Tổng hợp các mặt biểu hiện thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 74)

tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

Qua tổng hợp kết quả và tính toán, chúng tôi có được bảng số liệu khái quát về thái độ của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính.

Bảng 3.8. Tổng hợp thái độ của học sinh đối với phƣơng pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính

Stt Các mặt của thái độ ĐTB ĐLC

1 Nhận thức 3,33 .52

2 Xúc cảm 2,27 .62

3 Hành vi 2,09 .72

Tổng 2,56 .38

Biểu đồ 3.2. Các mặt biểu hiện của thái độ

Theo kết quả ở bẳng 3.8 và biểu đồ 3.2 cho thấy trong ba mặt biểu hiện thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng

65

dạy môn giáo dục giới tính thì chúng ta thấy điểm trung bình của mặt nhận thức biểu hiện cao nhất với điểm trung bình 3,33, thứ hai là xúc cảm với mức điểm trung bình là 2,27 và thấp nhất là mặt hành vi với mức điểm trung bình là 2,09. Có thể nói trong ba mặt biểu hiện của thái độ thì các em có sự nhận thức về kiến thức, vai trò cũng như việc các em hiểu về khái niệm giáo dục giới tính là tốt nhất. Các em hiểu được tầm quan trọng của việc học những kiến thức về giáo dục giới tính đối với bản thân mình là như thế nào. Tuy nhiên, trong các buổi học về giáo dục giới tính thì các em lại chưa thể hiện được hành vi tốt. Các em chưa thực sự tích cực tham gia vào các buổi học, cũng như chưa chủ động trong việc tìm kiếm những thông tin cần thiết liên quan đến buổi học đó. Đồng nghĩa với đó mà việc biểu hiện cảm xúc của các em cũng chỉ ở mức trung bình.

Kết quả cho thấy việc biểu hiện thái độ của học sinh trong các buổi học về giáo dục giới tính đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay chỉ ở mức khá. Trong từng mặt biểu hiên của thái độ còn có những hạn chế nhất định.

3.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phƣơng pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

3.5.1. Sự khác biệt giới tính trong thể hiện thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

Bảng 3.9. Sự khác biệt trong thể hiện thái độ giữa học sinh nam và nữ

STT Nội dung Nam Nữ Ý nghĩa

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Nhận thức 3,31 .74 3,34 .69 .677

2 Xúc cảm 2,58 .62 2,57 .64 .810

3 Hành vi 2,05 .64 2,09 .60 .597

66

khác biệt giới tính nó có sự tác động đến thể hiện thái độ của các em. Em học sinh lớp 11 chia sẻ “Em nghĩ là nó có ảnh hưởng. Nhiều người nữ giới có thể có thái độ lảng tránh, ái ngại hoặc không quan tâm tới vấn đề này”, trong khi đó em học sinh lớp 11 lại có ý kiến “Sự khác biệt giới tính có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận những kiến thức về giáo dục giới tính. Đối với các em nam, các em tiếp nhận bằng việc: hiểu được sự phát triển của giới tính bản thân mình, những điều bình thường, bất thường hay là những giai đoạn cần trải qua…đối với lượng kiến thức giới tính của các bạn nữ, các em sẽ có cách nhìn nhận khác: tò mò, tìm hiểu, né tránh thông tin. Đối với các bạn nữ cũng vậy. Đối với những bạn đang gặp vấn đề về nhận diện bản dạng giới của mình, giáo dục giới tính lại tác động ở các em việc giúp các em biết bản thân mình gần với giới tính nào”. Trong khi đó em học sinh lớp 12 lại chia sẻ “Mối quan tâm của hai giới là khác nhau, nên sự cần thông tin cũng khác nhau, do đó cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên theo em thì sự khác biệt giới tính không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận những kiến thức về giáo dục giới tính. Mà nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là hình thức học tập, phương pháp giảng dạy của thầy cô mà thôi”. Mỗi học sinh có những cách nhìn nhận khác nhau. Và sự thể hiện thái độ của mỗi người trước một môn học nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Khi nhìn vào bảng số liệu 3.9 chúng ta thấy rằng trong các mặt biểu hiện của thái độ thì tất cả các mặt biểu hiện của thái độc có Sig >0.05. Qua bảng số liệu 3.9 chúng tôi thấy trong mặt nhận thức giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự chênh lệch. Điểm trung bình của các em học sinh nam là 3.31 thì các em nữ điểm trung bình cũng ở mức 3.34. So sánh toàn bộ thang đo chúng ta thấy mức điêm trung bình về mức độ nhận thức của cả học sinh nam và học sinh nữ đều ở mức cao nhất. Tiếp theo là xúc cảm và cuối cùng là hành vi có mức điểm trung bình thấp nhất. Như vậy, ngoài sự tương đồng

67

trong cách thể hiện thái độ thì trong các mặt biểu hiện thái độ của các em cũng có sự tương đồng. Do vậy, có thể nói về nhận thức, xúc cảm cũng như sự thể hiện hành vi giữa học sinh nam và học sinh nữ trong các buổi học về giáo dục giới tính không khác nhau.

Điều này cũng cho thấy rằng sự khác biệt về giới tính nó không gây ảnh hưởng tới việc thể hiện thái độ đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính.

3.5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính

Để tìm hiểu xem yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính hiện nay chúng tôi sử dụng câu hỏi:“ em tham gia vào các buổi học môn giáo dục giới tính vì những lý do nào sau đây”. Mục đích của câu hỏi này là muốn tìm hiểu xem học sinh tham gia các buổi học vì lý do gì từ đó làm tiền để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới việc các em tham gia vào lớp học là gì. Kết quả cho thấy:

Bảng 3.10. Lý do tham gia vào môn học giáo dục giới tính

Stt Mệnh đề ĐTB ĐLC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Nội dung bài học 2,91 .98

2 Phương pháp truyền đạt của

thầy cô 2,71 .74

3 Hình thức học tập 2,79 .76

Tổng 2,80 .59

Nhìn vào bảng số liệu 3.10 chúng tôi thấy mức điểm trung bình chung của thang đo này là 2.80, đây là mức điểm khá. Trong đó yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tham gia vào các buổi học về giáo dục giới tính của các em học sinh là “nội dung bài học rất cần thiết cho lứa tuổi học sinh”

68

có điểm trung bình là 2,91. Tiếp theo là “hình thức học tập đa dạng, phong phú” có số điểm trung bình là 2,79 và cuối cùng là “phương pháp giảng dạy của giáo viên” có mức điểm trung bình là 2,71.

Tuy nhiên, khi được hỏi về mức độ của các yếu tố gây ảnh hưởng tới thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thì chúng ta lại thấy. Phần lớn các em học sinh “đồng ý” khi cho rằng yếu tố ảnh hưởng mạnh tới thái độ của các em trong các buổi học về giáo dục giới tính là “phương pháp truyền đạt của giáo viên” nó chiếm tới 55,9% và 6,3% số lượng học sinh được hỏi cho rằng “hoàn toàn không đúng”. Trong khi đó có 51,6% số lượng học sinh “đồng ý” cho rằng “hình thức học tập” là yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của các em học sinh và 5,0% lại cho rằng “hoàn toàn không đúng”. Chỉ có có 42,8% số lượng học sinh được hỏi “đồng ý” cho rằng “nội dung bài học rất cần thiết ” là yếu tố ảnh hưởng tới thái độ học tập của các em học sinh và 13,4% cho rằng “hoàn toàn không đúng”.

Như vậy, có sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận về yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố tới thái độ các em học sinh đối với môn học về giáo dục giới tính. Nhưng nhìn chung phương pháp truyền đạt, hình thức học tập vẫn là yếu tố có nhiều sự ảnh hưởng nhất đến thái độ của các em học sinh ở mỗi buổi học.

Có thể thấy rằng việc các em học sinh tham gia vào các buổi học về giáo dục giới tính như thế nào nó ảnh hưởng nhiều bởi nội dung môn học cũng như hình thức học tập.

Để tìm hiểu xem yếu tố nào có mức ảnh hưởng nhiều nhất tới thái độ của các em học sinh khi tham gia vào các buổi học giáo dục giới tính. Chúng tôi sử dụng câu hỏi 11. Kết quả chúng tôi nhận được:

Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hƣởng tới thái độ của học sinh

69

1 Nội dung học tập 2,57 1.10

2 Phương pháp giảng dạy 2,80 .94

3 Tài liệu học tập 2,52 .98

4 Thời gian học 2,40 1.07

Tổng 2,58 .73

Nhìn vào bảng số liệu 3.11 chúng ta thấy mức điểm trung bình của thang đo này là 2,58 đây là mức điểm khá. Trong thang đo mức điểm trung bình cao nhất là “phương pháp giảng dạy” có điểm trung bình là 2,80 và mức điểm thấp nhất là 2,40 đó là “thời gian học”. Theo các em học sinh yếu tố “không ảnh hưởng” nhiều tới hoạt động học tập những kiến thức về giáo dục giới tính đó là “thời gian học tập” chiếm 27,5%. Trong khi đó các em học sinh cho rằng yếu tố “ rất ảnh hưởng” tới hoạt động học tập của các em là “phương pháp học tập” chiếm 27,0% là mức tỷ lệ cao trong thang đo. Như vậy, có thể thấy yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh đến thái độ của các em đó là phương pháp cũng như hình thức học tập.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu, các em học sinh cho rằng phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thái độ của các em trong các buổi học. Một em học sinh lớp 12 chia sẻ “Em không thích phương pháp dạy như hiện nay. Vì nó mang tính hình thức chứ kiến thức mà bọn em được trang bị đâu có nhiều. Hơn nữa cứ tập trung nói chuyện như vậy thì có thắc mắc bọn em cũng không biết hỏi như thế nào. Hỏi ngại lắm chị à. Hình thức học nó quyết định đến việc các em tham gia môn học, nhưng học như hiện nay thì nó không mang lại hiệu quả lắm. Chúng em nhận thấy rằng việc học những kiến thức về giáo dục giới tính là rất quan trọng. Song hình thức học nó lại không gây được sự quan tâm của bọn em.” Trong khi đó em học sinh lớp 10 lại cho rằng “theo em nghĩ thì nhà trường nên tổ chức lại hình thức học

70

những kiến thức về giáo dục giới tính. Học theo hình thức như bây giờ em thấy không thích. Bởi nó không mang lại hiệu quả. Nó chỉ giống như hình thức thuyết trình mà thôi. Em mong muốn một hình thức giảng dạy khác để có thể tương tác với giáo viên trong môi trường không quá đông người chẳng hạn”. Như vậy, có thể thấy hình thức, phương pháp tổ chức giảng dạy của môn học đã không đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các em, các em mong muốn có một chương trình học có sự tương tác giữa GV và HS chứ không phải là cách thuyết trình như hiện nay.

Cũng trong quá trình tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết ngoài những yếu tố nêu trên thì phần lớn các em học sinh tham gia vào các buổi học về giáo dục giới tính cũng xuất phát từ những nhu cầu của bản thân. Một em học sinh lớp 10 cho biết: “em tham gia vào việc học những kiến thức này vì em thấy tò mò và muốn biết về vấn đề giới tính”. Một em học sinh lớp 11 thì lại cho rằng: “em tham gia vì nhu cầu của bản thân, em muốn biết về những thay đổi về mặt tâm sinh lý của lứa tuổi mình”.

Nhìn chung có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của các em học sinh trong hoạt động học tập những kiến thức về giáo dục giới tính. Ngoài những yếu tố về nhu cầu tìm hiểu của bản thân thì yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là phương pháp truyền đạt và hình thức giảng dạy của môn học này. Phương pháp truyền đạt nó khơi gợi nên hứng thú học tập ở các em, đồng thời cũng là cách giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.

71

Tiểu kết chƣơng 3

Thái độ của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính ở mức điểm trung bình.

Trong ba mặt biểu hiện về thái độ thì mặt nhận thức có mức điểm trung bình là 3.33 đây là mức điểm cao nhất trong thang đo. Điều đó chứng tỏ học sinh có nhận thức tốt về khái niệm giáo dục giới tính, cũng như nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính.

Xúc cảm có mức điểm là 2.27 đây cũng là mức biểu hiện trung bình, học sinh chưa có biểu hiện tốt về mặt xúc cảm đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay. Đại đa số các em chỉ cảm thấy thích học nhưng thực sự để đi sâu tìm hiểu về vấn đề này thì chưa có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hành vi có mức điểm trung bình là 2.09 đây là mức điểm trung bình trong thang đo, điều này cho thấy học sinh chưa có biểu hiện tích cực trong các buổi học về giáo dục giới tình cũng như có những biểu hiện tích cực đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay. Trong các buổi học về giáo dục giới tính các em chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu những kiến thức về giáo dục giới tính, chưa tích cực tham gia vào các buổi học.

Nguyên nhân dẫn tới việc các em học sinh biểu hiện thái độ như vậy là do các em chưa thực sự hài lòng với phương pháp tổ chức giảng dạy như hiện nay. Bởi cách giảng dạy như hiện nay nó không mang lại hứng thú cho các em, đồng thời các em cũng không thu lại được nhiều lượng kiến thức cần có, các em có nhu cầu trao đổi cũng không được thoải mái. Theo đánh giá của các em ngoài những yếu tố như nội dung bài học, thời gian học thì phương pháp giảng dạy chính là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng tới thái độ của các em trong các buổi học.

Thái độ của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính không có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ. Giữa học sinh

72

nam và học sinh nữ có sự biểu hiện thái độ với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính như nhau. Như vậy có thể nói sự khác biệt giới tính không quyết định lên sự khác biệt trong cách thể hiện thái độ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thái độ của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính là sự phản ứng và đánh giá của học sinh được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với giáo viên trong các buổi học và nó giữ vai trò định hướng hành vi học tập của các em

Thái độ của các em học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính được biểu hiện ở ba mặt:

+ Mặt nhận thức: thái độ của các em được thể hiện thông qua hiểu biết về khái niệm giáo dục giới tính, tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính và

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 74)