VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN YHCT

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2013 (Trang 70)

TRUNG ƯƠNG NĂM 2013

Năm 2013, công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện YHCT trung ương được tiến hành đầy đủ 4 công đoạn đó là: Lựa chọn thuốc, mua thuốc, tồn trữ - bảo quản – cấp phát và sử dụng thuốc.

Hoạt động lựa chọn thuốc

Để lựa chọn, xây dựng DMTBV có hiệu quả, quy trình cần tuân thủ các bước: Lập MHBT tại bệnh viện, xây dựng các phương án điều trị, dự thảo và hoàn thiện DMT. Việc thực hiện lựa chọn thuốc vào DMTBV được bệnh viện thực hiện đầy đủ, có căn cứ và đúng quy trình từ đầu năm để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc trong năm của bệnh viện. Xây dựng DMT dựa trên kết quả đấu thầu thuốc đảm bảo thuốc phục vụ có chất lượng, giá cả phù hợp, có cơ sở pháp lý để thanh toán.

Đối tượng bệnh nhân hầu hết là những người trung, cao tuổi, bệnh thuộc mạn tính nên tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, nội tiết, thoái hóa khớp … chiếm tỷ lệ cao. MHBT của bệnh viện khá đa dạng , gồm hầu hết các chương bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính. Trong đó một số bệnh là thế mạnh điều trị của bệnh viện như: Các bệnh thuộc hệ tiêu hóa ( Trĩ, dò hậu môn, đại tràng, dạ dày…). Bệnh về hệ tuần hoàn ( bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ, viêm tắc động mạch chi…). Bệnh cơ, xương khớp, bệnh hệ thần kinh, bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa…

Với phương pháp chẩn đoán và điều trị theo phương pháp YHCT kết hợp với YHHĐ, nhưng không làm mất đi bản sắc của YHCT. Tỷ lệ dùng thuốc đông dược khá cao là 54,4%, chế phẩm YHCT là 7,8 và thuốc tân dược là 37,8%. Trong đó tỷ lệ danh mục các thuốc có nguồn gốc là thuốc Nam chiếm khá cao 55%, tỷ lệ danh mục các thuốc có nguồn gốc là thuốc Bắc là 45%. Nhưng do giá thuốc Bắc cao và tỷ trọng các vị thuốc Bắc là đầu vị nhiều nên kinh phí mua thuốc Bắc lại rất cao (73,5%). Do vậy cần phải chú ý tới các vị thuốc Nam có sẵn để thay thế.

63

DMT tại bệnh viện không có sự thay đổi lớn trong năm 2013. Các nhóm thuốc phù hợp với MHBT. Các nhóm thuốc đông dược chiếm tỷ lệ lớn là thuốc hoạt huyết, khứ ứ; thuốc bổ dương, bổ khí; thuốc nhuận tràng tả hạ, thuốc thanh nhiệt giải độc…

Nhân lực đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chu trình cung ứng thuốc. Nếu giám sát sử dụng thuốc tốt, đánh giá được hiệu quả điều trị là cơ sở để lựa chọn thuốc phù hợp. Công tác dược lâm sàng có chú trọng nhưng chưa được thường xuyên, dược sĩ làm công tác dược lâm sàng còn kiêm nhiệm. Hệ thống phác đồ điều trị chuẩn chưa hoàn thiện, chưa giám định và phổ biến rộng rãi cho các khoa, do đó chưa có đánh giá về tình hình tuân thủ phác đồ điều trị chuẩn.

Cơ cấu DMTBV năm 2013 gồm 3 phần: Danh mục thuốc tân dược, danh mục thuốc đông dược và danh mục thuốc chế phẩm YHCT. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cường, danh mục thuốc tại viện YHCT Quân đội cũng gồm 3 phần tương tự như danh mục thuốc của bệnh viện YHCT TW.

Danh mục thuốc đông dược gồm 269 vị thuốc, được lựa chọn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng chuyên môn của thầy thuốc và các trang thiết bị của bệnh viện.

Danh mục thuốc chế phẩm YHCT của bệnh viện gồm có 53 thuốc, trong đó có 30,2% là thuốc bệnh viện mua và 69,8% là thuốc bệnh viện tự pha chế. Đặc biệt các bài thuốc pha chế của bệnh viện tuy được phần lớn các thầy thuốc tin dùng và sử dụng có kết quả tốt trong nhiều năm nhưng chỉ được sử dụng nội bộ trong bệnh viện. Hiện tại có 2 thuốc đã được nghiên cứu đầy đủ và liên kết với các công ty dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc xin số đăng ký thuốc và lưu hành rộng rãi trên thị trường là Cao Ma hạnh và Bình vị tan.

Quy trình lựa chọn thuốc đã tuân thủ theo các bước quy định, xây dựng MHBT theo đặc thù của YHCT, lập các phương án điều trị, dự thảo đưa ra lấy ý kiến đóng góp, ban hành danh mục, hướng dẫn, giám sát sử dụng danh mục. Với nguồn mua thuốc đảm bảo chất lượng, khoa Dược luôn cung ứng đủ thuốc với giá cả hợp lý, có nhiều đơn vị tham gia cung ứng

64

không chỉ có phạm vi các doanh nghiệp nhà nước mà còn có sự tham gia của các công ty tư nhân thể hiện tính cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu.

Hiện nay bệnh viện cũng còn một số tồn tại cần phải khắc phục như: Cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp, chủ trương của bệnh viện là tăng cường điều trị một số bệnh khó bằng YHCT nên việc lựa chọn thuốc, thông tin thuốc mới gặp nhiều khó khăn.Chất lượng các mặt hàng thuốc đông dược không được ổn định, đôi khi khan hiếm và khó kiểm soát ảnh hưởng không nhỏ tới công tác lựa chọn thuốc.

Hoạt động mua sắm thuốc

Từ năm 2008 đến nay bệnh viện đã thực hiện đấu thầu rộng rãi mua sắm thuốc đông dược. Để chuẩn bị cho kế hoạch mua sắm thuốc năm 2013 từ quí IV – 2012 Bệnh viện đã lập kế hoạch trình duyệt Bộ y tế và tổ chức đấu thầu vào tháng 01 năm 2013. Với thời gian tổ chức đấu thầu đúng tiến độ bệnh viện đã chủ động được vấn đề cung ứng thuốc cho năm 2013.

Quy trình đấu thầu thuốc đông dược của bệnh viện YHCT TW năm 2013 được thực hiện theo đúng trình tự và đúng qui định của Luật đấu thầu. Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC là văn bản pháp qui chính thức của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn về việc đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế. Tuy nhiên, văn bản mới chỉ hướng tới phạm vi áp dụng là thuốc tân dược như: tên Generic, tên biệt dược, tương đương điều trị…mà chưa có những qui định cụ thể về thuốc đông dược. Việc xây dựng giá kế hoạch cho thuốc đông dược gặp nhiều khó khăn do chưa có giá tham khảo thuốc đông dược được công bố trên trang web của Cục quản lý dược. Mặt khác, hàng năm giá thuốc đông dược biến động nhiều nên bệnh viện phải tham khảo 5 báo giá của 5 công ty kinh doanh dược liệu khác nhau. Đây cũng là những vấn đề còn nhiều bất cập trong công tác đấu thầu thuốc đông dược của bệnh viện.

Một số khó khăn nữa trong công tác xây dựng HSMT, đó là xây dựng tiêu chuẩn đánh giá. Các mặt hàng thuốc đông dược được xây dựng trong HSMT cũng chỉ có tiêu chuẩn chung là theo DĐVN IV.

Kết quả so sánh giữa giá kế hoạch và giá trúng thầu các mặt hàng thuốc đông dược của bệnh viện cho thấy mức chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá

65

trúng thầu chủ yếu ở mức 3-6% (46,8%), chỉ có 14,5% giá các mặt hàng có mức chênh lệch từ 6-9% và 3,3% mặt hàng có mức chênh lệch ≥ 10%. Điều này cho thấy giá kế hoạch của bệnh viện xây dựng tương đối sát với giá thực tế và tính cạnh tranh, minh bạch trong phương thức đấu thầu rộng rãi.

Năm 2013, bệnh viện đã thực hiện đã thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc đông dược. Kết quả đấu thầu thuốc đông dược của bệnh viện cũng là căn cứ cho một số bệnh viện tuyến trung ương có khoa YHCT làm cơ sở cho việc áp thầu giá thuốc đông dược.

Hoạt động giao nhận thuốc diễn ra nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ số lượng. Theo khảo sát cứ 1 lần dự trù thì phải mất 1,97 lần giao hàng ( bảng 3.11). Do bệnh viện có 3 nhà cung cấp thuốc đông dược nên số lần giao hàng là phù hợp với số lần dự trù. Bệnh viện cũng đã qui định thời gian nhập thuốc đông dược trong tuần giúp cho việc kiểm nhập thuốc được chủ động. Diện tích kho tạm nhập còn chật hẹp, thuốc đông dược sau khi tạm nhập còn phải chờ kết quả kiểm nghiệm nên dự trù trong tháng còn phải chia nhỏ thành nhiều lần dự trù.

Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc.

Công tác bảo quản, tồn trữ thuốc được bệnh viện đặc biệt coi trọng, Việc dự trù thuốc kịp thời đáp ứng cho nhu cầu điều trị và sản xuất. Lượng thuốc tồn kho vừa đủ giúp thuốc luân chuyển nhanh và giảm lượng kinh phí tồn kho, chất lượng thuốc đảm bảo phù hợp với tiêu chí lựa chọn thuốc. Kho tàng được xây dựng bố trí phù hợp cho công tác bảo quản thuốc. Có đầy đủ các phương tiện để bảo quản thuốc như: máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, quạt thông gió… Khoa Dược cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý xuất, nhập, báo cáo, thanh quyết toán, theo dõi hạn dùng trên máy tính giúp cho thủ kho và cán bộ quản lý theo dõi được tình hình xuất, nhập, tồn kho dễ dàng.

Hoạt động cấp phát thuốc đông dược được xây dựng quy trình tương đối hợp lý ( hình 3.6). Đối với bệnh nhân ngoại trú việc cấp phát thuốc thang, thuốc thành phẩm được phân làm 2 quầy cấp phát, một quầy phát cho bệnh nhân BHYT, một quầy cấp phát cho bệnh nhân tự túc. Đối với bệnh nhân nội trú thuốc thang sẽ được cấp phát tại 1 quầy nội trú. Do viện đã ứng

66

dụng quản lý cấp phát trên mạng nội bộ, sau khi đơn thuốc của khoa được trưởng khoa điều trị và trưởng khoa Dược tích duyệt trên máy, Quầy thuốc xuất thuốc theo đơn chuyển đến bộ phận sắc thuốc, y tá các khoa lĩnh thuốc thang cho bệnh nhân nội trú ở quầy sắc thuốc. Với quy trình này thuốc có thể đến tay bệnh nhân một cách nhanh nhất. Tuy nhiên cần đề cao công tác chống nhầm lẫn trong quá trình cấp phát thuốc đông dược.

Một đặc thù của thuốc đông dược là bị hư hao trong quá trình chế biến, bảo quản và cân chia. Năm 2013, tỷ lệ thuốc có hư hao khi kiểm kê tại kho chính là 76,2% và kho lẻ là 86% ( bảng 3.15). Như vậy, hầu hết các vị thuốc trong kho chính và kho lẻ đều có hư hao trong quá trình bảo quản, cân chia và cấp phát. Hiện nay theo thông tư 49/2011/TT-BYT, BHYT mới chỉ áp dụng mức tỷ lệ hư hao 2-3% trong quá trình bảo quản, cân chia để thanh toán giá thuốc cho bệnh nhân . So Sánh với mức độ hư hao của các vị thuốc tại bệnh viện cho thấy tỷ lệ hư hao của các vị thuốc tại kho chính chủ yếu ở mức dưới 3% (67,8%), tỷ lệ hư hao ở kho lẻ là ở mức 3-5% chiếm 46,0%. Đặc biệt ở kho lẻ còn có 9,2% các vị thuốc có mức hư hao >10% ( bảng 3.16).Tỷ lệ này là khá lớn so với mức hư hao mà BHYT chấp nhận thanh toán cho bệnh viện. Tuy nhiên rất khó có thể đánh giá và định lượng mức hư hao thuốc xảy ra vào thời điểm nào, khối lượng là bao nhiêu. Bệnh viện đã tiến hành kiểm kê hàng tháng với các kho để cân đối số lượng và kiểm soát mức độ xuất, nhập, hư hao của các vị thuốc để có những biện pháp khắc phục kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc là khâu cuối cùng trong chu trình cung ứng thuốc nó đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc đã cung ứng. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện YHCT TW đã được HĐT & ĐT quan tâm đúng đắn vì vậy đã phát huy được vai trò cung ứng thuốc không chỉ đơn thuần là mua thuốc mà còn là chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện.

Trong năm 2013, bệnh viện đã tổ chức các buổi kiểm tra chuyên môn định kỳ và đột xuất thông qua các bệnh án và các đơn thuốc. Hàng tuần đều tổ chức bình đơn và bình bệnh án đối với các khoa lâm sàng có sự giám sát

67

của ban Giám đốc. Công việc này diễn ra thường xuyên định kỳ, giúp cho các bác sĩ có trách nhiệm và ý thức hơn trong vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Việc kiểm tra giám sát thường xuyên đã giúp hoàn thiện hơn quy chế sử dụng thuốc trong bệnh viện, góp phần tạo nên sự liên kết giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá và bệnh nhân sử dụng thuốc. Tuy nhiên vai trò của dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện chưa được phát huy còn mang nhiều tính chất hình thức, thông tin thuốc còn nghèo nàn mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở những thuốc gần hết hạn, thuốc thay thế, thuốc đình chỉ lưu hành. Bệnh viện cần nâng cao hơn nữa năng lực của dược lâm sàng và có các thông tin cập nhật về thuốc mới, chỉ định mới, tương tác thuốc…

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2013 (Trang 70)