6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của việc kiểm soát giao dịch tư lợi trong
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Những tác động tiêu cực của giao dịch tư lợi là nguyên nhân thúc đẩy các ngân hàng thương mại thực hiện việc kiểm soát loại giao dịch này. Vì thế, mục tiêu mà việc kiểm soát hướng đến là bảo vệ chủ sở hữu (tức là các cổ đông, thành viên ngân hàng), bảo vệ quyền lợi của chủ nợ (phần đông là người gửi tiền), bảo đảm an toàn hoạt động cho chính ngân hàng và cả hệ thống.
Không khó để hình dung những hậu quả có thể xảy ra đối với các ngân hàng khi thiếu đi cơ chế kiểm soát giao dịch tư lợi. Nguồn vốn bị thâm hụt, kinh doanh thua lỗ và hàng loạt các khó khăn về tài chính có thể đẩy ngân hàng tới bờ vực phá sản. Trong khi đó, mục tiêu của chủ sở hữu ngân hàng là lợi nhuận, gia tăng giá trị đồng vốn ban đầu. Cho nên, họ phải thiết lập một cơ chế quản lý vô cùng chặt chẽ để quản lý dòng di chuyển và khả năng sinh lời của nguồn vốn ban đầu trong các giao dịch thường ngày của ngân hàng. Khi nguồn vốn chảy vào các giao dịch tư lợi, chúng không những không có khả năng sinh lời mà còn có thể bị thâm hụt. Do vậy, kiểm soát các giao dịch tư lợi cũng là cách thức để ngăn chặn thất thoát vốn, đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Dưới góc độ vĩ mô, sự an toàn của bản thân mỗi ngân hàng cũng là sự ổn định của cả nền kinh tế.
Đối với ngân hàng thương mại, kiểm soát giao dịch tư lợi mang lại nhiều ý nghĩa tích cực.
Trước hết, nó là công cụ để ngân hàng thương mại ngăn ngừa và hạn
chế các giao dịch tư lợi phát sinh. Như đã phân tích ở trên, các giao dịch tư lợi mang tới những hệ lụy không mong muốn. Vì thế, càng hạn chế và kiểm soát tốt hơn các giao dịch tư lợi, ngân hàng càng được bảo đảm an toàn.
28
Thứ hai, nó là công cụ để các chủ sở hữu và cơ quan nhà nước kiểm tra,