trong nội bộ một ngân hàng, bao gồm những quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đặc biệt trong ngân hàng, quy định về các giao dịch bị cấm, bị hạn chế và quy trình kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra các chế tài nhằm ngăn ngừa, hạn chế các giao dịch tư lợi phát sinh.

1.3.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh

doanh của các ngân hàng thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi trong nội bộ ngân hàng. Điều này có nghĩa là, pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi không phải là một tập hợp rời rạc các quy định mà có giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết với

32

nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung là kiểm tra, phát hiện và ngăn ngừa các giao dịch tư lợi phát sinh. Nó được hợp thành bởi hai bộ phận: các quy phạm pháp luật nhằm xác định các giao dịch tư lợi và các quy phạm pháp luật nhằm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các giao dịch tư lợi phát sinh.

Thứ hai, đối tượng áp dụng chính của pháp luật về kiểm soát giao dịch

tư lợi là các ngân hàng thương mại và nhân viên trong ngân hàng. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân có liên quan tới giao dịch tư lợi trong ngân hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật này.

Thứ ba, pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi mang tính bắt buộc và

được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước. Điều này có nghĩa các chủ thể phải nghiêm túc tuân thủ những gì mà pháp luật đề ra, chỉ được làm những gì mà pháp luật không cấm. Bất cứ chủ thể nào vi phạm những điều mà pháp luật đặt ra đều bị xử lý nhằm đảm bảo tính thực thi và nghiêm minh của pháp luật. Nhà nước xây dựng một hệ thống các cơ quan chuyên làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát các chủ thể có liên quan trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

1.3.3. Nội dung của pháp luật về kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bao gồm năm vấn đề chính sau:

Thứ nhất, các quy định về quyền và trách nhiệm của những chủ thể đặc

biệt trong ngân hàng. Đây là những chủ thể nắm giữ những trọng trách quan trọng trong các ngân hàng thương mại và có nhiều khả năng tạo lập những giao dịch thiếu trung thực vì mục đích tư lợi. Chính vì vậy, pháp luật phải tạo ra những giới hạn cần thiết nhưng không ngăn cản sự tự do thực hiện hành vi của những chủ thể này.

33

Thứ hai, các quy định về các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi bị

hạn chế. Đây là những giao dịch đặc thù về chủ thể tham gia giao dịch cũng như mức độ nguy hại một khi các giao dịch này bị biến thành công cụ mưu cầu lợi ích riêng. Do vậy, pháp luật phải có những quy định mang tính siết chặt nhằm tạo ra những nền tảng an toàn cho ngân hàng thương mại.

Thứ ba, các quy định về các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi bị

cấm. Đây là những giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi ở mức độ thấp so với các giao dịch bị cấm và không dễ dàng được thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của các giao dịch này không nghiêm trọng và có tính lây lan như các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi bị cấm. Vì vậy, pháp luật cho phép một số giao dịch có nguy cơ bị biến thành công cụ để trục lợi được phép thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra bình thường và an toàn.

Thứ tư, quy trình kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.

Quy trình được đưa ra nhằm giúp các ngân hàng sớm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi tư lợi đã, đang và sẽ diễn ra trong nội bộ ngân hàng mình. Từ đó, chủ động phòng tránh và có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa hệ lụy mà giao dịch tư lợi gây ra cho ngân hàng.

Thứ năm, quy định về biện pháp bảo đảm an toàn và chế tài xử lý các

giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Cùng với quy trình kiểm soát, các biện pháp bảo đảm an toàn và chế tài xử lý góp phần hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ các ngân hàng khỏi sự xâm hại từ bên trong của các giao dịch tư lợi.

1.3.4. Pháp luật một số nước trên thế giới

Hoạt động của các ngân hàng thương mại bao giờ cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật các nước lại có những quy định khác nhau về vấn đề này.

34

Luật ngân hàng ở Mỹ phản ánh toàn bộ lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng nước này trong suốt quá trình hoàn thiện các hoạt động. Hiện nay một phần lớn các văn bản pháp luật được thông qua bởi Quốc hội và các bang, ban hành vào giữa và cuối thế kỷ 19 vẫn có hiệu lực. Những đạo luật quan trọng có ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ngân hàng ở Mỹ là Luật Ngân hàng quốc gia 1864, Luật Dự trữ liên bang 1913, Luật Ngân hàng 1933( Luật Glass- Steagall), Luật Ngân hàng 1935, Luật Bảo hiểm tiền gửi 1950, Luật công ty sở hữu ngân hàng 1956, Luật kiểm soát lãi suất và điều tiết tổ chức tài chính (FIRA) 1973, Luật tổ chức tiền gửi 1982, Luật Cạnh tranh công bằng trong ngân hàng 1987…[41]. Những quy định này đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý cho các ngân hàng hoạt động, ổn định và phát triển. Trong hàng loạt các quy định đã đưa ra, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của Luật kiểm soát lãi suất và điều tiết tổ chức tài chính (FIRA) 1973 trong việc hạn chế và kiểm soát các giao dịch tư lợi có thể phát sinh tại các ngân hàng.

Đạo luật mang tính cải cách này đã áp đặt sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các giao dịch cho vay với người nội bộ của ngân hàng- những giao dịch được xem như là một trong những mối đe dọa chủ yếu đối với hoạt động thành công của các ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu chính yếu khi ban hành đạo luật này. Cụ thể, FIRA đã áp đặt những giới hạn cho vay cụ thể và cơ chế báo cáo về những khoản vay nhất định của giám đốc ngân hàng, nhân viên điều hành và cổ đông lớn của ngân hàng. Những người này được gọi là người nội bộ của ngân hàng. Theo FIRA, ngân hàng không được cấp tín dụng cho người nội bộ vượt quá mức 25.000 đô la Mỹ (đây là mức áp dụng chung cho các cá nhân). Trước khi ngân hàng cấp tín dụng cho nhân viên điều hành, trước hết, người này phải thông báo cho Hội đồng quản trị ngân hàng về việc mình được cấp tín dụng. Sau đó, họ phải nộp một báo cáo tài chính hiện tại của mình lên Hội đồng quản trị [43]. Những yêu cầu này sẽ giúp ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)