vốn NSNN của các địa phương trên
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT;
- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp;
- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn;
- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”;
- Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;
- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “ dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN; Nội dung quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN; Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước trong quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN, tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng cần được vận dụng trong quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN của các địa phương khác. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh [46] Huyện Thạch Hà nằm ở trung độ phần phía đông tỉnh Hà Tĩnh, trên tọa độ