So sánh giữa nghiệp vụ L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ giai đoạn 20112013 (Trang 60)

Qua việc nhận định về cơ cấu L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu có thể nhận thấy được cái nhìn tổng thể về phương hướng kinh doanh trong ngân hàng vì dù chỉ là hoạt động thu phí dịch vụ, nó cũng là đại diện cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu hay hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.7 Tình hình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ĐVT: món, nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị L/C xuất khẩu 400 49.334 503 39.403 400 72.000 L/C nhập khẩu 76 70.583 59 34.571 92 11.000 Tổng 476 119.917 562 73.974 492 83.000

Qua bảng 4.7 cho thấy tổng giá trị thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ có nhiều biến động, cụ thể giảm mạnh từ 119.917 nghìn USD năm 2011 xuống 73.974 nghìn USD năm 2012, sang năm 2013 tăng nhẹ lên 83.000 nghìn USD. Trong khi đó số món biến động ngược lại, năm 2012 đạt 562 món, tăng 86 món so với năm 2011, sang năm 2013 số món giảm 70 món so với năm 2012, chỉ còn 492 món. Bên cạnh đó, cả về số món hay giá trị thanh toán thì L/C xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn L/C nhập khẩu.

50 41,14 58,86 53,27 46,73 86,75 13,25 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ trọng 2011 2012 2013 Năm L/C nhập L/C xuất

(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ)

Hình 4.6 Cơ cấu L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ theo giá trị thanh toán giai đoạn 2011-2013

Về giá trị thanh toán, tỷ trọng giá trị L/C xuất khẩu tại Vietcombank Cần Thơ tăng đều từ 2011-2013, cụ thể năm 2011giá trị thanh toán L/C xuất khẩu chiếm tỷ trọng 41,14%, đến năm 2013 tỷ trọng tăng đáng kể 86,75%. Ngược lại với L/C xuất, tỷ trọng giá trị thanh toán L/C nhập nhẩu giảm đều, từ 58,86% năm 2011 giảm còn 13,25% năm 2013. Có thể thấy tỷ trọng giá trị L/C nhập khẩu năm 2011 cao hơn 17,72% so với tỷ trọng L/C xuất khẩu, tuy nhiên năm 2013 tỷ trọng L/C nhập thấp hơn đáng kể so với tỷ trọng L/C xuất, thấp hơn 73,50% so với tỷ trọng L/C xuất. Nguyên nhân tỷ trọng giá trị L/C xuất lớn hơn L/C nhập và có xu hướng tăng liên tục vì các khách hàng của Vietcombank Cần Thơ chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy hải sản, gạo….do tính chất địa lý của thành phố Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long dồi dào về nguồn nguyên liệu để cung ứng sản xuất các sản phẩm này. Bên cạnh đó, kế hoạch 5 năm của cả nước từ 2011- 2015 tăng trưởng xuất khẩu đạt 12%/năm và đưa xuất khẩu là điểm mạnh của kinh tế nước ta, Cần Thơ đang chuyển mình theo mục tiêu này nên giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Vì vậy, giá trị L/C xuất khẩu tại Vietcombank Cần Thơ cũng tăng dần tỷ trọng.

51 84,03 15,97 89,50 10,50 81,30 18,70 0 20 40 60 80 100 Tỷ trọng 2011 2012 2013 Năm L/C nhập L/C xuất

(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ)

Hình 4.7 Cơ cấu L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ theo số món giai đoạn 2011-2013

Từ năm 2011 đến 2013, tỷ trọng số món L/C xuất và nhập có nhiều biến động. Năm 2012 tỷ trọng số món L/C xuất tăng, nhưng đến năm 2013, tỷ trọng lại giảm và thấp hơn so với hai năm trước. Ngược lại, tỷ trọng số món L/C nhập giảm từ năm 2011 đến 2012, tuy nhiên tăng trở lại vào năm 2013. Tuy tỷ trọng có sự biến động không đều qua các năm nhưng số món L/C xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với L/C nhập.

Nhìn chung, tình hình thanh toán L/C hàng xuất khẩu và L/C hàng nhập khẩu của Vietcombank Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 2013 đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đang tăng theo mục tiêu kế hoạch đề ra, chính điều này sẽ là thách thức cho ngân hàng trong việc tiếp cận các khách hàng mới và tiềm năng cũng như giữ chân các khách hàng cũ.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Quy trình thanh toán bằng L/C tại Vietcombank Cần Thơ được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ với sự kết hợp đồng bộ giữa các phòng, ban trong ngân hàng. Quy trình này được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Ngoài những lý do về thiên tai, bạo loạn, rủi ro lãi suất, biến động tỷ giá hay các nguyên nhân bất khả kháng nào đó thì một bộ L/C khi được thanh toán sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. Một bộ chứng từ trong phương thức thanh toán L/C phải được thực hiện một cách chính xác và trải qua nhiều thủ tục xử lý nên chi phí khá cao. Dưới đây là

52

những lợi thế cũng như những khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt trong quy trình xử lý một bộ chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ giai đoạn 20112013 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)