Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 40)

1.3.2.1. Lượng kiến thức của môn Giáo dục giới tính

Nội dung, số lượng kiến thức của mỗi môn học là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của học sinh khi tiếp cận với môn học đó. Nội dung giáo dục giới tính cũng vậy. Trước hết giáo dục giới tính phải để phục vụ mục đích giáo dục, có sự thúc đẩy sự phát triển và hoàn thành nhân cách cá nhân. Việc lựa chọn và xác định nội dung giáo dục giới tính cần có sự phù hợp với từng nhu cầu của từng lứa tuổi. Có như vậy mới đem lại sự hứng thú và hiệu quả cao cho người học. Đồng thời với đó thì giáo dục giới tính còn phải phù hợp với đặc điểm riêng từng đối tượng, phong tục tập quán.

31

Năm 1990 chương trình quốc gia nghiên cứu về giáo dục giới tính và đời sống gia đình đã xây dựng chương trình giáo dục giới tính cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 với những nội dung cụ thể cho từng lớp học. Tuy nhiên, những nội dung đưa ra chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học của các em trong từng lớp học. Những nội dung mang tính tách rời và chưa có tính cập nhật.

Ở lớp 9 lượng kiến thức cung cấp cho các em ở trong giai đoạn này là những kiến thức liên quan đến sự thay đổi cơ thể và biết cách chăm sóc bản thân như: Giới tính và sự khác biệt giới tính, những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì, cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục Nam, cơ quan sinh dục Nữ, hiện tượng kinh nguyệt, sự thụ thai và sự phát triển thai.

Ở lớp 10 lượng kiến thức các em được học liên quan đến việc thực hiện tốt vai trò mới của mình trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội như: Gia đình, các giai đoạn phát triển của gia đình, các mối quan hệ gia đình, cách cư xử trong mối quan hệ gia đình, bổn phận làm con.

Ở lớp 11 kiến thức chủ yếu các em được học đó là em hiểu sâu về kiến thức tình yêu, hôn nhân, gia đình. Cụ thể: tình yêu, hôn nhân, một số vấn đề trong luật hôn nhân và gia đình, quản lý gia đình.

Ở lớp 12 lượng kiến thức mà các em được học chủ yếu là: Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục Nam và sinh dục Nữ, sự thụ thai, phát triển của thai nhi, dấu hiệu thai nghén và sự sinh con, vấn đề vợ chồng trẻ, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Những kiến thức mà các em được học theo từng lớp học chưa thực sự phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Do đó, nó phần nào làm hạn chế sự hứng thú học tập của các em.

1.3.2.2. Hình thức học tập và phương pháp truyền đạt của giáo viên

Ngoài nội dung và thời gian học tập thì kỹ năng truyền đạt của giáo viên có thể xem là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến sự tiếp thu kiến thức

32

của học sinh. Giáo viên cách thức truyền đạt như thế nào, với hình thức ra sao, thái độ truyền đạt thế nào tất cả đều tác động đến sự hứng thú trong học tập cho các em.

Những kiến thức của môn giáo dục giới tính thường liên quan đến những vấn đề "tế nhị", nếu giáo viên không nắm vững kiến thức, không có kỹ năng truyền đạt tốt thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thái độ của học sinh khi tiếp cận môn học này.

1.3.2.3.. Sự khác biệt giới tính trong vệc tiếp cận môn giáo dục giới tính

Sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của các em khi tiếp cận nội dung môn học. Thông thường các em nữ thường có thái độ dè dặt hơn so với các em nam. Quan niệm tình dục hay quan niệm về những kiến thức liên quan đến giới tính ở mỗi nền văn hóa là khác nhau, cùng với đó thì những quan niệm này cũng sẽ rất khác nhau giữa các em trai và các em gái.

Nguyên nhân của sự khác biệt này nó bắt nguồn từ yêu tố tâm sinh lý và những yếu tố văn hóa để lại. Đó cũng là hệ quả của các truyền thống mà tàn tích của nó được bảo tồn trong các phong tục, trong tiềm thức, trong các truyền thuyết và trong nền giáo dục gia đình. Chính điều đó dẫn tới sự khác biệt nhất định trong việc tiếp cận kiến thức môn GDGT đồng thời nó cũng làm hạn chế khả năng tìm hiểu của mỗi cá nhân đặc biệt là các em gái.

33

Tiểu kết chƣơng 1

Khái quát về tình hình nghiên cứu về thái đội của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính ít nhiều cũng đã được đề cập nghiên cứu dưới nhiều góc độ ở một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này vẫn đang là vấn đề mới mẻ. Nhìn dưới góc độ tâm lý học, thì những nghiên cứu về thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính vẫn còn ít, chưa được khai thác nhiều.

Nghiên cứu thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính là một nghiên cứu khá mới cho mảng đề tài tâm lý học về vấn đề giáo dục giới tính. Vận dụng lý luận về thái độ và lý luận về giáo dục giới tính, kết hợp với việc phân tích đặc điểm nhân cách, lứa tuổi học sinh THPT chúng tôi xác định được cách thức tìm hiểu và đánh giá thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính qua thực tiễn vấn đề này.

34

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu lý luận

2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận

Tổng quan được tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề thái độ cũng như những nghiên cứu về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Để từ đó tìm ra được những điểm mà các nghiên cứu trước đã làm được làm cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Song bên cạnh đó còn phát hiện ra những điểm mà các công trình đó còn thiếu sót và chúng tôi cố gắng để bổ sung vào.

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến vấn đề thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề mà mình đang nghiên cứu.

Xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm cho việc nghiên cứu vấn đề thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính trên thực tiễn.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu các tác giả trong và ngoài nước về thái độ cũng như thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính.

Xác định được các khái niệm công cụ và khái niệm có liên quan. Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn.

35

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu lý luận, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học liên quan đến học sinh trung học phổ thông.

2.2. Nghiên cứu thực tiễn

Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng hỏi; giai đoạn điều tra thử ; giai đoạn điều tra chính thức; giai đoạn xử lý kết quả.

2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi

* Mục đích nghiên cứu

Hình thành nội dung sơ bộ cho các bảng hỏi. Mục đích chính của giai đoạn thiết kế bảng hỏi này nhằm thu thập được các thông tin định lượng từ khách thể nghiên cứu. Góp phần làm sáng tỏ hơn giả thuyết nghiên cứu mà chúng tôi đã đưa ra từ trước.

* Phương pháp nghiên cứu

Các bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập được, từ các công trình nghiên cứu trước đó và được sự trợ giúp của các chuyên gia.

* Khách thể nghiên cứu

Để thiết kế được bộ bảng hỏi trọn vẹn, khoa học, phù hợp với nội dung của đề tài chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các giáo viên, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học và phụ huynh học sinh.

* Nội dung nghiên cứu

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn và các thông tin đã thu thập được. Đồng thời cũng dựa vào hai nhóm đối tượng khách thể (Khách thể chính, khách thể phụ) chúng tôi đã xây dựng hai loại phiếu hỏi.

36

Trong đó có một loại phiếu dành cho học sinh trung học phổ thông, một loại phiếu giành cho giáo viên.

Bảng hỏi dành cho học sinh trung học phổ thông gồm 5 phần:

Phần I: Các nhóm câu hỏi nhằm đánh giá nhận thức của học sinh đối

với kiến thức về giáo dục giới tính hiện nay như thế nào gồm các câu 1; 2; 15 + Nhận thức về giáo dục giới tính

+ Tự đánh giá mức độ cần thiết của việc học giáo dục giới tính

Phần II: Nhóm câu hỏi nhằm tìm hiểu thái độ của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt xúc cảm – tình cảm gồm các câu: 3; 4; 7; 13

Phần III: Tìm hiểu thái độ của học sinh biểu hiện ở mặt hành vi của

học sinh khi tham gia vào các buổi học về giáo dục giới tính bao gồm các câu: 5; 10;

Phần IV: Các nhóm câu hỏi nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của một số

yếu tố đến thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính (Nội dung môn học, hình thức học, kỹ năng truyền đạt của giáo viên, giới tính…). 11; 14;

Phần V: Nhóm câu hỏi nhằm tìm hiểu một số thông tin cá nhân của

học sinh trung học phổ thông như: giới tính, tuổi, trình độ văn hóa…. Ngoài ra trong bảng hỏi chúng tôi còn sử dụng thêm một số câu hỏi với ý nghĩa bổ sung làm rõ thêm thái độ cũng như tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của các em học sinh về hình thức giảng những kiến thức về giáo dục giới tính bao gồm các câu:12; 16.

Bảng hỏi dành cho giáo viên gồm có 2 phần:

Phần I: Là các nhóm câu hỏi về các vấn liên quan đến việc truyền tải

37

hình thức truyền đạt, xúc cảm tình cảm của giáo viên khi giảng dạy bộ môn này, các phương pháp chủ yếu…

Phần II: Là các nhóm câu hỏi thu thập thêm về các kiến thức mà giáo

viên truyền đạt cho học sinh về kiến thức giáo dục giới tính.

2.2.2. Giai đoạn điều tra thử

* Mục đích nghiên cứu

Mục đích của giai đoạn này là xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu. Việc tiến hành điều tra thử giúp chúng tôi nhận ra những mặt hạn chế, thiếu sót của các mẫu bảng hỏi, từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn bảng hỏi của mình. Phục vụ tốt hơn cho việc thu thập thông tin về khách thể một cách khách quan, khoa học, mang lại hiệu quả cao hơn.

* Phương pháp nghiên cứu

Để điều tra thử, chúng tôi sử dụng bảng hỏi cá nhân sơ bộ. Chúng tôi tiến hành điều tra thử trên các em học sinh, phụ huynh và giáo viên. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý những bảng hỏi để thu về kết quả.

* Khách thể nghiên cứu

50 học sinh trung học phổ thổng ở một số trường trung học phổ thông Nam Đàn 1 huyện Nam Đàn. Các khách thể nghiên cứu ở đây được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

* Cách thức xử lý số liệu

Số liệu được sử dụng bằng chương trình SPSS phiên bản 13.0. Chúng tôi sử dụng hai kỹ thuật thống kê, đó là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phương pháp hệ số Alpha Crobach và phân tích yếu tố để xác định độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố trong từng thang đo.

* Nội dung nghiên cứu

38

Mức độ nhận thức của học sinh THPT về vai trò của việc giáo dục giới tính: Alpha = .835

Mức độ nhận thức của học sinh THPT về mức độ quan trọng của việc học tập những kiến thức về giáo dục giới tính: Alpha =.733

Mức độ biểu hiện của học sinh về cảm xúc đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính: Alpha = .778

Mức độ biểu hiện của học sinh về hành vi đối với quá trình học tập những kiến thức về giáo dục giới tính có Alpha = .682

Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp giảng dạy những kiến thức về giáo dục giới tính: Alpha = .733

Nhìn chung, độ tin cậy và độ giá trị của từng bảng hỏi cho phép chúng tôi sử dụng chúng vào điều tra chính thức.

2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức

Trong giai đoạn này chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia.

2.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân * Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính và một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ này của các em.

* Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân

* Khách thể nghiên cứu

39

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Khối Số lƣợng lớp tham gia

Số lƣợng học sinh điều tra thực trạng

Tổng số học sinh điều tra

Nam Nữ

10 3(45.45.42) 67 63 130

11 3(43.46.44) 61 71 133

12 3(43.46.45) 66 69 134

Tổng 9 194 203 397

* Nguyên tắc điều tra:

Mỗi khách thể tham gia vào hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập, theo suy nghĩ riêng của từng người, không được phép trao đổi, bàn bạc với những người xung quanh. Cá nhân có thể hỏi điều tra viên những mệnh đề mà họ không hiểu.

* Cách tính điểm số cho bảng hỏi

Trong luận văn phần lớn các câu hỏi đều đùng thang đo Likert 4 bậc và được quy ước khi lượng hóa như sau:

Bảng 2.2. Quy ước tính điểm cho thang đo

Mức độ Điểm

Không thích, không chủ động, không hài lòng, không bao giờ, không ảnh hưởng, hoàn toàn không đúng, hoàn toàn sai.

1

Bình thường, phần lớn không chủ động, phần lớn không hài lòng, thỉnh thoảng, ít ảnh hưởng, không đúng, sai nhiều hơn đúng,.

2

Thích, chủ động, hài lòng, thường xuyên, ảnh hưởng, đúng nhiều hơn sai.

3

Rất thích, rất chủ động, rất hài lòng, rất thường xuyên, rất ảnh hưởng, hoàn toàn đúng.

40

Chia khoảng cho các giá trị với công thức: giá trị lớn nhất, trừ giá trị nhỏ nhất, được bao nhiêu chia cho 4: (4 -1) : 4 = 0.75

Bảng 2.3. Cách tính mức độ của thang đo

Khoảng điểm Mức độ

1 – 1,75 Thấp 1,76 – 2,5 Trung bình 2,51 – 3,25 Cao 3,26 – 4 Rất cao 2.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu * Mục đích nghiên cứu

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập đươc thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

* Nội dung phỏng vấn.

Với phương pháp phỏng vấn sâu này chúng tôi tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng là khách thể chính. Đó là các em học sinh trung học phổ

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)