Phân tích những tồn tại, bất cập chính yếu

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012 (Trang 76)

4.5.1. Đặc điểm riêng của bệnh viện Thành An – Sài Gòn

Là bệnh viện tư nhân mới thành lập, vừa hoạt động vừa bổ sung, hoàn thiện

dần về trang thiết bị, nhân lực cũng như cơ chế hoạt động, do đó gặp rất nhiều khó khăn:

67

- Đợi ngũ nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm, nghỉ chế độ nhiều gây xáo trộn

công việc.

- Cơ cấu nhân lực không ổn định, chưa hợp lý, tỷ lệ cán bộ lâm sàng còn thiếu trong khi đó nhân viên hành chính lại quá nhiều. Ban Giám đốc có sự thay đổi nhiều kéo theo sự thay đổi cơ chế điều hành gây chồng chéo, khó thích ứng.

- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, hoàn thiện chậm.

- Vốn đầu tư bị động, phụ thuộc kinh phí của nhà đầu tư là chủ yếu nên khi

nhà đầu tư gặp khó khăn thì bệnh viện cũng bị ảnh hưởng theo.

- Kinh phí eo hẹp nên lượng thuốc cung ứng luôn hạn chế, việc giao dịch

với các công ty Dược gặp nhiều khó khăn.

4.5.2. Tình hình hoạt động của khoa Dược

4.5.2.1. Mô hình hoạt động

Mô hình hoạt động chưa phù hợp, chưa có tổ dược chính, dược lâm sàng, thông tin thuốc. Phân công công việc chưa khoa học, rõ ràng: một số nhân viên kiêm nhiệm quá nhiều việc nhưng một số lại giao quá ít trách nhiệm. Số lượng nhân viên khoa Dược nhiều nhưng thiếu kinh nghiệm lại phân bố tại nhiều nơi

nên còn lộn xộn, chất lượng kém.

4.5.2.2. Cơ sở vật chất

Nhìn chung cơ sở vật chất khoa dược đã tương đối đầy đủ song chưa đạt

chuẩn chất lượng: giá kệ yếu, chưa đủ diện tích.

4.5.2.3. Kinh phí

Nguồn kinh phí eo hẹp do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Khoa

Dược luôn bị động, không thỏa mãn được nhu cầu sử dụng thuốc, lượng thuốc

dự trữ hầu như rất ít, tình trạng thiếu thuốc xẩy ra nhiều.

4.5.2.4. Năng lực quản lý

Các dược sỹ chưa được đào tạo chuyên môn về quản lý dược bệnh viện,

quy trình quản lý chưa được xây dựng đồng bộ. Đã có phần mềm quản lý bệnh nhân song mói được triển khai cần tiếp tục hoàn chỉnh

4.5.2.5. Danh mục thuốc

Danh mục thuốc chưa phong phú, có sự thay đổi liên tục khó quản lý. Phụ

thuộc vào danh mục đấu thầu của Sở Y tế, mà kết quả đấu thầu thường có chậm

68

Tóm lại,tuy là bệnh viện tư nhân mới thành lập nhưng bệnh viện TASG đã

đầu tư tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám

chữa bệnh nói chung và công tác cung ứng thuốc nói riêng. Một số hoạt động như xây dựng danh mục thuốc, mua sắm thuốc đã có quy trình tương đối đầy đủ.

Mặc dù vậy, về đầu tư cho công tác chuyên môn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nhân lực về lâm sàng, cận lâm sàng còn thiếu, chưa chú trọng công tác quản lý

sử dụng thuốc, đặc biệt là công tác giám sát kê đơn chẩn đoán bệnh, thông tin

thuốc, dược lâm sàng… Nguồn kinh phí phục vụ mua sắm thuốc còn eo hẹp gây khó khăn cho công tác cung ứng thuốc.

Một số hạn chế của đề tài:

Đề tài đã tiến hành phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Thành An - Sài Gòn, năm 2012 theo 4 nội dung: lựa chọn, mua sắm, cấp phát và quản

lý sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục:

- Số liệu kết quả khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện còn chưa phong phú và đầy đủ.

- Đề tài chưa tiến hành được phân tích ABC – VEN để có thể tìm ra thuốc bị

lạm dụng, thuốc cần được ưu tiên mua.

- Chưa phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện đểso sánh, đối chiếu. - Chưa thu thập, nghiên cứu, tổng hợp bệnh án, đơn thuốc để khảo sát việc thực hiện quy chếkê đơn, quy chế chuyên môn trong chỉđịnh dùng thuốc.

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Đề tài đã phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa

Thành An Sài Gòn năm 2012 và có một số kết luận như sau:

Về hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc

Bệnh viện đã thiết lập được quy trình lựa chọn thuốc. Danh mục thuốc bệnh

viện có 314 hoạt chất phân thành 26 nhóm tác dụng dược lý. Tỷ lệ thuốc đơn

thành phần và thuốc chủ yếu cao, chiếm 82,5 và 99,6 %.

Danh mục thuốc Bảo hiểm thuốc thiết yếu chiếm 67,1 %, nhưng danh mục

thuốc dịch vụ thuốc thiết yếu chỉ chiếm 46,6 %. Thuốc theo tên gốc ở cả hai

danh mục đều chiếm tỷ lệ rất thấp (28,4 % và 10%). Tỷ lệ thuốc sản xuất trong

nước đều chiếm hơn 60%, đây là tỷ lệ đáng khích lệ. Thuốc dùng đường tiêm chiếm hơn 28%. Chỉ có hơn 1% thuốc gây nghiện, hướng thần trong danh mục.

Danh mục thuốc bảo hiểm có 560 thuốc nhưng có đến 185 thuốc không sử dụng.

Danh mục thuốc dịch vụ có 309 thuốc và có 11 thuốc không sử dụng.

Kinh phí mua thuốc được lấy từ nguồn ngân sách bảo hiểm, vốn của nhà đầu tư và viện phí, chiếm đến 27% tổng kinh phí. Bệnh viện mua thuốc bảo hiểm

theo kết quả đấu thầu tập trung của sở y tế tỉnh Nghệ An. Tỷ lệ thuốc mua theo

tên gốc là 11,6 % (thuốc Bảo hiểm), 21,4% (thuốc dịch vụ) và tỷ lệ tiền mua

thuốc sản xuất trong nước là tương đối cao: 68,0% (thuốc Bảo hiểm) và 68,3% (thuốc dịch vụ).

Về hoạt động tồn trữ, cấp phát và quản lý sử dụng thuốc

Hệ thống kho, quầy được phân chia thành kho, quầy bảo hiểm và dịch vụ.

Các quy trình nghiệp vụ trong kho, sổ sách, chứng từ được thực hiện theo hướng

dẫn của Bộ Y tế, song việc sắp xếp còn chưa hợp lý, khoa học, chưa có kho

riêng rẽ.

70

lên lĩnh tại khoa Dược. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú được tiến hành một cách chặt chẽ. Bệnh viện đã bắt đầu ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc.

Việc tiêu thụ thuốc tại bệnh viện năm 2012 vẫn còn một số tồn tại: tiền

thuốc kháng sinh sử dụng cao, chi phí thuốc dành phần nhiều cho thuốc biệt dược, thuốc tiêm. Bệnh viện đã ưu tiên dùng thuốc nội nên giá trị thuốc nội tương đối cao.

Bệnh viện chưa có quy định về việc giám sát chẩn đoán, kê đơn điều trị nội

trú ngoại trú, giám sát cấp phát thuốc. Mới chỉ ở mức độ kiểm tra, nhắc nhở, chưa thành quy định thường lệ. Đây là một mặt rất hạn chế mà bệnh viện phải

khắc phục sớm.Công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc chưađược quan tâm. Chưa có tổ dược lâm sàng, thông tin thuốc. Bệnh viện chưa có hoạt động bình bệnh án.

II. KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin đưa ra một số kiến

nghị đối với bệnh viện để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cung ứng

thuốc tại Bệnh viện Thành An Sài Gòn như sau:

- Bệnh viện cần tổ chức hoạt động bình bệnh án, bình đơn thuốc, có tổ giám sát kê đơn, chỉ định dùng thuốc.

- Tăng cường kinh phí mua thuốc để khoa Dược đủ điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thuốc của các bác sỹ, phục vụ hiệu quả công tác điều trị

bệnh nhân.

- Hoạt động của HĐT và ĐT cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng,HĐT và ĐT nên xây dựng các tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc cụ thể để làm căn cứ lựa chọn thuốc. HĐT&ĐT cần xây dựng cẩm nang danh mục thuốc

nhằm giúp bác sĩ hiểu được hệ thống danh mục thuốc và chức năng của HĐT&ĐT.

71 tốt chính sách, quy định của Bộ Y tế.

- Tiến hành phân tích tình hình sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm tại bệnh viện. - Thành lập tổ thông tin thuốc và dược lâm sàng, chú trọng và quan tâm hơn đến hoạt động này. Đầu tư trang thiết bị (phần mềm tra cứu thông tin thuốc, sách chuyên ngành…) và kinh phí cho hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc.

- Bổ sung nguồn nhân lực dược, đặc biệt là dược sĩ lâm sàng.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Bình, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Trung Nghĩa (2011),

“Vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong hoạt động cung ứng thuốc

bệnh viện”, Tạp chí Dược học số 419.

2. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2010), Giáo trình Dược xã hội học,

Trường đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2007), Giáo trình Quản lý và kinh tế dược, NXB Y học.

4. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2010), Giáo trình Pháp chế hành nghề dược, NXB Giáo dục.

5. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10, Nhà xuất bản

Y học.

6. Bộ Y tế, nhóm đối tác chung về y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2011.

7. Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.

8. Bộ Y tế (2005), Quyết định 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V.

9. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 về việc ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

10. Bộ Y tế (2010), Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2010 Ban hành danh mục thuốc cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.

11. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện.

12. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011 TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

73

13. Bộ Y tế (2011), Thông tư 31/2011/BYT-TT về việc ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ bảo hiểm thanh toán.

14. Cục Quản lý dược (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, triển khai công tác dược năm 2009, tài liệu phục vụ hội nghị ngành dược

toàn quốc.

15. Cục Quản lý dược (2011), Báo cáo kết quả công tác dược năm 2010 và định hướng, trọng tâm công tác năm 2011 trong lĩnh vực dược, Hội nghị chuyên đề công tác quản lý dược và trang thiết bị y tế.

16. Cục Quản lý dược (2010), Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

17. Nguyễn Thị Song Hà (2011), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc

tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009”, Tạp chí Dược học 2/2011.

18. Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị Phương Lan (2011), “Nghiên cứu một

số hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2008- 2010”, Tạp chí Dược học số 10/2011.

19. Nguyễn Thị Song Hà, Hà Văn Thúy (2011), “Nghiên cứu hoạt động đấu

thầu thuốc tại một số bệnh viện trung ương năm 2009-2010”, Tạp chí Dược học 8/2011.

20. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đấu thầu.

21. Phạm Lương Sơn, Dương Tuấn Đức, Nguyễn Thanh Bình (2012), “Thực

trạng thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế năm 2010”, Tạp chí Dược học 04/2012.

22. Chu Quốc Thịnh, Nguyễn Thanh Bình (2010), “Phân tích cơ cấu thuốc

thành phẩm nhập khẩu xuất xứ từ một số quốc gia năm 2008”, Tạp chí Dược học 8/2010.

23. Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

74

24. Huỳnh Hiền Trung, Nguyễn Thanh Bình (2009), “Phân tích tình hình sử

dụng thuốc tại khoa khám bệnh, bệnh viện Nhân Dân 115”, Tạp chí Dược học 1/2009.

25. Huỳnh Hiền Trung và cộng sự (2009), “Hiệu quả can thiệp quản lý tồn

kho tại khoa dược bệnh viện Nhân Dân 115 năm 2008: sử dụng chỉ số

IMAT”, Tạp chí Dược học 9/2009.

26. Huỳnh Hiền Trung (2009), “Sử dụng phân tích ABC/VEN đánh giá hiệu

quả can thiệp cung ứng thuốc của bệnh viện nhân dân 115”, Tạp chí Dược học số 403.

27. Huỳnh Hiền Trung và cộng sự (2011), “Áp dụng kê đơn điện tử, một giải

pháp nâng cao chất lượng kê đơn thuốc tại bệnh viện Nhân Dân 115”, Tạp chí Dược học 11/2011.

28 Trường Cán bộ quản lý y tế (2000) Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y

học.

29. Trường đại học Y tế công cộng (2001), Quản lý dược bệnh viện, nhà xuất

bản Y học.

30. Lê Văn Truyền (2010), “Công nghiệp dược thế giới cuối thập niên đầu và triển vong của thập niên thứ hai thế kỷ XXI”, Tạp chí Dược học 2/2010.

31. Dương Văn Tú (2009), “Lựa chọn và sử dụng các thuốc thiết yếu có làm giảm tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý”, Bản tin Dược lâm sàng và điều trị số 10/2009.

32. Dương Ngọc Ngà (2011), “Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2011”, Luận văn thạc sỹ dược học, đại

học Dược Hà Nội

33.Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Phổi trung ương năm 2009”, Luận văn thạc sỹ Dược

75

34. Cao Hưng Thái (2011), Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện, Hội thảo

khoa học “vai trò của hội đồng thuốc và điều trị trong hoạt động cung ứng

thuốc tại Việt Nam”, Hà Nội tháng 10/2011

Tài liệu tiếng Anh

35 . Management Sciences for Health (2011), MDS-3: Managing Access to Medicines and other Health Technologies, Arlington, VA: Management Sciences for Health.

36. WHO (2003), Policy Perspectives on Medicines January 2003, World Health Organization Geneva, How to develop and implement a national

drug policy.

Tài liệu Internet

37. http://apps.who.int/medicinedocs/en/d/Js6160e/10.html.

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)