Quyền sửa về phần bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 52)

2.3.2.1. Quyền giảm mức bồi thường thiệt hại

Giảm mức bồi thường thiệt hại là việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định mức bồi thường thiệt hại thấp hơn mức đã tuyên trong bản án sơ thẩm, được áp dụng đối với bị cáo hoặc bị đơn dân sự. Ví dụ: Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bị cáo là 10.000.000đ, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc bị cáo phải bồi thường 5.000.000đ. Điều kiện giảm mức bồi thường thiệt hại là phải có kháng cáo hoặc kháng nghị về bồi thường thiệt hại và phải có mặt đương sự có quyền lợi liên quan đến kháng cáo, kháng nghị về bồi thường tại phiên toà, trừ trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng.

Giải quyết bồi thường thiệt hại là giải quyết trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự, do đó việc Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm mức bồi thường thiệt hại trong bản án sơ thẩm không phụ thuộc vào việc có sửa cả các vấn đề liên quan tới trách nhiệm hình sự hay hình phạt của bị cáo hay không. Thậm chí ngay cả khi có kháng nghị hoặc kháng cáo đề nghị tăng mức bồi thường thiệt hại nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xét giảm mức bồi thường thiệt hại. Tòa án cấp phúc thẩm có thể không sửa phần trách nhiệm hình sự, thậm chí tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn có thể xét giảm mức bồi thường thiệt hại cho bị cáo. Tuy nhiên, khi xét giảm mức bồi thường thiệt hại, Tòa án cấp phúc thẩm phải tuân thủ theo các quy định của BLTTHS, BLDScụ thể:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 245 BLTTHS, nếu đương sự kháng cáo đề nghị tăng mức bồi thường thiệt hại vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm có lý do chính đáng, thì Toà án cấp phúc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho đương sự vắng mặt có lý do chính đáng. Việc giảm mức bồi thường thiệt hại sẽ làm giảm

46

quyền lợi của đương sự và do đó nếu đương sự vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, đây là quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

Khoản 2 mục I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại.

Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó [8].

Ngoài ra khi xác định mức bồi thường thiệt hại thì Tòa án cấp phúc thẩm còn phải tuân thủ quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các Điều từ 604 đến 630 BLDS và các mục khác tại Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Trong vụ án đồng phạm, Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét giảm mức bồi thường thường thiệt hại đối với bị cáo không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo kháng nghị.

2.3.2.2. Quyền tăng mức bồi thường thiệt hại

Cũng giống như việc xét giảm mức bồi thường thiệt hại, việc tăng mức bồi thường thiệt hại không liên quan tới việc xem xét trách nhiệm hình sự hay hình phạt của bị cáo. Nhưng khi sửa án theo hướng tăng mức bồi thường thiệt hại thì điều kiện bắt buộc là phải có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại và nguyên đơn dân sự. Toà án cấp phúc thẩm quyết định tăng mức bồi thường thiệt hại cũng như việc kháng nghị theo hướng tăng mức

47

bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là một việc rất phức tạp. Bởi nó không chỉ liên quan đến các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS mà còn liên quan đến các quy định của Bộ luật dân sự. Việc tăng mức bồi thường thiệt hại không chỉ đối với bị cáo mà còn có thể đối với người giám hộ của bị cáo (trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần) hoặc bị đơn dân sự.

Khi quyết định tăng mức bồi thường cần lưu ý: Cũng giống như khi giảm mức bồi thường thiệt hại, nếu người bị kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại vắng mặt tại phiên tòa có lý do chính đáng thì không được tăng mức bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại đối với bị đơn dân sự, tại phiên tòa phúc thẩm bị đơn dân sự vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án phúc thẩm không được tăng mức bồi thường thiệt hại, trường hợp xét thấy việc tăng mức bồi thường thiệt hại là cần thiết thì phải hoãn phiên tòa.

Theo nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của BLTTHS, thì không được coi là bản án hoặc quyết định phúc thẩm không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt tại phiên toà khi thuộc một trong các trường hợp:

Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm và quyết định về án phí phúc thẩm;

Toà án cấp phúc thẩm sửa lỗi chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

Ví dụ: Toà án cấp sơ thẩm nhận định trong bản án là thiệt hại về tài sản có hai khoản trị giá 115 triệu đồng và 126 triệu đồng, nhưng trong phần quyết định tuyên buộc bồi thường thiệt hại về tài sản là 231 triệu đồng. Trong trường hợp này, nếu Toà án cấp sơ

48

thẩm chưa có đính chính thì Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa lại là 241 triệu đồng mà không coi là không có lợi cho người phải bồi thường thiệt hại [7].

Bên cạnh đó, đối với các tranh chấp về mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì Tòa án cũng không được quyết định tăng mức bồi thường thiệt hại quá mức tối đa theo một số quy định tại BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như sau:

Khoản 2 Điều 609: Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 610: Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 611: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một

49

khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Khoản 3 Điều 628: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định [26].

Mặc dù việc xử lý trách nhiệm dân sự là riêng biệt với trách nhiệm hình sự, nhưng trong vụ án có đồng phạm thì việc xét tăng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo này không đồng nghĩa với việc có thể tăng mức bồi thường thiệt hại đối với cả các bị cáo không bị kháng cáo kháng nghị.

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)