VỀ HOẠT ĐỘNG BÀO CHẾ THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI BỆNH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2013 (Trang 75)

VIỆN YHCT TRUNG ƯƠNG NĂM 2013

 Hoạt động bào chế thuốc đông dược

Hoạt động bào chế thuốc đông dược tại bệnh viện YHCT TW là hoạt động cơ bản trong công tác chuyên môn dược. Kết quả số lượng bào chế thuốc phiến năm 2013 là cao nhất đạt 97.016kg (70,9%), thuốc thành phẩm do viện tự pha chế cũng tăng lên về số lượng. Các bài thuốc cổ phương số lượng sản xuất tương đối ổn định qua các năm, các bài thuốc qua nghiên cứu bào chế cải dạng có phần tăng lên hàng năm do tiện lợi, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị tốt, năm 2013 các thuốc chế phẩm mới đạt 158.000 sản phẩm (5,8%). Các nhóm thuốc chữa bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ cao như: Nhuận tràng, tả hạ, kiện tỳ; thanh nhiệt giải độc; thuốc bổ dưỡng…

 Chất lượng thuốc đông dược tại bệnh viện

Chất lượng thuốc YHCT hiện nay là một vấn đề hết sức lưu tâm, nguồn gốc thuốc YHCT sử dụng trong nước chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và nhập khẩu. Dược liệu khai thác từ tự nhiên chưa có quy hoạch vùng sản xuất, tái sinh và nuôi trồng vì thế nguồn dược liệu trong nước ngày càng cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước dẫn đến tỷ lệ thuốc nhập khẩu cao đến 70-80%. Dược liệu nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch với số lượng không nhỏ. Vì vậy việc đánh giá chặt chẽ chất lượng thuốc đông dược tại các bệnh viện là việc làm cần thiết.

68

Năm 2013, bệnh viện nhập thuốc đông dược chủ yếu chưa qua chế biến đạt 91,2% (bảng 3.20). Kiểm tra chất lượng thuốc đầu vào bệnh viện đã tiến hành kiểm nghiệm được khá nhiều mẫu và chú trọng kiểm nghiệm các thuốc có nguồn gốc là thuốc Bắc. Khoa ĐYTN đã tiến hành kiểm tra được 767 mẫu trong năm 2013 là một sự cố gắng rất lớn của bệnh viện so với tỷ lệ mẫu được kiểm nghiệm tại viện YHCT Quân Đội năm 2010 [24] là 120 mẫu, bệnh viện YHC Hải Dương năm 2011 [25] là 25 mẫu. Qua kết quả khảo sát các số lượng mẫu đạt chất lượng trên 90% chứng tỏ nguồn thuốc cung ứng của các công ty tương đối ổn định và đạt chất lượng tốt.

Qua khảo sát kết quả kiểm nghiệm thuốc tại khoa Dược đạt loại A là trên 98% chứng tỏ thuốc do bệnh viện bào chế đảm bảo chất lượng.

69

KẾT LUẬN

VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN YHCT TRUNG ƯƠNG NĂM 2013

Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện YHCT TW

Bệnh viện đã xây dựng được DMT sử dụng tại bệnh viện theo một quy trình phù hợp. DMT đông dược là tương đối ổn định với 269 vị thuốc YHCT và 53 chế phẩm YHCT

DMT đông dược gồm 269 vị thuốc, trong đó tỷ lệ các vị thuốc có nguồn gốc là thuốc Nam chiếm 55% số lượng thuốc trong danh mục, các vị thuốc có nguồn gốc là thuốc Bắc chiếm 45% số lượng các vị thuốc trong danh mục. Nhưng khối lượng thuốc có nguồn gốc là thuốc Bắc chiếm 57,1%, thuốc Nam 42,9%. Danh mục các chế phẩm YHCT do viện tự pha chế cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (69,8%). Các nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao là: nhóm thuốc bổ, nhóm thuốc phong thấp,hoạt huyết, nhóm tiêu độc…Trong danh mục chế phẩm YHCT các nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao là: thanh nhiệt, giải độc; nhuận tràng, tả hạ, kiện tỳ; nhóm thuốc bổ…

DMT đông dược của bệnh viện khá đa dạng chiếm tới 89,6% DMTTY của Bộ Y tế

Hoạt động mua thuốc

Năm 2013, bệnh viện YHCT TW mua thuốc đông dược theo kết quả đấu thầu thuốc đông dược năm 2013 do bệnh viện tổ chức đấu thầu rộng rãi. Nguồn kinh phí mua thuốc dựa vào 3 nguồn chính là: ngân sách nhà nước, quĩ BHYT chi trả, nguồn thu viện phí. Kinh phí mua thuốc đông dược chiếm tỷ lệ cao do đặc thù của bệnh viện là viện chuyên khoa YHCT đầu ngành của cả nước.

Quy trình đấu thầu phù hợp với quy định về đấu thầu hiện hành, thời gian đấu thầu đảm bảo đúng tiến độ cho cung ứng thuốc trong năm 2013. Nguồn thuốc cung ứng phong phú, đảm bảo chất lượng, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

70

Thuốc được dự trù theo từng tháng, đảm bảo cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc. Thuốc trong tháng được nhập làm nhiều đợt, số lượng mỗi lần nhập còn nhỏ, lẻ dẫn đến phí kiểm nghiệm thuốc tăng làm tăng giá thành đầu vào của thuốc.

Hoạt động tồn trữ, cấp phát

Bệnh viện đã thực hiện tốt các quy định về tồn trữ và bảo quản thuốc. Hệ thống kho tàng được bố trí tương đối hợp lý, thuận lợi cho công tác bảo quản và cấp phát. Bệnh viện đã xây dựng một quy trình cấp phát thuốc thang tương đối hoàn chỉnh giúp thuốc tới tay bệnh nhân nhanh nhất. Cấp phát thuốc thang được chia làm 3 quầy: nội trú, ngoại trú 1 và ngoại trú 2. Lượng thuốc tồn kho ít đảm bảo luân chuyển thuốc nhanh chóng tránh ẩm mốc, mối mọt.

Theo biên bản kiểm kê 6 tháng đầu năm 2013 của bệnh viện thì tỷ lệ hư hao thuốc đông dược ở kho chính là 76,2% và kho lẻ là 86,0%.

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc

Mô hình bệnh tật của bệnh viện khá đa dạng gồm hầu hết các chương bệnh, chủ yếu các bệnh mạn tính. Bệnh nhân đến khám và điều trị nội ngoại trú năm 2013 là 88.067 lượt. Đối tượng bệnh nhân đến viện đa số là người cao tuổi nên trên một bệnh nhân thường có nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy việc giám sát sử dụng tránh tình trạng lạm dụng thuốc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện . HĐT & ĐT cũng đã phát huy vai trò giám sát hoạt động sử dụng thuốc thông qua các buổi kiểm tra định kỳ và bình bệnh án. Năm 2013 không có trường hợp nào mất an toàn xảy ra do sử dụng thuốc.

VỀ HOẠT ĐỘNG BÀO CHẾ THUỐC

Bào chế thuốc đông dược là hoạt động cơ bản trong công tác sản xuất thuốc của khoa Dược. Tỷ trọng thuốc đông dược phải bào chế là rất lớn chiếm 91,2% với khối lượng lên đến gần 100 tấn dược liệu.

Chế phẩm YHCT do viện tự bào chế là 37 loại, với số lượng thành phẩm cao nước là 153.600 chai 250ml, thuốc hoàn tán là 211.200 gói, chế phẩm mới là 158.000 (gói, hộp).

71

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Với Bộ Y tế

- Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động đấu thầu thuốc đông dược

- Cần có các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng dược liệu, tiêu chuẩn kiểm nghiệm đầy đủ hướng dẫn nhằm hạn chế tình trạng dùng dược liệu nhầm lẫn, kém chất lượng.

- Xây dựng thêm các quy trình chế biến, bào chế dược liệu thống nhất, ổn định và tiêu chuẩn hóa các vị thuốc sau chế biến.

Với Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương

- Xây dựng các phác đồ điều trị chuẩn, đó là cơ sở cho việc cung ứng thuốc một cách khoa học, hợp lý và an toàn

- Tăng cường diện tích kho tàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và tồn trữ thuốc.

- Có biện pháp kiểm soát tỷ lệ hư hao đối với thuốc đông dược.

- Nâng cao hơn nữa công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc cả về

nhân lực và ngân sách. Cần có kế hoạch đào tạo cho các cán bộ dược lâm sàng cả đông dược và tân dược.

- Sản xuất bào chế chế phẩm YHCT theo phương pháp bào chế hiện đại đang là một thế mạnh của bệnh viện, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng các bài thuốc có tác dụng tốt để có đầy đủ cơ sở pháp lý đưa thuốc ra thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (1997), Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/02/1997.

2. Bộ y tế (1997),Hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện, Thông tư 08/ BYT-TT ngày 04/07/1997. 3. Bộ Y tế ( 1998), Tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm

tại các cơ sở khám chữa bệnh, chỉ thị 04/BYT-CT ngày 4/3/1998. 4. Bộ Y tế ( 2000), Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 ( ICD-10),

NXB Y học

5. Bộ Y tế ( 2001), Quản lý bệnh viện, quy chế sử dụng thuốc, NXB Y học 2001, T44-53.

6. Bộ y tế ( 2002), Quy chế bệnh viện, nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 7. Bộ y tế ( 2003), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 25/1999/CT-

TTG của Thủ tướng chính phủ và tổng kết công tác y dược học cổ truyền năm 2002, triển khai kế hoạch năm 2003.

8. Bộ y tế ( 2004), Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Chỉ thị 05/2004/CT – BYT, ban hành ngày 16/4/2004

9. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2007),Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT- BTC, ban hành ngày 10/08/2007.

10. Bộ Y tế (2007),Quản lý và Kinh tế dược, NXB Y học Hà Nội. 11. Bộ Y tế (2007),Dịch tễ dược học, NXB Y học.

12. Bộ y tế (2007), Tăng cường công tác Y dược học cổ truyền, Chỉ thị 05/2007/CT-BYT, ban hành ngày 09/11/2007.

13. Bộ Y tế ( 2010),Ban hành danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, Thông tư 12/2010/TT-BYT ngày 29/04/2010.

14. Bộ Y tế ( 2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 18/07/2011.

15. Bộ Y tế ( 2011), Ban hành và hướng dẫn áp dụng tỷ lệ hư hao đối với các vị thuốc YHCT trong chế biến, bảo quản và cân chia, Thông tư 49/2011/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2011.

16. Bộ Y tế (2012), Tăng cường quản lý cung ứng, sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT, Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 24/02/2012

17. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2000),

Dược học cổ truyền, NXB Y học, trang 7-14.

18. Bệnh viện YHCT trung ương (2005), “ Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Báo cáo hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam – Ba Lan lần thứ VI, tr12

19. Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, phương hướng kế hoạch công tác năm 2014.

20. Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương (2012), Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương 55 năm xây dựng và phát triển.

21. Nguyễn Thanh Bình, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Trung Nghĩa (2011), Vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện, Tạp chí Dược học, số 419 tháng 3/2011

22. Bộ y tế - Bộ khoa học công nghệ (2009), Bảo tồn và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc. Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc tại Hà Nội. Tháng 5/2009.

23. Vụ Y dược học cổ truyền (2011), Thực trạng dược liệu, thuốc từ dược liệu tại các bệnh viện y học cổ truyền hiện nay.

24. Nguyễn Văn Cường (2012), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại viện Y học cổ truyền quân đội giai đoạn 2006-2010, Luận văn DSCKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

25. Đào Thị Hoài Thu (2012), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương năm 2011, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

26. Phạm Lương Sơn, Dương Tuấn Đức, Nguyễn Thanh Bình (2012),

Thực trạng thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế năm 2010, Tạp chí Dược học số 432 tháng 4/2012.

27. Lê Văn Truyền (2004), Một số vấn đề về thuốc và đảm bảo công bằng trong cung ứng thuốc phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Hội nghị công tác dược 24/3/2004

28. Thủ tướng chính phủ (2010), Kế hoạch hành động của chính phủ về việc phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 2166/QĐ-TTg

29. Trường ĐH Y tế công cộng (2001), Quản lý dược bệnh viện, NXB Y học Hà Nội.

30. Tổ chức Y tế thế giới (2010), Hội đồng thuốc và điều trị - cẩm nang hướng dẫn thực hành, Hoạt động DPCA, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển,tr 26.

31. Lê trần Đức (1995), Lịch sử y học cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

32. Tuệ Tĩnh toàn tập (1996), Nhà xuất bản hội YHCT Tp. Hồ Chí Minh, tr34-35.

TIẾNG ANH

33. MSH(2012), Access to Medicines and Health Technologies, USA.

34. Management Sciences for Health (2011), Managing drug supply. 35. Natori S (1980), Aplication on herbal drugs to health care in Japan. J

Ethnopharmacol, Vol 2, No1,pp 65 – 70.,

36. Ministry of health, Viet Nam (2010),Integration ò Traditional medicine in to the National health care system – toward feasible models in the Asean countries” Full report,pp. 30-35.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2013 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)