Tổ chức triển khai thực hiện quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 31)

a. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý có tác động rất lớn đến quá trình quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, nó tác động trực tiếp đến quá trình này từ khâu hoạch định cơ chế chính sách để quản lý xây dựng cơ bản; lập và quyết định quy hoạch xây dựng; khâu thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu và tổ chức đấu thầu các dự án đầu tư; khâu tổ chức quản lý dự án; khâu giám sát quá trình đầu tư…

Vấn đề chất lượng cán bộ và phân công cán bộ có tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Việc tổ chức cán bộ không những thể hiển ở việc tổ chức sắp xếp cán bộ hiện có để thực thi công vụ mà còn phải tính đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp… có như vậy mới nâng cao được nguồn lực con người nhằm tăng cường hiệu quả về đầu tư và xây dựng. Suy cho cùng vấn đề con người là yếu tố quyết định nhất đối với công tác quản lý Nhà nước về xây dựng

b. Tổ chức bộ máy quản lý các dự án.

Về nguyên tắc người quản lý dự án là chủ đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình, trên nguyên tắc:

Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với luật Ngân sách.

Dự án sử dụng vốn vay tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.

Căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án người quyết định đầu tư xây dựng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức quản lý dự án đầu tư. Nếu chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực thì chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư. Đối với trường hợp này trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn quản lý dự án được thể hiện trong hợp đồng kinh tế. Nếu chủ đầu tư có đủ điều kiện về năng lực quản lý thì trực tiếp quản lý dự án, trong trường hợp này chủ đầu tư có thể thành lập ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án thực hiện một số nhiệm vụ do chủ đầu tư giao cho và chịu trách nhiệm trước phát luật.

- Nhiệm vụ của chủ đầu tư:

Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được duyệt; ký kết hợp đồng với các nhà thầu; thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng theo biên bản nghiệm thu; nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng. Tùy theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án:

Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình; chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định; lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; đàm phán ký kết hợp đồng với nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư; thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện về năng lực; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán khối lượng dự án được thực hiện theo hợp đồng đã ký kết; quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ,

chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng; tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

c. Chuẩn bị đầu tư

* Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán và tổng dự toán: Thứ nhất: Đối với công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư được thực

hiện trên 3 cấp độ khác nhau:

- Những dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư, các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn cũng phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.

Việc thẩm định Báo cáo đầu tư xây dựng do bộ quản lý ngành chủ trì và chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các địa phương và bộ ngành khác có liên quan.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Một là, thẩm định dự án nói chung.

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư để thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

UBND Tỉnh tổ chức thẩm định các dự án sử dụng ngân sách thuộc quyền quyết định của mình. Các dự án khác do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định.

Hai là, thẩm định thiết kế cơ sở.

Việc thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện cùng với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. Các dự án nhóm A do các bộ quản lý ngành tham gia. Các dự án nhóm B, C của các bộ, ngành, địa phương do các sở chuyên ngành tham gia.

- Thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng công trình:

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án theo nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B,

C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông

qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, cấp Huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, cấp Xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên..

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Đây là hình thức thấp hơn dự án đầu tư, những dự án được phép lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cũng được phân công phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đồng thời là người tự tổ chức thẩm định báo cáo.

Thứ hai: Thiết kế, dự toán và tổng dự toán:

Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình phải lập dự án. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực để thẩm định thì được phép thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán làm cơ sở để phê duyệt.

* Tổ chức thực hiện dự án:

Tổ chức đấu thầu trong xây dựng.

Mục tiêu của đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.

- Hình thức đấu thầu:

Đấu thầu rộng rãi, là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về điều kiện, thời gian dự thầu trên phương tiện thông tin đại chúng tối thiều là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, đây là hình thức chủ yếu trong đấu thầu.

Đấu thầu hạn chế, là hình thức mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được áp dụng trong những điều kiện: Chỉ có một nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

- Trình tự tổ chức đấu thầu:

Lập hồ sơ mời thầu; thông báo đăng ký dự thầu; xác định danh sách ngắn; mời thầu; nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; mở túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật; đánh giá đề xuất kỹ thuật; mở túi hồ sơ đề xuất tài chính; đánh giá tổng hợp; trình duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu; thương thảo hợp đồng; trình duyệt kết quả đấu thầu; công bố kết quả trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng; trình duyệt nội dung hợp đồng.

Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng:

Việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở chũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định đời sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên có liên quan.

Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng phải thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng.

Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt mà chưa có dự án đầu tư xây dựng thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng

do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thành lập hoặc giao cho doanh nghiệp chuyển về giải phóng mặt bằng đảm nhận. Kinh phí giải phóng mặt bằng lấy từ NSNN hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trình có dự án trên mặt bằng đã được giải phóng.

Trường hợp giải phóng mặt bằng xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng thì việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện bởi Hội đồng giải phóng mặt bằng xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủ đầu tư xây dựng tổ chức giải phóng mặt bằng. Kinh phí thực hiện được lấy từ dự án đầu tư xây dựng.

d. Tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Việc thanh toán vốn cho các dự án được đầu tư từ vốn NSNN được thực hiện duy nhất là hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Tại Trung ương những dự án quan trọng, những dự án xây dựng theo tuyến được thực hiện qua nhiều tỉnh, thành phố được thanh toán qua sở giao dịch trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

Tại Kho bạc Nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tỉnh) thanh toán các dự án thuộc vốn ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh, Thành phố. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng Tỉnh, Thành có thể Kho bạc Nhà nước các Tỉnh có ủy quyền (hoặc phân cấp) một số dự án thuộc ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh cho Kho bạc Nhà nước cấp dưới.

Tại Kho bạc Nhà nước cấp Huyện, thanh toán các dự án được ủy quyền (hoặc phân cấp) của Kho bạc Nhà nước cấp trên đồng thời thanh toán vốn cho các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp Huyện, cấp Xã.

Hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tạm ứng vốn đầu tư cho các nhà thầu ngay khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực phù hợp với các quy định trong từng giai đoạn.

Đối với những dự án đấu thầu và một số chi phí khác được phép tạm ứng vốn đầu tư khi chưa có khối lượng hoàn thành với tỷ lệ vốn ứng trên giá trị hợp đồng kinh tế, tùy theo tính chất công việc và quy mô về vốn của gói thầu theo quy định hiện hành.

Về nguyên tắc Kho bạc Nhà nước thanh toán trực tiếp cho đơn vị xây lắp hoặc tư vấn trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

1.2.4. Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB.

Về cơ chế quản lý trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư và xây dựng, đối với các dự án đầu tư từ vốn NSNN, được thực hiện tập trung tại một số khâu như: Thẩm định và phê duyệt dự án; cấp giấy phép xây dựng; quản lý thi công xây dựng công trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Trong giai đoạn lập dự án đầu tư, kiểm tra giám sát thể hiện ở các khâu phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở và tập trung vào một số điểm như: diện tích đất có phù hợp với nhu cầu thực sự của đơn vị sử dụng không? Hệ số sử dụng đất có phù hợp với quy định của Nhà nước không? Giám sát sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, mầu sắc công trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng; phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình; phương án phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường và cuối cùng là xác định tổng mức đầu tư cũng như thời gian xây dựng công trình.

Trong giai đoạn cấp phép xây dựng với mục tiêu là xác định các dự án được đầu tư đã đủ các điều kiện cần thiết theo quy định trước khởi công công trình.

Trong giai đoạn quản lý thi công xây dựng công trình tập trung vào giám sát những vấn đề như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chất lượng công trình: Đi sâu vào giám sát việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng công trình, việc cấp phối vật liệu đúng quy định ban hành tại các thời điểm thi công, thi công theo đúng kích thước được duyệt tại bản vẽ kỹ thuật thi công.

độ của dự án đã được duyệt. Những trường hợp kéo dài thi công phải có lý do chính đáng và phải có chấp thuận của người quyết định đầu tư bằng văn bản; khuyến khích thúc đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình.

Về quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: Thi công xây dựng phải theo khối lượng của thiết kế được duyệt hay khối lượng trúng thầu. Giám sát nghiệm thu khối lượng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công phải dựa trên nguyên tắc khối lượng thực tế có trên hiện trường. Trường hợp khối lượng thực tế vượt khối lượng trúng thầu hoặc khối lượng trong bản vẽ thiết kế được duyệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 31)