Ban hành các văn bản và các chính sách liên quan đến quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 26)

xây dựng cơ bản từ vốn NSNN

* Xây dựng và hoàn thiện các luật liên quan đến đầu tư xây dựng, các văn bản dưới luật nhằm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Nhà nước ban hành Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Đấu thầu, ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời các văn bản dưới Luật khác nhằm khuyến khích đầu tư, đảm bảo cho các dự án đầu tư thực hiện đúng Luật và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên có sự biến động khách quan của các yếu tố liên quan đến vấn đề cơ chế quản lý; chính vì vậy nhu cầu sửa đổi, bổ sung các luật và văn bản dưới luật hết sức cần thiết.

Hệ thống văn bản nhằm quản lý các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nhất là thành phần kinh tế Nhà nước (vốn NSNN) chỉ duy nhất do Nhà nước ban hành. Trong cơ chế quản lý nói chung và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng nói riêng, hệ thống văn bản là điều kiện cần thiết cho việc quản lý có cơ sở khoa học, quản lý một cách có hệ thống và hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu về QLNN trong lĩnh vực này, hệ thống văn bản của Nhà nước cần tập trung để giải quyết những vấn đề cơ bản là:

Thứ nhất, phân định mức độ QLNN về đầu tư đối với từng loại dự án, từng

dự án chỉ quản lý một giai đoạn hay một quá trình của công cuộc đầu tư, những vấn đề này thường được quy định trong Luật Xây dựng hay Nghị định về đầu tư xây dựng.

Thứ hai, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các

ngành trong quản lý và thực thi hoạt động đầu tư và xây dựng, quy định trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư; phê duyệt quy hoạch ngành; quy hoạch địa phương và vùng lãnh thổ; phê duyệt thiết kế - tổng dự toán và dự toán công trình tương ứng với nhóm dự án được đầu tư; trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực thi pháp luật trong đầu tư; trách nhiệm của nhà thầu tham gia đầu tư; trách nhiệm của các cơ quan tư vấn đấu thầu, thiết kế, giám sát thi công… trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc tổ chức đấu thầu các dự án đầu tư. Đồng thời quy định việc phối hợp của các cấp, các ngành trong việc quản lý những vấn đề xây dựng có liên quan đến các ngành, các cấp đó.

Thứ ba, quy định trình tự các bước thực hiện đầu tư, những thủ tục cơ bản

trong quá trình thực hiện đầu tư.

Thứ tư, quy định hệ thống kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư và xây dựng ở

các khâu, tránh sự chồng chéo và bỏ sót nhiệm vụ.

* Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy phạm kỹ thuật, và quản lý đơn giá XDCB từ vốn NSNN.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật phản ánh lượng tiêu hao vật liệu, thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị và số giờ làm việc của công nhân trên một đơn vị sản phẩm. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật ngày càng tiến bộ hơn do việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào hoạt động thi công công trình xây dựng cụ thể là tiêu hao vật liệu, số giờ máy móc thiết bị và thời gian nhân công làm việc trên một đơn vị sản phẩm giảm. Đối với các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng có xu hướng ngày càng cao do nhu cầu về sản phẩm có chất lượng ngày càng cao của xã hội.

Nhà nước có trách nhiệm ban hành hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật. Nhà nước ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm mục đích quản lý

được chi phí đầu tư dưới hình thức định mức dự toán, với mục đích để xây dựng các bộ đơn giá xây dựng thuộc khu vực của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc làm cơ sở xây dựng các bộ đơn giá cá biệt cho những công trình có điều kiện đặc biệt.

- Theo cơ chế quản lý hiện nay, sản phẩm XDCB đối với dự án được đầu tư từ nguồn vốn NSNN thì nhà nước quản lý giá mua sản phẩm bằng đơn giá do Nhà nước ban hành. Với phương thức quản lý giá là mỗi tỉnh, thành phố ban hành bộ đơn giá riêng để thực hiện việc mua sản phẩm; ngoài ra một số công trình lớn, có điều kiện về kỹ thuật và điều kiện tự nhiên khác biệt lớn, Nhà nước cho phép lập bộ đơn giá riêng cho công trình ấy để quản lý chi phí.

Mục đích của việc xây dựng bộ đơn giá là để không chế giá trần của từng loại hình công việc khi Nhà nước bỏ vốn ra để thanh toán cho các đơn vị tham gia đầu tư.

Đối với đơn giá xây dựng được hình thành trên cơ sở định mức dự toán do Bộ Xây dựng ban hành (hay định mức chuyên ngành do các bộ quản lý ngành ban hành với sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng) với các bảng giá sau:

Thứ nhất, bảng giá vật liệu đến hiện trường xây dựng do ban xây dựng đơn

giá của các tỉnh thành phố xây dựng trong các thời kỳ nhất định.

Thứ hai, bảng giá nhân công xây dựng được tính toán theo mức lương

tối thiểu tương ứng với cấp bậc công nhân và các loại phụ cấp theo quy định hiện hành.

Thứ ba, bảng giá ca máy và thiết bị theo tính toán của Bộ Xây dựng tại các

thời điểm.

Bộ đơn giá xây dựng được hình thành để phục vụ công tác xác định tổng mức đầu tư công trình; tính toán tổng dự toán, dự toán, làm cơ sở xác định giá trị mời thầu… cũng như tính toán giá trị mà Nhà nước phải bỏ ra để mua lại sản phẩm xây dựng của các nhà thầu, đối với những dự án được đầu tư từ vốn NSNN.

Đơn giá xây dựng cơ bản có tác động hai mặt đến quá trình quản lý đầu tư. Nếu phù hợp với mặt bằng giá thị trường nó sẽ tiết kiệm được vốn của Nhà

nước, kích thích nhà đầu tư tham gia trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Nếu xây dựng ở mức quá cao hoặc quá thấp so với thị trường thì mất vốn Nhà nước hoặc không khuyến khích các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)