Khoa Dược bệnh viện Thành An Sài Gòn

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012 (Trang 31)

Cơ cấu nhân lực Khoa Dược:

- 1 Trưởng khoa: Dược sỹ chuyên khoa cấp I. - 1 Phó khoa: Dược sỹĐại học

- 11 dược sỹ trung học.

Mô hình hoạt động như sau:

- Tổdược chính gồm: Thống kê, dược lâm sàng và thông tin thuốc, tiếp liệu gọi hàng và các nhiệm vụ hành chính khác.

- Tổ kho: Kho thuốc dịch vụ, kho thuốc bảo hiểm, kho vật tư.

- Tổ quầy: Quầy bán thuốc dịch vụ (nhà thuốc bệnh viện), quầy bảo hiểm

ngoại trú.

Mô hình tổ chức khoa Dược:

HÌnh 1.5: Mô hình tổ chức khoa Dược

Cơ sở vật chất: Khoa dược được bố trí tại 3địa điểm riêng biệt: tổ dược chính

và tổ kho ở tầng 4, tổ quầy ở sảnh trong và sảnh ngoài tại tầng 1 tiện cấp phát.

Các trang thiết bị tương đối đầy đủ, tồn trữ và bảo quản thuốc đạt các tiêu chuẩn

Trưởng khoa Phó khoa Kho BH Kho DV Quấy BH Tổ Kho Tổ dược chính Tổ Quầy Quầy DV Kho VT Thông tin thuốc,

22

cơ bản. Có giá kệ, điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính….có phần mềm nối

mạng toàn viện.

Chức năng nhiệm vụ của khoa Dược:

- Dự trù mua, mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc, vật tư tiêu hao.

- Quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các khoa.

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn viện. - Tham gia quản lý kinh phí thuốc, ký hợp đồng, giao dịch với các công ty

Dược, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụngười bệnh.

- Thông tin thuốc, thu thập phản ứng có hại của thuốc, theo dõi,tư vấn sử

dụng thuốc.

Trong những năm qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình cung ứng thuốc tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung ương, địa phương nhưng chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về cung ứng thuốc ở một bệnh viện tư nhân mới hoạt động như ở bệnh viện Thành An Sài Gòn. Để góp phần làm tốt công tác quản lý Dược trong bệnh viện, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này nhằm cung cấp những thông tin cụ thể về tình hình cung ứng thuốc của bệnh viện trong năm 2012.

23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu được chọn là bệnh viện đa khoa Thành An Sài Gòn,

đề tài chủ yếu tập trung vào:

- Hoạt động cung ứng thuốc của khoa dược bệnh viện

- Các bác sỹ, dược sỹ tại khoa /phòng lâm sàng và cận lâm sàng liên quan

đến hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện.

- Điều dưỡng viên, nữ hộ sinh liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc bệnh

viện

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2013

2.2. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

Hình 2.1. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI

BỆNH VIỆN THÀNH AN SÀI GÒN LỰA CHỌN THUỐC Quy trình xây dựng DMT. Cơ cấu DMT hoạt chất Cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện. MUA SẮM THUỐC Kinh phí mua thuốc Hình thức mua thuốc Quy trình mua thuốc Phương thức giao nhận, thanh toán TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC Tồn trữ thuốc Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm và bệnh nhân dịch vụ. QUẢN LÝ SỬ DỤNG Tiêu thụ thuốc Giám sát kê đơn, chẩn đoán bệnh Cấp phát thuốc, tuân thủ điều tri.

Hoạt động quản

lý sử dụng danh

mục thuốc

Thông tin thuốc

Thống kê thuốc

Hoạt động của

nhà thuốc

24

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra tại khoa dược bao gồm:

- Nhận thuốc

- Cấp phát thuốc

- Điều kiện bảo quản thuốc

- Hoạt động kiểm kê, báo cáo, lưu trữ hồ sơ

- Hoạt động của đơn vị thông tin thuốc và Dược lâm sàng.

2.3.2.2. Thu thập các thông tin sẵn có

Hồi cứu các tài liệu sổ sách liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc của

bệnh viện Thành An Sài Gòn, cụ thể như sau:

- Tại khoa dược, thu thập số liệu thông qua:

+ Quyết định thành lập HĐT&ĐT năm 2012

+ Các biên bản họp của HĐT&ĐT về hoạt động cung ứng thuốc

+ Danh mục hoạt chất năm 2012

+ Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012

+ Quyết định phê duyệt danh mục mua thuốc theo kết quả đấu thầu năm

2012 của Sở Y tế

+ Báo cáo sử dụng thuốc (báo cáo nhập -xuất-tồn) năm 2012 + Biên bản hủy thuốc năm 2012

+Thông tin thuốc năm 2012 - Thu thập số liệu từ nơi khác:

+ Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2012 lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp

+ Báo cáo tổng chi – thu năm 2012 lưu tại phòng tài chính- kế toán

25

2.3.3. Xử lý và phân tích số liệu

 Mô tả các hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện:

- Vẽ sơ đồ tóm tắt các quy trình lựa chọn thuốc, mua thuốc, cấp phát, …

- Mô tả cụ thể các bước trong quy trình.

 Phân tích các hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện

- Xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý, phân tích như sau:

+ Sắp xếp số liệu tùy theo mục đích phân tích

+ Tính số lượng, trị giá và tỷ lệ của từng biến số

+ So sánh, vẽ biểu đồ, đồ thị, nhận xét

2.3.3.1. Phân tích cơ cấu của danh mục thuốc

a) Phân tích cơ cấu danh mục hoạt chất:

- Xếp theo nhóm tác dụng dược lý

- Xếp theo DMT chủ yếu

- Xếp theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần b) Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2012

- Xếp theo DMT thiết yếu

- Xếp theo nước sản xuất

- Xếp theo tên gốc, tên biệt dược

- Xếp theo dạng bào chế

- Xếp theo DMT thuốc nghiện, hướng thần/ thuốc thường

2.3.3.2. Phân tích danh mục thuốc tiêu thụ năm 2012

- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã tiêu thụ năm 2012 trên cùng một bản tính Excel: Tên thuốc (cả gốc và biệt dược); nồng độ, hàm lượng; đơn

vị tính, đường dùng, đơn giá, nước sản xuất, nhà cung cấp, số lượng sử dụng

của các khoa, phòng, thành tiền sử dụng.

26

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Thành An – Sài Gòn năm 2012 năm 2012

3.1.1. Mô tả quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Thành An – Sài Gòn được thực

hiện bởi hội đồng thuốc là chủ yếu, nếu có thay đổi bổ sung là do Giám đốc điều

hành quyết định. Thông thường bệnh viện tổ chức họp và xây dựng danh mục

hoạt chấtđối với danh mục thuốc bảo hiểm và thuốc dịch vụ, cụ thể như sau:

Hình 3.1. Quy trình lựa chọn thuốc vào danh mục hoạt chấtnăm 2012

Dựa vào danh mục hoạt chất năm 2011 và dự trù của các bác sỹ tại các khoa

phòng, phó chủ tịch hội đồng thuốc và điều trị tổng hợp danh mục hoạt chất theo DMT năm 2011 Bảng dự trù thuốc

của các khoa/phòng

PCT HĐT&ĐT tổng hợp

Danh mục hoạt chất theo nhóm điều trị

Dự thảo danh mục hoạt chất

HĐT&ĐT đánh giá, lựa chọn

Danh mục hoạt chất năm 2012

27

nhóm điều trị, đưa ra dự thảo danh mục hoạt chất. Cuối cùng tổ chức họp hội đồng thuốc thống nhất danh mục hoạt chất chính thức của bệnh viện.

Các thông tin HĐT&ĐT thu thập được để xây dựng danh mục hoạt chất

bao gồm:

+Kinh phí mua thuốc năm 2011;

+ Tình hình công nợ và ưu đãi của các công ty Dược bệnh viện lấy hàng năm

2011

+ Giá trị thuốc sử dụng năm 2011; + Danh mục thuốc bệnh viện năm 2011.

+ Bảng dự trù thuốc của các khoa/phòng trong bệnh viện;

+ Các thuốc hủy năm 2011;

+ Các ADR đã được thu thập;

+ Số lượng các ca tử vong do thuốc;

+ Bảng tổng hợp các sai sót trong sử dụng thuốc năm 2011; + Các thuốc bị cấm sử dụng;

+ Các thuốc bị cấm lưu hành.

Như vậy bệnh viện đã thiết lập quy trình xây dựng danh mục thuốc với các bước tương đối rõ ràng. Hội đồng thuốc và điều trị đóng vai trò chính trong việc

xây dựng danh mục thuốc. Ngoài ra có sự đóng góp của các bác sỹ, dược sỹ các

khoa, phòng có liên quan. Giám đốc bệnh viện là người có thẩm quyền phê duyệt danh mục thuốc bệnh viện.

Nhìn chung danh mục thuốc bảo hiểm y tế và dịch vụ chủ yếu là các thuốc

thuộc danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế. Thông thường tại các bệnh viện trung ương thì danh mục này luôn được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên tại bệnh

28

viện Thành An – Sài Gòn, việc thay đổi, bổ sung tương đối dễ dàng. Việc này dẫn đến sẽ có nhiều loại thuốc, nhiều biệt dược. Đây là điều kiện rất thuận lợi

phục vụ cho công tác kê đơn của bác sỹ nhưng lại là khó khăn cho công tác quản

lý, cung ứng thuốc của khoa Dược.

3.1.2. Phân tích danh mục thuốc bệnh viện

3.1.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện

a) Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc Hoạt chất Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 58 18,5 2 Thuốc đường tiêu hóa 41 13,0 3 Thuốc tim mạch 34 10,8 4 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 29 9,2 5 Hormon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 25 8,0 6 Thuốc NSAIDS, thuốc điều trị gút và bệnh cơ

xương khớp 24 7,6

7 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng

acid bazo và các dd tiêm truyền khác 13 4,1

8 Khoáng chất và vitamin 13 4,1

9 Thuốc gây tê, mê 12 3,8 10 Thuốc tác dụng đối với máu 11 3,5 11 Thuốc chống dị ứng và dùng trong

các trường hợp quá mẫn 10 3,2

12 Thuốc chống rối loạn tâm thần 9 2,9 13 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 9 2,9 14 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 6 1,9

29

15 Thuốc điều trị bệnh da liễu 4 1,3 16 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ,

chống đẻ non 4 1,3

17 Thuốc chống rối loạn tâm thần, chống co giật 2 0,6 18 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 2 0,6 19 Thuốc giải độc và dùng trong TH ngộ độc 1 0,3 20 Điều trị đau nửa đầu chóng mặt 1 0,3 21 Thuốc điều trị đường tiết niệu 1 0,3 22 Thuốc chống Parkinson 1 0,3

23 Thuốc dùng chuẩn đoán 1 0,3

24 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 0,3 25 Thuốc lợi tiểu 1 0,3 26 Huyết thanh và Globulin miễn dịch 1 0,3

Tổng cộng 314 100%

Danh mục thuốc bệnh viện được phân thành 26 nhóm tác dụng dược lý

với 314 hoạt chất. Trong danh mục thuốc bệnh viện, nhóm thuốc chống ký sinh

trùng, kháng khuẩn có số lượng hoạt chất lớn nhất, tiếp theo là nhóm thuốc đường tiêu hóa và thuốc tim mạch.

b) Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành phần.

Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc đơn thành phần – thuốc đa thành phần

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuốc đơn thành phần 259 82,5 2 Thuốc đa thành phần 55 17,5 TỔNG SỐ 314 100,0

Danh mục thuốc bệnh viện năm 2012 chủ yếu là thuốc đơn thành phần,

30

lượng, nhóm này đa số là thuốc kháng sinh và khoáng chất, vitamin. Các thuốc đa thành phần được lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị và thuận tiện trong sử

dụng.

c) Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo danh mục thuốc chủ yếu (theo thông tư 31/2011/TT-BYT).

Bảng 3.3. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT bệnh biện

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ

(%)

1 Thuốc chủ yếu 312 99,4 2 Thuốc không phải là thuốc chủ yếu 2 0,6

TỔNG SỐ 314 100,0

Tỷ lệ thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện là thuốc chủ yếu chiếm đa số

(đạt 99,4%).

3.1.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện

Trên cơ sở danh mục thuốc bệnh viện, HĐT& ĐT giao cho trưởng khoa dược xây dựng danh mục dự trù mua thuốc gửi cho Sở Y tế để đấu thầu tập

trung tại Sở Y tế. Sau khi có kết quả đấu thầu, trưởng khoa dược được HĐT&ĐT giao nhiệm vụ tổng hợp kết quả đấu thầu để xây dựng danh mục

thuốc sử dụng tại bệnh viện: tên hoạt chất, tên biệt dược, đường dùng, dạng

dùng, hãng sản xuất, nhà cung cấp, giá thành cụ thể. Sau đó bệnh viện tổ chức

họp và thống nhất danh mục thuốc sử dụng cho bệnh viện mình. Theo đó, danh

mục thuốc bảo hiểm bao gồm 560 thuốc, danh mục thuốc dịch vụ gồm 309 thuốc. Trong đó có 300 hoạt chất, tất cả đều nằm trong danh mục 314 hoạt chất

mà bệnh viện đã xây dựng trước đó. Như vậy, tại bệnh viện việc lựa chọn thuốc đã có sự thống nhất cơ bản giữa hai danh mục. Cơ cấu cụ thể của danh mục

31

a) Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo danh mục thuốc thiết

yếu

Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc sử dụng tại BV TASG

năm 2012

STT Nội dung Bảo hiểm Dịch vụ

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Thuốc thiết yếu 376 67,1 144 46,6 2 Thuốc không phải là thuốc

thiết yếu

184 32,9 165 53,4

Tổng số 560 100,0 309 100,0

Thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc bảo hiểm sử dụng tại bệnh viện tương đối cao 67,1 %. Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc dịch vụ gần tương đương với thuốc không phải là thuốc thiết yếu.

b) Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược

Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc theo tên gốc, tên biệt dược

STT Nội dung Bảo hiểm Dịch vụ

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Thuốc theo tên gốc 159 28,4 31 10,0 2 Thuốc tên biệt dược 401 71,6 278 90,0

Tổng số 560 100,0 309 100,0

Thuốc mang tên biệt dược chiếm tỷ lệ lớn trong danh mục thuốc 71,6% với danh mục thuốc bảo hiểm và 90% với danh mục thuốc dịch vụ.

c) Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc

32

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc sản xuất ở nước ngoài

STT Nội dung Bảo hiểm Dịch vụ

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Thuốc sản xuất trong nước 336 60,0 216 69,9 2 Thuốc sản xuất ở nước ngoài 224 40,0 93 30,1

Tổng số 560 100,0 309 100,0

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước là 60% và 69,9%, cao hơn so với thuốc

ngoại nhập.

-Cơ cấu thuốc ngoại nhập (danh mục bảo hiểm)

Phân tích nguồn gốc các thuốc sản xuất ở nước ngoài thu được kết quả thể

hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc ngoại nhập (thuốc bảo hiểm)

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Thuốc nhập từ các nước phát triển 101 45,1 2 Thuốc nhập từ các nước đang phát triển 123 54,9

Tổng số 224 100,0

Trong số các thuốc ngoại nhập, thuốc nhập từ các nước phát triển chiếm

tỷ lệ tương đối cao 45,1%, chủ yếu là các thuốc gây mê, thuốc mắt, tim mạch

huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường. d) Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)