Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 87)

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong thời gian qua công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà vẫn còn nhiều tồn tại, nhược điểm cần khắc phục đó là:

- Thứ nhất, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính

sách liên quan đến đầu tư XDCB từ vốn ngân sách Nhà nước của huyện chưa kịp thời và đồng bộ.

- Thứ hai, Một số quy hoạch chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đồng

bộ; một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chậm được bổ sung điều chỉnh, cụ thể như: Quy hoạch các vùng sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, các khu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung. Quá trình thực hiện không xem xét đến các yếu tố liên quan như vệ sinh, môi trường dẫn đến không thực hiện được quy hoạch như dự án hạ tầng khu nuôi tôm trên cát xã Thạch Lạc, xã Thach Trị; dự án hạ tầng giao thông, điện khu chăn nuôi lợn tập trung xã Thạch Thắng; Khu khai thác vật liệu xây dựng gần khu vực gần Đền Lê Khôi xã Thạch Bàn không thể thực hiện được. Trên địa bàn huyện chưa quy hoạch phân vùng các mỏ khai thác đất, cát để phục vụ cho công tác lập dự toán do đó dự toán được các nhà tư vấn lập thiếu cơ sở, không chính xác, đặc biệt là vật liệu đất hàng tháng Sở Xây dựng không có thông báo chung cho toàn địa bàn mà Chủ đầu tư (UBND huyện) thường phải xin thông báo giá riêng cho một vài dự án dẫn đến việc tạo cơ chế xin cho, thiếu khách quan, minh bạch có thể dẫn đến thất thoát NSNN và khó kiểm soát.

Hầu hết các dự án được đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung, nhưng thực tế có trường hợp không có quy hoạch, hoặc quy hoạch chưa hợp lý phải điều chỉnh nhiều lần, duyệt lại hoặc trong quá trình lập dự án do khảo sát không kỹ, lựa chọn địa điểm, lựa chọn công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục, chưa chú ý đến đầu tư cho vùng cung cấp nguyên liệu… Xác định quy mô công trình vượt quá nhu cầu sử dụng, nguyên nhân này đều dẫn đến lãng phí, thất thoát tiêu cực ở khâu này khá lớn.

Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, hiện tượng khá phổ biến là thiếu phối hợp trong các bộ phận công việc như quy hoạch đường giao thông thiếu kết hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện, cấp nước, thoát nước… dẫn đến công việc chồng chéo, phá đi, làm lại gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và tài sản khác. Những thiếu sót trong công tác quy hoạch đã dẫn đến lãng phí hàng trăm tỷ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng công trình để sau phải dỡ bỏ hoặc sử dụng không hết công suất là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta từ trước đến nay, kể cả công trình, dự án đầu tư của Trung ương cũng như các địa

phương song chậm được khắc phục. Tại dự án Nâng cấp tuyến đường Tỉnh lộ 27, huyện Thạch Hà, quá trình quy hoạch xây dựng hệ thống đường lưới điện không tính đến quy hoạch chỉ giới xây dựng nên trong khi triển khai thi công dự án phải di dời đường điện làm tăng chi phí đầu tư hàng tỷ đồng gây lãng phí NSNN; Một số dự án nước trên địa bàn huyện thi công xong không phát huy hiệu quả như nhà máy nước thị trấn Thạch Hà; cấp phép đầu tư cho Công ty TNHH Trung Tuyến không đúng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện và quy hoạch chung của tỉnh nên phải đình chỉ hoạt động buộc UBND huyện phải chi trả bồi thường cho doanh nghiệp hàng chục tỷ đồng…

- Thứ ba, bố trí kế hoạch vốn còn dàn trải, nợ đọng xây dựng còn cao

Theo số liệu thống kê về bố trí kế hoạch vốn ngân sách huyện thấy có xu hướng tập trung hơn. Những dự án chuyển tiếp được ưu tiên hơn trong việc bố trí kế hoạch, những dự án xây dựng mới chỉ là những dự án có tính chất cấp bách, hiện tượng bố trí vốn bình quân theo Xã dần dần được cải thiện. Những dự án chậm tiến độ cũng dẫn được khắc phục và đặc biệt là những dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán được ưu tiên bố trí kế hoạch vốn dứt điểm. Tuy nhiên tình trạng đầu tư còn dàn trải, nợ đọng XDCB còn cao.

- Thứ tư, tổ chức thực hiện quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập

Một là, công tác thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán và tổng dự toán còn hình thức, chất lượng thấp dẫn đến nhiều sai sót gây thất thoát lãng phí NSNN, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

+ Thẩm định và phê duyệt dự án chưa có tính khả thi cao:

Việc cho phép lập và tiến hành thẩm định và phê duyệt một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện không căn cứ vào kế hoạch tổng thể và phát triển các dự án, không cân đối được khả năng huy động vốn từ các nguồn lực nên dẫn đến việc duyệt dự án tràn lan nên nhiều dự án được duyệt hoặc đã được khởi công nhưng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB và nhiều dự án nằm trong tình trạng “treo” ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư.

dẫn đến quá trình tổ chức thực hiện có nhiều gói thầu phải điều chỉnh, sửa đổi thiết kế dẫn đến tăng kinh phí đầu tư, gây lãng phí NSNN, cụ thể như dự án Nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 21, phải thay đổi kết cấu mặt đường láng nhựa sang bê tông xi măng, thay đổi biện pháp từ đào nền đường từ đất cấp 3 sang đào đá cấp 4 làm tăng chi phí đầu tư hàng chục tỷ đồng.

Hai là, tổ chức bộ máy quản lý các dự án còn nhiều hạn chế.

+ Giao trách nhiệm làm chủ đầu tư còn tùy tiện:

Mặc dù hiện nay huyện Thạch Hà đã có Ban quản lý dự án chuyên trách, tuy vậy trong thời gian qua vẫn còn trường hợp một số công trình dự án giao cho các phòng chuyên môn khác quản lý dự án đồng thời giao cho 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách cụ thể như: Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng mộ Lê Khôi, Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Nen, Trường THCS Mai Kính, Đường vào trung tâm xã Nam Hương…Việc thành lập Ban quản lý dự án được tổ chức theo dạng không chuyên trách (kiêm nhiệm) đã dẫn đến nhiều hạn chế sai sót như phát sinh khối lượng, công trình chậm tiến độ chất lượng thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết luận. Do các ban quản lý dự án kiêm nhiệm còn gặp khó khăn nhiều trong việc sắp xếp cán bộ không đúng chuyên ngành và thường kiêm nhiệm công việc, công việc không ổn định, do hạn chế về số lượng con người.

Trên thực tế tại Thạch Hà, từ năm 2012 trở về trước, việc giao cho Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư chưa khoa học, chưa có quy chế trong việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư. Nhiều cơ quan không có chuyên môn về xây dựng (trường học, bệnh viện, các trung tâm…) nhưng vẫn giao chủ đầu tư dẫn đến quản lý hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó khăn;

Những tồn tại trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng, chất lượng công trình và hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng.

+ Chưa tách chức năng quản lý Nhà nước và quản lý dự án trong nội bộ

chủ đầu tư:

Hiện nay, tại một số Ban quản lý dự án kiêm nhiệm, lãnh đạo ban quản lý là lãnh đạo UBND Huyện, do đó họ vừa đóng vai quản lý Nhà nước trong

từng lĩnh vực vừa đóng vai quản lý dự án, vấn đề này đã tác động tới việc quản lý Nhà nước của cán bộ kiêm nhiệm đối với quản lý dự án sẽ làm cho hoạt động đầu tư xây dựng đi chệch với mong muốn về quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng.

Ba là, công tác giải phóng mặt bằng chậm, chính sách hỗ trợ còn bất cập

so với một số địa phương lân cận đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và hiệu quả đầu tư, cụ thể như:

Đơn giá đền bù đất đai chưa xác định kịp so với thực tế thị trường, bên cạnh đó hồ sơ quản lý nhà nước về đất đai qua các thời kỳ còn lỏng lẻo nên viêc xác định nguồn gốc và quá trình sử dụng gây khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Mặt khác theo quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại Khoản 7 Điều 1, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 và Điều 19, Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 03/11/2014 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc các xã trên địa bàn thành phố là bằng 3.5 lần giá đất cùng loại trong bảng giá đất của địa phương, nhưng UBND tỉnh lại quy định đối với các xã và thị trấn Thạch Hà giáp ranh với các phường của Thành phố Hà Tĩnh chỉ hỗ trợ 2,7 lần giá đất nông nghiệp, trong khi đó một số xã như Tượng Sơn, Thạch Tân, Thạch Đài thuộc huyện Thạch Hà lại gần trung tâm thành phố hơn các xã Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Trung thuộc thành phố Hà Tĩnh, nên đã có sự bất cập trong chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất GPMB các công trình, dự án. Do vậy, khi triển khai bàn giao mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ dự án, phát sinh chi phí đầu tư gây lãng phí NSNN.

Bốn là, công tác đấu thầu trong xây dựng vẫn còn nhiều bất cập.

Trong công tác đấu thầu hiện nay cơ bản được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số ít công trình, dự án trong công tác đấu thầu chỉ là hợp thức hóa Luật và Nghị định về đấu thầu xây dựng. Chứng minh rõ nhất cho quan điểm này là việc đơn vị thi công nào, nếu khai thác được nguồn vốn cho dự án, thì đơn vị thi công đó sẽ trúng thầu dự án trong tương lai.

thức hợp lý hóa, chưa đúng theo nội dung của quy chế đấu thầu, công tác đấu thầu tại huyện Thạch Hà trong thời gian qua cho thấy các gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi có tỷ lệ giảm thầu thấp, ngoài ra còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc không lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực sự, xuất hiện nhiều nhà thầu không có năng lực vẫn mua hồ sơ thông thầu với nhau để trục lợi, có hiện tượng mua bán giữa các nhà thầu để trúng giá cao nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, chồng chéo Hiện nay, để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta có nhiều cơ quan như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, giám sát về đầu tư nằm ở cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra ngành Tài chính, Thanh tra chuyên ngành, hệ thống giám sát của các Công ty tư vấn, giám sát của Ngành Công an, giám sát cộng đồng, tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất cập, có sự chồng chéo, chưa đi vào chiều sâu, nhiều sai phạm chưa được kịp thời phát hiện khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã khái quát về lịch sử hình thành huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; từ đó tiến hành phân tích thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 thông qua thực trạng đầu tư XDCB từ vốn NSNN; Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN theo nôi dung quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN đã trình bày trong cơ sở lý luận; Đồng thời tác giả cũng đã trình bày kết quả khảo sát về công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.

Từ các kết quả phân tích thực trạng, tác giả đã chỉ ra được các hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.

Như vậy, nội dung Chương 2 đã cho thấy việc hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 87)