Hoạt động thông tin thuốc:
Thông tin thuốc trong bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Bộ y tếđã có công văn
số 10766/YT-ĐT về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện. Tuy nhiên, tại bệnh viện Thành An Sài Gòn chưa thành lập tổ thông tin thuốc và dược lâm sàng bài bản mà mới chỉ giao cho Dược sỹ phó khoa kiêm nhiệm, thực hiện các hoạt động khi cần mà thôi.
Các hình thức thực hiện thông tin:
- Qua điện thoại. - Qua giao ban.
- Gửi văn bản tới các khoa, phòng. - Tổ chức hội thảo.
Khi cần thông tin về thuốc, bác sĩ gọi điện trực tiếp cho dược sĩ lâm sàng. Hoạt động thông tin thuốc chủ yếu là thực hiện các bản tin thông tin thuốc trên
55
giao ban và bằng văn bản tới khoa lâm sàng, tần suất 2 lần/tháng. Nội dung
thông tin chủ yếu là thông báo về các thuốc mới: chỉ định và chống chỉ định,
thông báo các văn bản mới về Dược, thông báo về các thuốc bị đình chỉ lưu
hành, thu hồi, thuốc giả, thông báo về các thuốc hết, sắp hết, liệu pháp thay thế... Kết quảthu được như bảng sau:
TT Nội dung Số lượng
1 Tư vấn qua điện thoại 134 2 Thông báo các văn bản 6
3 Thông báo thuốc mới 11
4 Thông báo thuốc hết, liệu pháp thay thế: 17
5 Thông tin khác 7
Nguồn tra cứu thông tin: bao gồm các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh
vực Dược, các loại sách: dược thư Việt Nam, Vidal, MIMS, Thuốc biệt dược và cách sử dụng, các trang Web về thông tin Y-Dược….
Công tác Dược lâm sàng:
Tại khoa Dược có 1 dược sỹ đại học được giao công tác dược lâm sàng
nhưng do dược sỹ này đang kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa chú trọng công tác Dược lâm sàng, mặt khác chưa được sự ủng hộ của các bác sỹ, trình độ
chuyên môn về dược lâm sàng còn hạn chế nên hoạt động này chỉ mang tính
chất đốiphó, chưa được thể hiện rõ rệt.
Theo dõi báo cáo ADR: Tại các khoa lâm sàng đều có sổ báo cáo ADR nhưng trong năm 2012 chưa ghi nhận báo cáo nào, không phải là do tại bệnh
viện không có trường hợp nào xẩy ra mà vì các khoa chưa chú trọng công tác
này, không ghi chép và báo cáo lại cho khoa Dược. Đây là một mặt rất hạn chế, chưa khắc phục được.
Bệnh viện đã tổ chức 2 buổi hội thảo, tuy nhiên đều do các công ty dược
đứng ra đảm nhiệm để giới thiệu sản phẩm, còn bệnh viện chưa có buổi hội thảo cung cấp thông tin khoa học nào.
3.4.6.Công tác thống kê thuốc
Tại bệnh viện, phần mềm quản lý sử dụng thuốc có phần chức năng thống kê thuốc nhập, sử dụng, tồn hàng ngày. Kho Dược hàng ngày chỉ cần in ra các
56
phiếu nhập, xuất từ trên máy, sau khi đối chiếu, kiểm tra lại sẽ đóng thành sổ
theo dõi việc xuất nhập thuốc theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Thống kê thuốc: người thống kê thuốc sẽ in, đối chiếu báo báo với các kho và lưu theo định kỳ hàng tháng.
- Kiểm kê thuốc: gồm kiểm mỗi tháng một lần vào cuối tháng, kiểm kê năm
vào cuối tháng 6 và 12.
Nội dung kiểm kê gồm: đối chiếu sổ theo dõi xuất nhập với chứng từ, đối
chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng, xác định lại số lượng, chất lượng thuốc tìm nguyên nhân thừa, thiếu.
Đối với thuốc gây nghiện: dược sĩ được ủy quyền phụ trách tủ thuốc gây
nghiện tiến hành kiểm kê và trừ đuổi hàng ngày để hạn chế tối thiểu sai sót và phát hiện sớm nguyên nhân gây sai sót. Kết quả thống kê thuốc trong năm 2012 như sau:
- Thực hiện kiểm kê thuốc hàng tháng : 12 lần
- Thực hiện kiểm nhập thuốc :100% các thuốc
- Báo cáo xuất- nhập – tồn hàng tháng : 12 lần
- Báo cáo tổng giá trị tiền thuốc sử dụng từng tháng : 12 lần
- Báo cáo tổng giá trị tiền mua thuốc từng tháng : 12 lần
Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cấp phát và thống kê Dược đã cung cấp cho bệnh viện những số liệu chính xác, cập nhật, góp phần
to lớn cho việc quản lý, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
3.4.7. Hoạt động của nhà thuốc ( quầy bán thuốc dịch vụ)
Nhà thuốc bệnh viện chịu sự quản lý của Khoa Dược, phụ trách nhà thuốc là Dược sỹ Đại học đảm nhiệm. Nhà thuốc phục vụ đối tượng là các bệnh nhân
dịch vụ đến khám và bán cho khách hàng lẻ có nhu cầu.
Nhà thuốc được xây dựng từ năm 2009, đạt tiêu chuẩn GPP, được đặt ngay ở vị trí rất thuận lợi để phục vụ bệnh nhân. Thuốc được Khoa Dược mua về sau
khi nhập vào kho dịch vụ thì xuất xuống quầy thuốc khi cần. Thuốc được đảm
bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả được niêm yết trên từng
hộp thuốc theo quy định của Bộ Y Tế.
Do kinh phí eo hẹp nên danh mục thuốc tại nhà thuốc rất hạn chế cả về số lượng, chủng loại, chủ yếu là bán các dạng thuốc uống, thuốc dùng ngoài. Sự kết
57
nối giữa bác sỹ kê đơn và quầy thuốc chưa chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng bác
sỹ kê thuốc nhà thuốc không có và ngược lại các thuốc nhà thuốc có thì bác sỹ
lại không kê. Tình trạng này đã kéo dài song do cơ chế quản lý của bệnh viện
yếu kém, kinh phí eo hẹp, khoa Dược đã kiến nghị nhiều lần nhưng không được
chủ động hoạt động do đó chưa cải thiện được tình hình. Vì vậy nên doanh số
của nhà thuốc còn rất thấp, kinh doanh của nhà thuốc không có hiệu quả như
mong muốn. Doanh số hàng tháng cụ thể như sau:
Hình 3.8: Biểu đồ doanh số bán hàng
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy doanh số các tháng giao động không
nhiều, chỉ có tháng 1 là doanh số thấp nhất vì đó là thời gian nghỉ lễ. Tuy nhiên tính bình quân thì mỗi ngày quầy thuốc chỉ bán được hơn 4 triệu đồng, là con số
rất nhỏ so với các nhà thuốc tại các bệnh viện khác.
Tóm lại, tình hình quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Thành An Sài Gòn còn gặp nhiều khó khăn. Một số hoạt động chưa thực hiện đúng theo quy định
của Bộ Y tế như: Hoạt động giám sát kê đơn, chẩn đoán bệnh; hoạt động thông
tin thuốc, dược lâm sàng, …
(tháng)
58
Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Lựa chọn thuốc
Cũng như tất cả các bệnh viện khác, bệnh viên đa khoa Thành An Sài Gòn
luôn đề cao hoạt động xây dựng danh mục thuốc, vì đây là một bước then chốt
và có vai trò tiên quyết tới hiệu quả của việc cung ứng thuốc trong bệnh viện,
ảnh hưởng tới ngân sách, kinh phí của bệnh viện, nhất là với bệnh viện tư nhân.
Tuy nhiên do tính chất đặc thù của bệnh viện, ban Giám đốc và bác sỹ cũng chỉ
là những người làm thuê không cố định nên chưa sát sao, nắm vững tình hình sử
dụng thuốc mà chủ yếu chỉ dựa vào những đánh giá có tính chủ quan để xây dựng danh mục thuốc. Bệnh viện chưa có thiết kế điều tra một cách khoa học, chưa tiến hành phân tích ABC/ VEN để tìm ra các thuốc bị lạm dụng năm 2011,
thuốc cần ưu tiên mua năm 2012…mà chỉ mới thu thập các thông tin như: kinh
phí dành cho mua thuốc và nhu cầu sử dụng thuốc của khoa/ phòng năm 2012, chính sách ưu đãi của các công ty cho bệnh viện, tình hình công nợ…..để xây
dựng danh mục thuốc. Các thông tin trên mới chỉ đủ để xây dựng được một danh
mục thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị của số đông bác sỹ làm việc tại bệnh viện
thời điểm đó, và phù hợp với tình hình kinh phí của bệnh viện, còn nếu có thay đổi nhân sự bác sỹ thì khó đáp ứng được với các bác sỹ mới. Hai căn cứ quan
trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là
các phác đồ điều trị chuẩn và mô hình bệnh tật chưa được quan tâm. Tuy vậy,
với một bệnh viện mới như Thành An Sài Gòn thì việc xây dựng được quy trình lựa chọn thuốc như vậy là đáng được ghi nhận, Khoa Dược đã chủ động tham mưu cho ban giám đốc xây dựng các tiêu chí lựa chọn, sắp xếp danh mục một
cách khoa học, tổng hợp dự trù của các bác sỹ đầy đủ, dùng cách chấm điểm để
lựa chọn thuốc khách quan và tối ưu nhất có thể.
Sau khi xây dựng được danh mục thuốc bệnh viện Thành An - Sài Gòn
59
duyệt chỉ được phát tới các khoa phòng nhưng các quy định sử dụng danh mục
cũng như chuyên luận và hướng dẫn tra cứu chưa được xây dựng.
Kết quả của hoạt động lựa chọn thuốc ở trên là danh mục thuốc bệnh viện.
Đầu tiên là danh mục hoạt chất. Danh mục này bao gồm 314 dược chất, về cơ
bản đáp ứng nhu cầu điều trị với tỷ lệ thuốc chủ yếu đạt rất cao 99,6% cho thấy
bệnh viện đã tuân thủ tốt những quy định của Bộ Y Tế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh, đặc biệt đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Với tỷ lệ 82,5% các thuốc được lựa chọn vào danh mục thuốc bệnh viện là thuốc đơn thành phần chứng tỏ bệnh viện đã cân nhắc về hiệu quả và độ thuận
tiện khi sử dụng. Các thuốc đa thành phần trong danh mục thuốc bệnh viện chủ
yếu là kháng sinh, khoáng chất và vitamin, đây cũng là những nhóm thuốc hay được các nhà sản xuất bào chế dưới dạng thuốc phối hợp.
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, thuốc kháng sinh vẫn được ưu tiên với tỷ lệ lớn nhất 18,5%, tiếp đó là thuốc tim
mạch 10,8% và thuốc đường tiêu hóa 13,1%. Đây cũng là những nhóm thuốc
chiếm tỷ lệ lớn nhất tại hầu hết các bệnh viện đa khoa.
Danh mục hoạt chất là cơ sở để bệnh viện lựa chọn và xây dựng danh mục
thuốc sử dụng tại bệnh viện. Gồm có danh mục thuốc bảo hiểm và danh mục
thuốc dịch vụ. Nhìn vào danh mục này cho thấy bệnh viện đã chú trọng ưu tiên
dùng thuốc sản xuất trong nước, đạt trên 60%, đây là tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên danh mục thuốc sử dụng vẫn còn một số điểm chưa hợp lý: thuốc biệt dược
chiếm ưu thế, nhiều thuốc trong danh mục không được sử dụng, tỷ lệ thuốc thiết
yếu chưa cao, nhất là với danh mục thuốc dịch vụ. Thuốc mang tên gốc chỉ
chiếm tỷ lệ rất thấp 28,4 % với danh mục thuốc bảo hiểm và 10% với danh mục
thuốc dịch vụ. Đây cũng là một bất cập ở nhiều bệnh viện trong cả nước. Các thuốc biệt dượcthường đắt hơn thuốc gốc sẽ dẫn đến lãng phí nguồn kinh phí
60
Tỷ lệ thuốc tiêm trong bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 28 % và giá trị tiền
thuốc tiêm chiếm gần 40% (với cả hai danh mục), không chênh lệch nhiều với
giá trị tiền thuốc uống. Thuốc dạng tiêm trong danh mục chủ yếu là các thuốc
kháng sinh chỉ dùng được đường tiêm, thuốc cấp cứu, dịch truyền.
Mặc dù là một bệnh viện đa khoa nhưng tỷ lệ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần chỉ chiếm chưa đến 2 %, chủ yếu do khoa gây mê hồi sức sử
dụng. Tuy tỷ lệ nhỏ nhưng bệnh viện đã thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong việc dự trù mua, cấp phát, bảo quản, sổ sách báo cáo và hủy các loại
thuốc trên.
Như vậy, dù là bệnh viện tư nhân nhưng bệnh viện TASG đã xây dựng được quy trình lựa chọn thuốc tương đối bài bản như ở nhiều bệnh viện công
lập khác, tuy nhiên việc lựa chọn này phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá thành và nhà cung cấp nên có phần hạn chế hơn ở bệnh viện công.
4.2. Mua sắm thuốc
Kinh phí của bệnh viện thu chủ yếu từ nguồn thu viện phí, bảo hiểm y tế và ngân sách của nhà đầu tư cung cấp. Không như ở các bệnh viện công lập, nguồn kinh phí được tính toán dự trữ để chủ động mua thuốc, tại bệnh viện TASG không có lượng dự trữ đó. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc mua sắm
thuốc.
Năm 2012, kinh phí mua thuốc chỉ chiếm gần 1/3 tổng kinh phí của bệnh
viện, đây là một tỷ lệ thấp so với các bệnh viện khác. Trong đó kinh phí mua thuốc bảo hiểm là chủ yếu, gấp hơn 4 lần chi phí cho thuốc dịch vụ.
Năm 2012, bệnh viện áp dụng kết quả đấu thầu của Sở Y tế. Căn cứ vào kết
quả đấu thầu đó, bệnh viện ký hợp đồng với nhà cung ứng trúng thầu để mua
thuốc bảo hiểm sử dụng tại bệnh viện. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên ban giám
đốc quyết định ưu tiên mua các thuốc cho bệnh nhân bảo hiểm, do đó kinh phí
dành cho mua thuốc dịch vụ rất hạn chế.
61
mua thuốc, tỷ lệ thuốc mua theo tên gốc còn thấp, chỉ chiếm 11,6 % với thuốc
bảo hiểm và 21,42 % với thuốc dịch vụ. Chi phí dành cho nhóm thuốc kháng
sinh còn cao. Việc lập dự trù số lượng đã có tính đến lượng tồn kho, lượng xuất
trung bình 3 tháng trước đó nhưng vẫn chưa thật sự khoa học và chính xác. Mặt
khác nhu cầu thuốc của các khoa cũng không ổn định, kinh phí không cho phép dự trù nhiều,vì vậy việc gọi thuốc phải thực hiện rất nhiều lần, nhưng không có
kế hoạch. Khi duyệt dự trù lại phải xem xét kinh phí tại thời điểm đó của bệnh
viện nên lượng thuốc mua được thường chỉ chiếm 60-70 % so với dự trù, làm cho khoa Dược khó chủ động trong công tác cung ứng thuốc, nhất là khi có trục
trặc từ phía nhà cung ứng. Mặt khác, bệnh viện không có kho chính nên việc
nhập thuốc không có kế hoạch và quy luật ổn định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác nghiệp vụ kho. Tổ nghiệp vụ dược cần dựa vào mô hình bệnh tật của
bệnh viện tính toán nhu cầu thuốc một cách khoa học và phối hợp với tổ kho
tính toán cụ thể số lượng thuốc dự trữ để sắp xếp kế hoạch gọi thuốc hợp lý. Bên cạnh đó bệnh viện phải tính toán, để dành một lượng kinh phí dự trữ ổn định
phục vụ cho việc mua thuốc.
Việc thanh toán tại bệnh viện tư nhân lại nhanh chóng và dễ dàng hơn so
với các bệnh viện công lập trên địa bàn, chỉ cần đối chiếu giữa hai bên rồi
chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt, chứ không phải thông qua kho bạc
mất rất nhiều thời gian và thủ tục rườm rà.
4.3. Tồn trữ cấp phát thuốc
Ngay từ đầu các kho thuốc được bố trí xây dựng ở vị trí sạch sẽ, cao ráo, chắc chắn. Các quầy thuốc bố trí ở vị trí thuận lợi, diện tích rộng rãi. Các trang thiết bị tối thiểu để đáp ứng yêu cầu bảo quản cũng được cung cấp: tủ lạnh, điều
hòa, quạt thông gió, nhiệt kế, ẩm kế. Chưa có máy hút ẩm, giá kệ thiết kế chưa đúng quy định, chưa chắc chắn, đồng bộ. Mới chỉ có quầy đạt GPP, kho thuốc chưa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc. Bệnh viện cần đầu tư thêm cơ
62
Mặc dù cơ cở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng công tác bảo quản được thực hiện nghiêm túc. Các thuốc phải bảo quản ở nhiệt độ thấp đều được
bảo quản theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn. Thuốc gây nghiện, hướng thần bảo