Phân tích hoạt động quản lý sử dụng danh mục thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012 (Trang 62)

Bệnh viện được thành lập từ tháng 1 năm 2009, lúc đó việc quản lý dược

dựa trên các giấy tờ, sổ sách, nhưng đến tháng 9 năm 2011 thì đã triển khai sử

53

hiểm xã hội tỉnh duyệt sẽ được nhập vào máy tính. Phần mềm này do tổ Công

nghệ thông tin, bộ phận Kế toán và khoa Dược cùng đồng thời quản lý. Cụ thể:

Bộ phận Kế toán cùng với khoa Dược chịu trách nhiệm nhập tên thuốc vào phần mềm:

• Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.

• Giá thuốc: giá bảo hiểm, giá viện phí.

• Đối tượng bệnh nhân được sử dụng.

Tổ Công nghệ thông tin kiểm tra lại.

Mỗi tên thuốc được hệ thống phần mềm tự động cung cấp 1 mã thuốc, bất

kỳ sự thay đổi nào của mã thuốc đều phải có sự giám sát, quản lý của khoa Dược

và tổ Công nghệ thông tin. Điều dưỡng hành chính tại các khoa sử dụng mã thuốc hoặc tên thuốc để nhập dữ liệu vào phần mềm theo chỉ định của bác sỹ

trong hồ sơ bệnh án. Từ khi bệnh viện sử dụng phần mềm thì việc quản lý danh

mục thuốc rất dễ dàng và hiệu quả. Tên thuốc tên phiếu lĩnh rất rõ ràng, tránh

được sai sót, phát nhầm thuốc do đọc sai tên thuốc.

Giá thuốc được chia thành 2 đối tượng là bệnh nhân có bảo hiểm và bệnh

nhân dịch vụ.

Với bệnh nhân có bảo hiểm y tế, giá thuốc được sử dụng theo giá trúng

thầu của Sở Y tế nên ổn định, chỉ phải khai báo 1 lần trong năm nên rất thuận

tiện, dễ dàng.

Với bệnh nhân dịch vụ thì giá thuốc làm giá theo quy định của bệnh viện

dựa trên hoá đơn nhập vào. Nếu có bổ sung một thuốc nào đó thì phải có sự đồng ý của ban Giám đốc bệnh viện, thông thường là Giám đốc điều hành tại

thời điểm đó. Trong năm 2012 đã có 25 lần thêm thuốc bảo hiểm mới và 12 lần

thêm thuốc dịch vụ mới. Có 9 lần thay đổi giá thuốc dịch vụ vì các nhà cung cấp tăng giá.

Đối chiếu danh mục hoạt chất được bệnh viện xây dựng từ đầu năm với

54

dụng, 20 hoạt chất không được sử dụng, không có hoạt chất nào phải bổ sung. Như vậy, danh mục hoạt chất mà bệnh viện xây dựng tương đối chính xác so với

nhu cầu thực tế.

Tuy nhiên, trong 560 thuốc bảo hiểm y tế thì thực tế sử dụng là 375 thuốc,

còn 185 thuốc không sử dụng. Tỷ lệ thuốc không sử dụng tương đối cao do khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm danh mục Hội đồng thuốc luôn chọn 2-3 biệt dược cho mỗi dược chất để có

thuốc thay thế nếu cần nhưng khi sử dụng thì chỉ dùng 1 đến 2 biệt dược. Danh

mục thuốc dịch vụ có 304 loại , chỉ có 11 loại không sử dụng, nhưng lại có 5

thuốc thêm mới do yêu cầu bổ sung của bác sỹ phục vụ bán tại quầy thuốc.

Trong danh mục thuốc phát tới tận các khoa phòng, Khoa Dược có đánh

dấu các thuốc cần lưu ý đặc biệt, ví dụ như thuốc chỉ được dùng khi có biên bản

hội chẩn được đánh dấu sao (*), thuốc gây nghiện , hướng thần ghi rõ: GÂY NGHIỆN, HƯỚNG THẦN. Bên cạnh đó kèm theo danh sách các thuốc đắt tiền

yêu cầu các khoa sau khi sử dụng phải trả vỏ đầy đủ (khoa Dược đã đánh dấu trước khi phát). Điều này hạn chế một phần việc thất thoát các thuốc đắt tiền cho

bệnh viện, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa thành an sài sòn năm 2012 (Trang 62)