Tình hình thanh toán quốc tế theo các phương thức tại Vietcombank Cần

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ giai đoạn 20112013 (Trang 49)

biến động chung của hoạt động nhập khẩu tại thành phố Cần Thơ.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu có sự sụt giảm từ năm 2011-2012 do ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, và hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng chung.

Thế mạnh của thành phố Cần Thơ là xuất khẩu gạo, thủy sản, may mặc và đồ hộp, trong đó gạo chiếm đến gần 50% giá trị kim ngạch. Theo ông Nguyễn Minh Toại, giám đốc sở Công thương thành phố Cần Thơ cho biết: năm 2013 thành phố Cần Thơ đã thành lập riêng một tổ công tác chỉ với nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy nhiều doanh nghiệp đã được giảm thuế, cũng như tiếp cận được nguồn vốn tín dụng lãi suất ưu đãi. Nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường mới cho doanh nghiệp cũng được thành phố hỗ trợ thực hiện kịp thời. Vì vậy giá trị xuất khẩu năm 2013 tăng dẫn đến gia tăng giá trị thanh toán xuất khẩu.

Về tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013, thanh toán xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với thanh toán nhập khẩu. Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu tăng dần từ 63,60% năm 2011 lên 71,68% năm 2013. Trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu giảm dần từ 36,40% năm 2011 xuống 28,32% năm 2013. Kết quả này biến động theo kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ từ năm 2011-2013, đó là tăng dần giá trị xuất khẩu và giảm dần giá trị nhập khẩu.

4.1.2 Tình hình thanh toán quốc tế theo các phương thức tại Vietcombank Cần Thơ Vietcombank Cần Thơ

Trước tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, việc lựa chọn và sử dụng phương thức hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng. Trong đó việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và an toàn

39 51,44 15,27 33,30 58,59 19,04 22,37 59,29 16,22 24,48 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ trọng 2011 2012 2013 Năm L/C Nhờ thu Chuyển tiền

cũng như lựa chọn ngân hàng thực hiện thanh toán được các nhà xuất nhập khẩu hết sức quan tâm.

Vietcombank Cần Thơ thực hiện thanh toán quốc tế bằng ba phương thức thanh toán truyền thống là chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng chứng từ. Sau đây là sự phân bổ cụ thể trong từng phương thức thanh toán:

Bảng 4.2 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo từng phương thức thanh toán tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

ĐVT: nghìn USD CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Chuyển tiền 185.252 193.693 201.000 8.441 4,56 7.307 3,77 Nhờ thu 54.992 62.945 55.000 7.953 14,46 -7.945 -12,62 L/C 119.917 73.974 83.000 -45.943 -38,31 9.026 12,20 Tổng 360.161 330.612 339.000 -29.549 -8,20 8.388 2,54

(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ)

Hình 4.2 Tỷ trọng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

40

Trong giai đoạn 2011-2013, phương thức thanh toán chuyển tiền chiếm tỷ trọng kim ngạch thanh toán cao nhất và tăng đều qua các năm, từ 51,44% năm 2011 lên 58,59% năm 2012 và 59,29% năm 2013, tương đương tăng từ 185.252 nghìn USD năm 2011 lên 193.693 nghìn USD năm 2012 và 201.000 nghìn USD năm 2013. Phương thức chuyển tiền ngày càng được sử dụng nhiều tại Vietcombank do đây là phương thức thanh toán đơn giản, tiết kiệm được cả thời gian và chi phí. Bên cạnh đó do ngân hàng có những đối tác có mối quan hệ thân thiết, một yếu tố quan trọng giúp đối tác lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền.

Phương thức thanh toán chuyển tiền và L/C được sử dụng nhiều nhất và chiếm giá trị cao hơn phương thức nhờ thu. Phương thức nhờ thu tăng giá trị thanh toán từ 54.992 nghìn USD năm 2011 lên 62.945 nghìn USD năm 2012, và giảm còn 55.000 nghìn USD năm 2013. Trong khi đó phương thức L/C giảm giá trị thanh toán từ 119.917 nghìn USD năm 2011 xuống 73.974 nghìn USD năm 2012, và tăng lại 83.000 nghìn USD từ năm 2013. Phương thức nhờ thu có nhược điểm mang lại rủi ro cho người bán trong trường hợp người mua có thể đơn phương huỷ hợp đồng, ngân hàng không chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Thanh toán theo phương thức L/C với ưu điểm ít rủi ro, đảm bảo thanh toán cho người bán, không phụ thuộc vào thiện chí trả tiền của người mua nên được sử dụng phổ biến với các hợp đồng có giá trị lớn. L/C được xem là an toàn hơn so với các phương thức khác trong thanh toán quốc tế nên phương thức L/C có xu hướng tăng dần tỷ trọng thanh toán. Năm 2012 tỷ trọng phương thức L/C chiếm 22,37% tăng lên 24,48% năm 2013, tăng 2,11%. Trong khi đó tỷ trọng phương thức chuyển tiền tăng nhẹ 0,7%, còn phương thức nhờ thu giảm tỷ trọng 2,82% năm 2012-2013. Điều này cho thấy phương thức thanh toán bằng L/C đang dần được các nhà xuất nhập khẩu lựa chọn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ giai đoạn 20112013 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)