Vietcombank Cần Thơ là một ngân hàng lớn với hệ thống phòng giao dịch rộng khắp địa bàn. Tuy áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhưng đôi khi vẫn có hiện tượng nghẽn mạch. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ ngân hàng mới trên thế giới để nâng cao hiệu quả thanh toán, giữ vững uy tín của ngân hàng trên thị trường. Ngoài ra cần hoàn thiện theo dõi giao dịch của nhân viên để có những biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng làm việc của nhân viên. Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
60
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Vietcombank Cần thơ đã không ngừng nổ lực để vượt qua những khó khăn thử thách của nền kinh tế. Lợi nhuận của ngân hàng nói chung và giá trị thanh toán L/C nói riêng có xu hướng tăng. Với lợi thế có sẵn là vốn, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, Vietcombank Cần Thơ đã trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ nói riêng và của cả nước nói chung.
Phát huy những thành tựu trong những năm qua Vietcombank Cần Thơ không ngừng đổi mới và hoàn thiện đối công tác thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán L/C nói riêng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tiện ích của công tác này để thu hút khách hàng và nâng cao thị phần của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn về biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã tồn tại trên địa bàn Thành phố Cần Thơ lâu nay và các Ngân hàng thương mại mọc lên ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài.
Vì vậy, ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa uy tín, thế mạnh và những thành quả đạt được. Ngoài ra, cũng phải chú ý có những giải pháp thiết thực để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của ngân hàng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước
Nhà nước cần chỉ đạo các ngành thống nhất các văn bản đã được ban hành về các nghiệp vụ ngân hàng, tránh được sự mâu thuẫn trong việc hướng dẫn thực hiện các văn bản này của các cơ quan khác nhau, giảm bớt các thủ tục phiền hà không đáng có. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, đặc biệt là khâu thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh ngoại thương cũng như tăng cường quản lý thị trường, giám sát các hợp đồng kinh doanh là những vấn đề cấp thiết. Ngoài ra, bảo hiểm cũng là một ngành nghề có liên quan sâu đến kinh doanh ngoại thương.
6.2.2 Đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp để cạnh tranh và tăng thị phần của ngân hàng. Cập nhật thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cho các ngân hàng chi nhánh thường xuyên và liên tục. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện về quy trình, thủ tục và cách thức áp dụng phương thức thanh toán cho nhân viên.
61
Bên cạnh đó hiện đại hoá công nghệ thanh toán, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, phòng thương mại quốc tế… để cập nhật thông tin nhanh chóng và đầy đủ về những thay đổi trong thanh toán quốc tế.
Thường xuyên có các chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng mới, cùng với các chế độ ưu đãi cho các khách hàng lâu năm, các đối tác chiến lược nhằm giữ vững thị phần và tiếp tục mở rộng trong những năm sắp tới.
Có chính sách linh hoạt hơn đối với các mức phí thanh toán, tạo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, nên có chiến lược cụ thể cho từng chi nhánh để phù hợp với nền kinh tế địa phương.
6.2.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tình hình kinh tế luôn có những biến đổi bất thường, cho nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xây dựng bộ máy tổ chức kinh doanh của mình phù hợp với đặc điểm ngành nghề, tính chất, qui mô doanh nghiệp cũng như năng lực quản trị kinh doanh. Trong kinh doanh ngoại thương, doanh nghiệp cố gắng đa dạng hóa thị trường tránh phải lệ thuộc vào một nhóm khách hàng cố định, cũng như việc đa dạng hóa mặt hàng để tiếp cận khách hàng mới. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức thanh toán, đồng tiền kinh doanh và tuyến đường chuyên chở hàng hóa là ba vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giao dịch. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ pháp lý quốc tế để thực hiện cho đúng nhằm tránh xảy ra rủi ro. Để đảm bảo tính an toàn cho doanh nghiệp, lựa chọn bảo hiểm trong kinh doanh ngoại thương là một biện pháp quan trọng với mục đích phòng chống, hạn chế rủi ro và tổn thất hiệu quả. Do vậy, doanh nghiệp khi tiến hành các quan hệ mua bán cần đề nghị sự tư vấn của ngân hàng phục vụ mình.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh, 2009. Thanh toán Quốc tế - các nguyên tắc và thực hành. Lần 3. TP.Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Phương Đông.
2. Hồ Thị Thuỳ An, 2013. Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế
tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ.
Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Hướng dẫn thực hành và thẩm định
tín dụng Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
5. Dương Phạm Minh Tân, 2012. Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
6. Website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – VCB: www.vietcombank.com.vn
7. Website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank: www.eximbank.com.vn
8. Website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank: www.eximbank.com.vn