Giải pháp tập huấn nghiệp vụ và công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 78)

3.2.3.1. Giải pháp tập huấn nghiệp vụ

Để đảm bảo cho công tác xét xử án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì cần trú trọng tới tập huấn nghiệp vụ cho các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Hàng năm Trường cán bộ Tòa án đều tổ chức tập huấn nghiệp

72

vụ, trong đó có tập huấn nghiệp vụ xét xử phúc thẩm án hình sự, nhưng các đợt tập huấn chưa thực sự có chất lượng, chỉ mang tính hình thức và lãng phí. Các lớp tập huấn được tổ chức nhiều với thời gian tập huấn không dài nhưng hầu như các lớp tập huấn thường rút ngắn thời gian. Tài liệu tập huấn chưa phong phú, chủ yếu là nêu lại quy định pháp luật mà không có sự phân tích trong mối liên hệ với văn bản pháp luật khác, không có sự nghiên cứu so sánh học tập kinh nghiệm xét xử của các nước ngoài.

Vì vậy, việc đổi mới phương pháp tập huấn nghiệp vụ là rất cần thiết. Trước hết, cần phải biên soạn lại các tài liệu tập huấn liên quan đến xét xử phúc thẩm theo hướng đổi mới, sát với thực tiễn. Cần nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng sư phạm cho cán bộ giảng dậy, họ phải là những người có kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử và có tầm hiểu biết cao.

Các lớp tập huấn cần tổ chức và diễn ra đúng và đủ thời gian, vấn đề gì cần thiết thì nên tập huấn chuyên sâu, tránh tập huấn tràn lan không đạt chất lượng. Trong các đợt tập huấn cần có bài tập tình huống, phân tích ví dụ minh họa và có bài kiểm tra để đánh giá kết quả nhận thức của cán bộ, kết quả kiểm tra cần được thông báo về đơn vị cử cán bộ đi tập huấn để có căn cứ bình xét thi đua hàng năm và đánh giá năng lực của Thẩm phán khi làm thủ tục tái bổ nhiệm.

Ngoài việc tập huấn về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, các Thẩm phán còn cần được tập huấn về các kiến thức cơ bản của các chuyên ngành khác như: tài chính, đất đai, ngân hàng, hải quan… Nắm bắt được kiến thức này, Thẩm phán sẽ thuận lợi hơn trong nghiên cứu các vụ án liên quan, từ đó sẽ có những phán quyết công bằng hơn. Thực tế có nhiều Thẩm phán không am hiểu về các lĩnh vực kinh tế xã hội khác, do đó trong một số trường hợp Thẩm phán còn sử dụng sai hoặc hiểu sai các thuật ngữ chuyên môn. Hiện nay trường Đào tạo cán bộ Tòa án đã thiếu sót, chưa bồi dưỡng các kiến thức

73

cơ bản về các lĩnh vực này cho các thẩm phán. Do đó theo chúng tôi trong thời gian tới cần nghiên cứu đưa vào tập huấn một số kiến thức cơ bản trên cho các Thẩm phán.

3.2.3.2. Giải pháp về công tác cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cho nên muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Trong mọi việc, nếu muốn hoạt động tốt thì phải nâng cao chất lượng con người, trong công tác xét xử thì phải nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán. Nghị quyết Trung ương 8 của Bộ chính trị đã chỉ ra những yếu kém của đội ngũ tư pháp (trong đó có đội ngũ Thẩm phán) là:

Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước [1].

Về thực trạng này, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu giải pháp đối

với công tác cán bộ là cần phải “bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” [2].

Thẩm phán là đội ngũ chủ lực trong xét xử, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì hiện nay đã xuất hiện các Thẩm phán bị tha hóa biến chất. Tính đến ngày 31/12/2013, toàn ngành Tòa án có 13.026 người, gồm: 4.914 Thẩm phán, trong đó Thẩm phán trung cấp là 1.246 người; Thẩm phán sơ cấp là 3.556 người. Với số lượng những người cầm cân nảy mực lớn như vậy thì việc đầu tiên cần làm là giáo dục cho Thẩm phán có ý thức tôn trọng

74

pháp luật, xây dựng nội quy những điều Thẩm phán không được làm để giáo dục lương tâm, đạo đức và ý thức về uy tín nghề nghiệp. Những người có đạo đức và lương tâm sẽ không bao giờ chủ quan duy ý chí trong việc nhân danh nhà nước định đoạt người phạm tội, cần kịp thời phát hiện những thẩm phán bị mua chuộc lôi kéo, kiên quyết loại ra khỏi ngành những người không có đạo đức nghề nghiệp.

Số lượng Thẩm phán cần phải được củng cố để từng bước đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có năng lực và trình độ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Vấn đề trách nhiệm cá nhân cần được đề cao đối với từng Thẩm phán cũng như người đứng đầu đơn vị, cá nhân Thẩm phán nào khi sửa án sơ thẩm không đúng để xảy ra oan sai thì phải chịu trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật. Công tác tuyển chọn Thẩm phán cũng phải được đổi mới, quy hoạch về nguồn thẩm phán cần phải được xây dựng rõ ràng. Thẩm phán cấp phúc thẩm phải là những cán bộ chính quy, vững vàng về chính trị, có đạo đức và trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đối với bản thân các Thẩm phán, khi được phân công nhiệm vụ thì điều cần thiết là phải đổi mới tác phong, lề lối làm việc, đổi mới phương pháp nghiên cứu hồ sơ. Các thẩm phán phải hiểu rõ ràng nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong xét xử, không được phụ thuộc hoàn toàn vào bản kết luận điều tra của cơ quan công an hay bản cáo trạng của Viện kiểm sát. Khi nghiên cứu hồ sơ cần đánh giá tổng thể, khách quan các tình tiết của vụ án, không được qua loa đại khái.

Một lực lượng cán bộ khác cũng ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của Thẩm phán mà chúng ta cũng cần trú trọng bồi dưỡng, đó là đội ngũ cán bộ Thư ký tòa án giúp việc cho Thẩm phán. Thư ký tuy không phải là người có ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết sách giải quyết vụ án, nhưng là người giúp

75

việc cho Thẩm phán nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ công việc của Thẩm phán. Hơn nữa Thư ký là nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, do đó trú trọng tới đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ ngay từ khi họ còn là Thư ký cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử. Thời gian qua TANDTC đã trú trọng tới công tác tuyển dụng cán bộ làm Thư ký, nhưng chưa thực sự trú trọng tới công tác bồi dưỡng sau khi tuyển dụng.

Ngoài ra để chất lượng xét xử phúc thẩm được nâng cao thì chất lượng các Kiểm sát viên và đội ngũ các Luật sư cũng phải được nâng cao. Kiểm sát viên là cán bộ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, trong đó có phần tham gia không nhỏ của Kiểm sát viên. Tuy nhiên hiện nay còn có thực trạng là Kiểm sát viên tham gia tranh tụng kém, các lý lẽ đưa ra bảo vệ cáo trạng chưa sắc bén. Một bộ phận cán bộ nữa là các Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nội dung tham gia của Luật sư cũng góp phần đáng kể trong việc quyết định vụ án. Thực tiễn hiện nay một số Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự nhưng tham gia tranh tụng kém, ảnh hưởng tới chất lượng phiên tòa. Do đó trong công tác đào tạo Kiêm sát viên, Luật sư cần phải được trú trọng để đảm bảo cả về kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn ths luật quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Trang 78)