Ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, trường hợp miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo ít xảy ra, vì trong thực tế quá trình điều tra truy tố và xét xử sơ thẩm nếu có đủ những điều kiện quy định thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã miễn cho họ rồi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau nên Tòa án cấp sơ thẩm vẫn kết án và tuyên hình phạt đối với bị cáo, khi xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm
33
mới phát hiện bị cáo thuộc diện được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt nên sửa bản án sơ thẩm và quyết định miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo.
Cần phân biệt là Tòa án cấp phúc thẩm “miễn hình phạt” cho bị cáo chứ không phải “miễn chấp hành hình phạt” cho bị cáo. Miễn hình phạt được hiểu là với việc đã bị Tòa án kết tội, đáng lẽ bị cáo phải chịu hậu quả là bị áp dụng hình phạt (biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất), nhưng vì có các lý do được quy định tại BLHS mà Tòa án quyết định miễn việc chịu hình phạt cho bị cáo. Khi bản án sơ thẩm đã tuyên bị cáo có tội và tuyên hình phạt đối với bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nếu thấy có căn cứ quy định tại Điều 54 BLHS là: “…phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự” thì tuyên miễn hình phạt cho bị cáo.
Có ba điều kiện cần và đủ để Tòa án cấp phúc thẩm xét miễn hình phạt cho bị cáo. Trước hết, bị cáo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (từ hai tình tiết trở lên) quy định tại Khoản 1 Điều 46 BLHS, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS không được tính. Tuy Điều 54 BLHS chỉ quy định việc bị cáo có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng chúng ta cần hiểu để được miễn hình phạt thì bị cáo không được có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bởi lẽ điều đó liên quan đến điều kiện cần thứ hai.
Điều kiện tiếp theo là bị cáo đáng được khoan hồng đặc biệt. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn giải thích như thế nào là “đáng được khoan hồng đặc biệt”, do đó để xác định và áp dụng chính xác thì Tòa án cấp phúc thẩm cần căn cứ vào các yêu cầu tại Điều 45 BLHS về quyết định hình phạt, xem xét đến tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, cũng như hậu quả của hành vi và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng tình với
34
ý kiến của TS Trịnh Tiến Việt khi cho rằng cơ sở để xác định bị cáo đáng được khoan hồng đặc biệt là dựa vào các tiêu chí:
Loại tội phạm bị cáo thực hiện thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, chưa gây ra hậu quả hoặc hậu quả (thiệt hại) không lớn; bị cáo là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; bị cáo có nhiều thành tích trong học tập, lao động, công tác; bị cáo lập công lớn trong việc giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra tội phạm v.v..
Các tiêu chí trên làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội giảm nhẹ đặc biệt, tạo khả năng tự cải tạo, giảo dục bị cáo, do đó không cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội [40, tr. 388].
Điều kiện thứ ba là bị cáo đã có đầy đủ hai điều kiện nêu trên, nhưng các tình tiết của vụ án chưa thoả mãn các điều kiện để có thể miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 BLHS, tức là chưa có dấu hiệu “chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Đây là các điều kiện miễn hình phạt được áp dụng chung cho các tội phạm. Ngoài ra Tòa án cấp phúc thẩm còn có thể miễn hình phạt trong hai trường hợp khác là:
Miễn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại Khoản 4 Điều 69 BLHS khi có các điều kiện:
Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Có cơ sở (lý do) áp dụng một trong số các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa đối với người chưa thành niên phạm tội [40, tr.389].
35
Miễn hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm khi có điều kiện tại Khoản 3 Điều 314 BLHS: “Người không tố giác tội phạm đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm”.
Miễn hình phạt trong trường hợp này được xác định là miễn hình phạt chính cho bị cáo. Trong vụ án đồng phạm, việc miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt đối với bị cáo này không ảnh hưởng tới bị cáo khác. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt cho cả bị cáo không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo kháng nghị.