Về các quy định liên quan tới quy trình kiểm soát các giao dịch

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 121)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Về các quy định liên quan tới quy trình kiểm soát các giao dịch

115

Trước tiên, cần làm rõ cách thức, phạm vi và mức độ công khai các

giao dịch cấp tín dụng có nguy cơ phát sinh mục đích tư lợi giữa ngân hàng và các chủ thể thuộc khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Luật chỉ quy định một cách chung chung phải công khai các giao dịch này nhưng công khai theo cách thức nào, ở đâu và công khai những nội dung gì đang bị bỏ ngỏ. Có nên công khai toàn bộ nội dung của giao dịch? Giao dịch được công khai ở dạng dự thảo hay hợp đồng chính thức? Mặc dù toàn bộ các nội dung này đã được làm rõ trong Luật Doanh nghiệp nhưng một số quy định vẫn vướng phải những ý kiến trái chiều. Một trong số đó là ý kiến không nên công khai toàn bộ giao dịch mà chỉ công khai những nội dung chính của giao dịch mà thôi. Người viết hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Để không phá vỡ tính bảo mật của giao dịch, đồng thời hạn chế việc đối thủ cạnh tranh gây khó dễ cho ngân hàng, nội dung giao dịch vẫn nên công khai một số nội dung chính như các bên giao dịch, loại giao dịch, tài sản bảo đảm, lãi suất, thời hạn giao dịch, giá trị giao dịch, quyền và nghĩa vụ các bên. Thiết nghĩ, những nội dung này vừa giúp cho các chủ thể tham gia kiểm tra, giám sát có hình dung cơ bản về giao dịch vừa bảo vệ quyền lợi của đôi bên.

Ý nghĩa của việc công khai các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi là giúp ngân hàng loại trừ các nguy cơ có thể bị một số đối tượng lợi dụng để tư lợi. Bởi vì, khi có thông báo công khai thì các thành viên còn lại trong ngân hàng sẽ phát hiện, giám sát và ngăn chặn kịp thời các ý đồ tư lợi trong các giao dịch đó. Nếu thành viên nghi vấn hoặc phát hiện ra giao dịch có ý đồ tư lợi thì có quyền phản đối, không thông qua các giao dịch đó và về nguyên tắc thì tất cả các giao dịch này chỉ được giao kết sau khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền trong ngân hàng. Do vậy, nếu quy định về công khai được làm rõ thì không những ngân hàng được bảo vệ mà quyền lợi của người giao kết với ngân hàng cũng được bảo vệ một cách hợp lý.

116

Tiếp đó, cần bổ sung thêm thông tin về số cổ phần, vốn góp cũng như chức danh mà người quản lý, điều hành ngân hàng cùng người có liên quan

của họ đang nắm giữ trong doanh nghiệp khác. Bởi vì ngoại trừ việc công khai tên, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì công khai số, ngày cấp, nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có mấy ý nghĩa trong việc kiểm soát giao dịch tư lợi. Hơn thế, nếu chỉ công khai các nội dung này thì e rằng chưa cho những chủ thể có vai trò kiểm tra, giám sát một cái nhìn đầy đủ về mức độ và mối quan hệ lợi ích mà những người này có đối với doanh nghiệp. Từ đó, khó có thể đánh giá cũng như kiểm soát khả năng tư lợi của các đối tượng này. Hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi vì thế mà khó hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)