phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính
Bảng 3.9. Sự khác biệt trong thể hiện thái độ giữa học sinh nam và nữ
STT Nội dung Nam Nữ Ý nghĩa
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Nhận thức 3,31 .74 3,34 .69 .677
2 Xúc cảm 2,58 .62 2,57 .64 .810
3 Hành vi 2,05 .64 2,09 .60 .597
66
khác biệt giới tính nó có sự tác động đến thể hiện thái độ của các em. Em học sinh lớp 11 chia sẻ “Em nghĩ là nó có ảnh hưởng. Nhiều người nữ giới có thể có thái độ lảng tránh, ái ngại hoặc không quan tâm tới vấn đề này”, trong khi đó em học sinh lớp 11 lại có ý kiến “Sự khác biệt giới tính có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận những kiến thức về giáo dục giới tính. Đối với các em nam, các em tiếp nhận bằng việc: hiểu được sự phát triển của giới tính bản thân mình, những điều bình thường, bất thường hay là những giai đoạn cần trải qua…đối với lượng kiến thức giới tính của các bạn nữ, các em sẽ có cách nhìn nhận khác: tò mò, tìm hiểu, né tránh thông tin. Đối với các bạn nữ cũng vậy. Đối với những bạn đang gặp vấn đề về nhận diện bản dạng giới của mình, giáo dục giới tính lại tác động ở các em việc giúp các em biết bản thân mình gần với giới tính nào”. Trong khi đó em học sinh lớp 12 lại chia sẻ “Mối quan tâm của hai giới là khác nhau, nên sự cần thông tin cũng khác nhau, do đó cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên theo em thì sự khác biệt giới tính không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận những kiến thức về giáo dục giới tính. Mà nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là hình thức học tập, phương pháp giảng dạy của thầy cô mà thôi”. Mỗi học sinh có những cách nhìn nhận khác nhau. Và sự thể hiện thái độ của mỗi người trước một môn học nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Khi nhìn vào bảng số liệu 3.9 chúng ta thấy rằng trong các mặt biểu hiện của thái độ thì tất cả các mặt biểu hiện của thái độc có Sig >0.05. Qua bảng số liệu 3.9 chúng tôi thấy trong mặt nhận thức giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự chênh lệch. Điểm trung bình của các em học sinh nam là 3.31 thì các em nữ điểm trung bình cũng ở mức 3.34. So sánh toàn bộ thang đo chúng ta thấy mức điêm trung bình về mức độ nhận thức của cả học sinh nam và học sinh nữ đều ở mức cao nhất. Tiếp theo là xúc cảm và cuối cùng là hành vi có mức điểm trung bình thấp nhất. Như vậy, ngoài sự tương đồng
67
trong cách thể hiện thái độ thì trong các mặt biểu hiện thái độ của các em cũng có sự tương đồng. Do vậy, có thể nói về nhận thức, xúc cảm cũng như sự thể hiện hành vi giữa học sinh nam và học sinh nữ trong các buổi học về giáo dục giới tính không khác nhau.
Điều này cũng cho thấy rằng sự khác biệt về giới tính nó không gây ảnh hưởng tới việc thể hiện thái độ đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính.