Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 35)

cung cấp những tri thức liên quan đến giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, các quan hệ tình cảm nam nữ nhằm hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái.”

Khái niệm phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính.

Từ những phân tích ở trên chúng tôi rút ra được khái niệm về phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính như sau:“Phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính là cách thức tiến hành giảng dạy của giáo viên nhằm mục đích tác động toàn diện đến tâm lý đạo đức con người để hình thành tiêu chuẩn đạo đức hành vi, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái”

1.2.4. Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. giáo dục giới tính.

1.2.4.1. Khái niệm thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

Dựa trên cơ sở khái niệm công cụ về thái độ đã có, chúng tôi xây dựng khái niệm thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính cho đề tài nghiên cứu như sau:

Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính là sự nhận thức, đánh giá của học sinh về

26

cách thức tiến hành hoạt động dạy học những kiến thức về giáo dục giới tính, nó được hình thành trong quá trình học sinh gia nhập, giao tiếp tương tác với giáo viên trong quá trình học tập và giữ vai trò định hướng hành vi trong quá trình học tập của học sinh.

1.2.4.2. Các mặt biểu hiện thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

Cũng xuất phát từ các mặt biểu hiện của thái độ, thái độ của học sinh đối với Phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính cũng gồm có ba mặt: Nhận thức, xúc cảm, hành vi.

Ba mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không tách rời mà tạo thành một chỉnh thể thống nhất, bền vững trong thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Đây chính là cơ sở chính cho việc xây dựng thang đo thái độ của học sinh trong nghiên cứu này.

* Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt nhận thức

Thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt nhận thức về những kiến thức, sự hiểu biết của học sinh về giáo dục giới tính cũng như những nhận định của các em về phương pháp tiến hành giảng dạy những kiến thức này hiện nay. Quá trình nhận thức nói chung nó bao gồm các giai đoạn như : cảm giác, tri giác, trí nhớ và tư duy…. Những đặc tính của đối tượng nhâ ̣n thức chi phối đến đều được nhâ ̣n thức.

Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính cũng được thể hiện trên những giai đoạn đó. Tuy nhiên, do đặc thù của lượng kiến thức về GDGT đôi khi khá nhạy cảm nên sự thể hiện thái độ của học sinh đối với nó cũng không được rõ ràng như khi tiếp thu các kiến thức của những môn học khác. Với môn GDGT thái độ của các em được thể

27

hiện trên hai bình diện cơ bản đó là: nhận thức về hình thức học tập cũng như nhận thức về phương pháp giảng dạy hiện nay đối với môn học.

* Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt xúc cảm .

Ở mặt biểu hiện này, chúng ta cần chú ý đến những rung cảm của học sinh đối với việc tiếp cận môn học, đó là việc thể hiện ở sự hài lòng, vui sướng, hay khó chịu tức giận, yêu ghét về cách thức giảng dạy môn học. Xúc cảm tình cảm biểu hiện ở sự say mê. Say mê là trạng thái xúc cảm, tình cảm sâu sắc, mạnh và bền vững. [1,tr.179]. Chính sự say mê đó mà thúc đẩy thái độ tích cực của cá nhân trong hoạt động. Đối với hoạt động học tập nói chung và hoạt động học tập môn giáo dục giới tính nói riêng thì niềm say mê sẽ đem lại hiệu quả cho học sinh. Bởi khi say mê các em sẽ có cảm giác thoải mái, không có sự ép buộc hay miễn cưỡng.

Sự say mê thể hiện: Say mê tham gia học tập trong các buổi học; ham muốn tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau.

Sự say mê, ham muốn tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực GDGT hay không nó tác động mạnh đến thái độ của các em về môn học này.

Đó chính là những xúc cảm, tình cảm mà học sinh THPT nhận được qua sự tương tác với giáo viên và qua quá trình giao tiếp với các thành viên khác trong nhà trường. Những xúc cảm mà học sinh THPT có được sẽ là cho nhận thức của học sinh về vấn đề giảng dạy môn giáo dục giới tính tốt hơn hoặc xấu đi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của học sinh trong quá trình học tập.

* Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt hành vi

Bản chất của hành vi là phản ứng của cơ thể đáp ứng lại tác động của môi trường. Sự phản ứng tích cực hay tiêu cực của cơ thể trước một tác động,

28

một hoàn cảnh nào đó thể hiện thái độ của cá nhân đối với tác động, hoàn cảnh đó.

Hành vi của các em học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở sự phản ứng của các em học sinh đối với môn học đó. Cụ thể là sự tích cực hay không tích cực của các em trong việc tìm hiểu nội dung các kiến thức về môn giáo dục giới tính ở các buổi học. Đó là ngoài những kiến thức đã được giáo viên truyền đạt, những tài liệu được nhà trường cung cấp thì các em còn tìm hiểu những kiến thức đó qua những kênh thông tin nào nữa. Như internet, báo chí, bố mẹ, anh chị em, sách dành cho học sinh THPT về giáo dục giới tính.

Về mặt hành vi, chúng ta cần tìm hiểu những biểu hiện ra bên ngoài của học sinh khi tham gia môn học. Các biểu hiện về mặt hành vi trong thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới được hiện thông qua:

- Các hành động cụ thể khi tham gia vào buổi học:

- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến kiến thức môn học

- Chia sẻ về những suy nghĩ, cảm xúc, hoạt động của bản thân với giáo viên hay các bạn.

- Cập nhật những thông tin liên quan đến môn học để có thể tham khảo ý kiến giáo viên

- Tham gia vào buổi học, hội nhóm mà giáo viên đề ra....

Mọi hành vi của học sinh đối với môn học sẽ được chia làm hai loại: Hành vi tích cực và hành vi tiêu cực.

29

1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phƣơng pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

1.3.1.1. Nhu cầu được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sự thay đổi, phát triển của bản thân

Bước vào môi trường THPT các em học sinh có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Lứa tuổi của học sinh THPT là tuổi dậy thì, đây là giai đoạn phát triển quan trọng của con người, xuất hiện những biểu hiện rất đặc trưng về tâm sinh lí.

Trong thời kì này các em bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, những nhu cầu về tình yêu, tình bạn, tình dục… Các em luôn muốn thử sức, muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để vượt qua. Các em hầu như đều nhận thức được những cảm xúc giới tính ở tuổi dậy thì là những cảm xúc tự nhiên, trong sáng bắt đầu có những xúc cảm và rung động trước người khác giới đó là tình yêu.

Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý. Trẻ vị thành niên luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới. Do đó nhu cầu

30

được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới, giới tính của các em là hoàn toàn phù hợp.

1.3.1.2. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về tầm quan trọng của những kiến thức về giáo dục giới tính mang lại

Ở lứa tuổi này, các em đã có những nhận thức cơ bản về giới cũng như giới tính. Chính từ sự nhận thức đó mà các em cũng có những nhận thức cơ bản về sự quan trọng của việc học những kiến thức về giáo dục giới tính mang lại cho các em.

Trong thời kỳ này, chính nhu cầu về việc được tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sự thay đổi tâm sinh lý của bản thân mà các em cũng nhận ra vai trò cũng như tầm quan trọng của việc học những kiến thức về giáo dục giới tính mang lại cho các em.

Nếu học sinh có được những hiểu biết sâu sắc và rõ ràng về những lợi ích của việc học những kiến thức về giáo dục giới tính thì sẽ giúp cho học sinh có được những hành vi tương ứng phù hợp. Đồng thời các em học sinh sẽ tránh được những phiền toán, những hậu quả do sự thiếu hiểu biết mang lại.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

1.3.2.1. Lượng kiến thức của môn Giáo dục giới tính

Nội dung, số lượng kiến thức của mỗi môn học là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của học sinh khi tiếp cận với môn học đó. Nội dung giáo dục giới tính cũng vậy. Trước hết giáo dục giới tính phải để phục vụ mục đích giáo dục, có sự thúc đẩy sự phát triển và hoàn thành nhân cách cá nhân. Việc lựa chọn và xác định nội dung giáo dục giới tính cần có sự phù hợp với từng nhu cầu của từng lứa tuổi. Có như vậy mới đem lại sự hứng thú và hiệu quả cao cho người học. Đồng thời với đó thì giáo dục giới tính còn phải phù hợp với đặc điểm riêng từng đối tượng, phong tục tập quán.

31

Năm 1990 chương trình quốc gia nghiên cứu về giáo dục giới tính và đời sống gia đình đã xây dựng chương trình giáo dục giới tính cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 với những nội dung cụ thể cho từng lớp học. Tuy nhiên, những nội dung đưa ra chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học của các em trong từng lớp học. Những nội dung mang tính tách rời và chưa có tính cập nhật.

Ở lớp 9 lượng kiến thức cung cấp cho các em ở trong giai đoạn này là những kiến thức liên quan đến sự thay đổi cơ thể và biết cách chăm sóc bản thân như: Giới tính và sự khác biệt giới tính, những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục Nam, cơ quan sinh dục Nữ, hiện tượng kinh nguyệt, sự thụ thai và sự phát triển thai.

Ở lớp 10 lượng kiến thức các em được học liên quan đến việc thực hiện tốt vai trò mới của mình trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội như: Gia đình, các giai đoạn phát triển của gia đình, các mối quan hệ gia đình, cách cư xử trong mối quan hệ gia đình, bổn phận làm con.

Ở lớp 11 kiến thức chủ yếu các em được học đó là em hiểu sâu về kiến thức tình yêu, hôn nhân, gia đình. Cụ thể: tình yêu, hôn nhân, một số vấn đề trong luật hôn nhân và gia đình, quản lý gia đình.

Ở lớp 12 lượng kiến thức mà các em được học chủ yếu là: Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục Nam và sinh dục Nữ, sự thụ thai, phát triển của thai nhi, dấu hiệu thai nghén và sự sinh con, vấn đề vợ chồng trẻ, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Những kiến thức mà các em được học theo từng lớp học chưa thực sự phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Do đó, nó phần nào làm hạn chế sự hứng thú học tập của các em.

1.3.2.2. Hình thức học tập và phương pháp truyền đạt của giáo viên

Ngoài nội dung và thời gian học tập thì kỹ năng truyền đạt của giáo viên có thể xem là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến sự tiếp thu kiến thức

32

của học sinh. Giáo viên cách thức truyền đạt như thế nào, với hình thức ra sao, thái độ truyền đạt thế nào tất cả đều tác động đến sự hứng thú trong học tập cho các em.

Những kiến thức của môn giáo dục giới tính thường liên quan đến những vấn đề "tế nhị", nếu giáo viên không nắm vững kiến thức, không có kỹ năng truyền đạt tốt thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thái độ của học sinh khi tiếp cận môn học này.

1.3.2.3.. Sự khác biệt giới tính trong vệc tiếp cận môn giáo dục giới tính

Sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của các em khi tiếp cận nội dung môn học. Thông thường các em nữ thường có thái độ dè dặt hơn so với các em nam. Quan niệm tình dục hay quan niệm về những kiến thức liên quan đến giới tính ở mỗi nền văn hóa là khác nhau, cùng với đó thì những quan niệm này cũng sẽ rất khác nhau giữa các em trai và các em gái.

Nguyên nhân của sự khác biệt này nó bắt nguồn từ yêu tố tâm sinh lý và những yếu tố văn hóa để lại. Đó cũng là hệ quả của các truyền thống mà tàn tích của nó được bảo tồn trong các phong tục, trong tiềm thức, trong các truyền thuyết và trong nền giáo dục gia đình. Chính điều đó dẫn tới sự khác biệt nhất định trong việc tiếp cận kiến thức môn GDGT đồng thời nó cũng làm hạn chế khả năng tìm hiểu của mỗi cá nhân đặc biệt là các em gái.

33

Tiểu kết chƣơng 1

Khái quát về tình hình nghiên cứu về thái đội của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính ít nhiều cũng đã được đề cập nghiên cứu dưới nhiều góc độ ở một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này vẫn đang là vấn đề mới mẻ. Nhìn dưới góc độ tâm lý học, thì những nghiên cứu về thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính vẫn còn ít, chưa được khai thác nhiều.

Nghiên cứu thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính là một nghiên cứu khá mới cho mảng đề tài

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)