Về các quy định liên quan tới các giao dịch có nguy cơ phát

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 120)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Về các quy định liên quan tới các giao dịch có nguy cơ phát

sinh tư lợi bị cấm và bị hạn chế

Thứ nhất, cần làm rõ khái niệm “cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi” tại

khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Trước đây, khái niệm này đã được nhắc đến tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 và được coi là điểm mập mờ, khó hiểu cần được giải thích rõ nét. Khi xây dựng Luật 2010, hạn chế này đã được đưa ra xem xét và kiến nghị giải thích thêm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà Luật mới vẫn giữ nguyên quy định này và không bổ sung hay giải thích gì thêm. Sự mập mờ này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại lợi dụng để lẩn tránh sự kiểm soát của pháp luật khi cấp tín dụng cho người nội bộ với nhiều mục đích khác nhau. Chưa bàn đến việc liệu rằng các mục đích của ngân hàng có đạt được hay không mà chỉ riêng việc cấp tín dụng ưu đãi ồ ạt cho những người có quan hệ với ngân hàng có thể đẩy ngân hàng vào rủi ro khôn lường. Trong nỗ lực hạn chế, ngăn ngừa các giao dịch tư lợi được hình thành, việc làm rõ thế nào là cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi là điều hết sức cần thiết.

114

Thứ hai, cần sửa đổi Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001

được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 và Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005. Quy chế này có một số điểm mâu thuẫn, thậm chí là thiếu sót so với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể, Những đối tượng bị cấm cho vay được mở rộng hơn trước, không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng đối với tổ chức. Hơn nữa, đối tượng bị hạn chế cho vay cũng bổ sung thêm nhiều chủ thể như người thẩm định, xét duyệt tín dụng, cổ đông sáng lập, công ty con, công ty liên kết của ngân hàng... Sự thiếu đồng bộ của pháp luật là kẽ hở cho những hành vi tư lợi được thực hiện đồng thời tạo ra sự thiếu thống nhất trong áp dụng quy định của các ngân hàng. Do đó, cần có một văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay thế toàn bộ ba Quyết định này cho phù hợp với Luật.

Thứ ba, cần khắc phục những mâu thuẫn trong quy định về cho vay và bảo lãnh giữa ngân hàng và thành viên Hội đồng đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Ban Điều hành, người quản lý ngân hàng và những người có liên quan trong Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng với công ty đại chúng với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Trong khi Luật cấm các chủ thể này tiếp cận các dịch vụ cấp

tín dụng của ngân hàng mà họ công tác thì Thông tư lại cho phép các ngân hàng này cho vay hoặc bảo lãnh cho các đối tượng này nếu Đại hội đồng cổ đông cho phép. Sự sai khác hoàn toàn về quan điểm giữa Luật và Thông tư khiến cho hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi vì thế mà không khả thi, cơ quan thanh tra lúng túng trong việc kết luận và xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)