Khái niệm giới tính và phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 32)

giới tính

1.2.3.1. Khái niệm giới tính

Giới là chỉ một lớp người trong xã hội được phân theo một đặc điểm nào đó về nghề nghiệp, địa vị xã hội. Khi nói đến giới người ta muốn dùng nó để chỉ một con người, một cá nhân nào đó thuộc phái nam hay nữ. Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì Giới là toàn bộ đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Nó bao gồm sự khác biệt về hình dáng bên ngoài, về tính cách, về những cơ cấu sinh học mà chỉ mỗi một giới mới có được.[11,tr628]

Giới tính là khía cạnh xã hội của phái nam và phái nữ. [11,tr206]. Theo từ điểm Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì “giới tính là sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ. Giới tính của con người được xuất phát từ hai nguồn gốc cơ bản đó là nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội. Ngoài ra

23

còn là sự khác nhau về mặt giải phẫu sinh lý giữa nam và nữ như cấu tạo về bộ xương, hộp sọ, về hình dáng bên ngoài, về da… Đồng thời với đó là sự khác nhau về mặt tâm sinh lý” [11,tr.403].

Nhìn từ góc độ sinh học giới tính được hiểu “là tập hợp những dấu hiệu gen tương phản của những cá thể một loài”. Còn từ góc độ xã hội học giới tính lại được nhìn nhận là tổ hợp những đặc điểm về cơ thể, di truyền, văn hoá xã hội, hành vi giữa các cá thể” [31].

Từ những phân tích trên chúng tôi đưa ra định nghĩa về giới tính như sau:

Giới tính là toàn bộ đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác biệt về mặt di truyền sinh học giữa nam và nữ. Nó bao gồm sự khác biệt về hình dáng bên ngoài, về tính cách, về những cơ cấu sinh học mà chỉ mỗi một giới mới có được”

1.2.3.2. Khái niệm phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính Khái niệm phương pháp

Theo quan niệm của tác giả G.henghen: “Phương pháp là hình thức vận động của sự vật”. [43]. Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn này chúng tôi xin sử dụng khái niệm phương pháp như sau: “Phương pháp là cách thức tiến hành nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. Nó là hệ thống các hình thức để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra”.[11,tr1231].

Khái niệm phương pháp tổ chức giảng dạy

Theo quan niệm của tác giả G.henghen thì “Phương pháp tổ chức giảng dạy đó là con đường, cách thức tiến hành một công việc nào đó, mỗi nội dung dạy học có một phương pháp đặc thù ,mang lại hiệu quả nhất mà không thể thay thế b phằng phương pháp khác. Phương pháp tổ chức giảng dạy dạy là một hình

thức vận động của một hoạt động đặc thù là: hoạt động dạy học ” [43]. Tuy

24

pháp tổ chức giảng dạy như sau: “phương pháp tổ chức giảng dạy là cách bố trí, sắp xếp công việc theo thời gian của giáo viên một cách có hệ thống, có mục đích nhằm đảm bảo cho việc học sinh lĩnh hội một cách tốt nhất nội dung bài học”

Khái niệm về giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn thì giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính của mình với người khác, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tính bạn - tình yêu, tâm sinh lý hôn nhân. [39]

Trong khi đó tác giả Bùi Ngọc Oánh lại cho rằng nội dung giáo dục giới tính bao gồm 4 vấn đề chủ yếu sau:

+ Những tri thức và tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý tình dục (những hiện tượng như: kinh nguyệt, phát triển cơ thể, sinh nở, cho con bú, kiến thức về sức khoẻ giới tính, các bệnh lý tình dục,...) trong đó có đời sống tình dục.

+ Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẫm mỹ như cách cư xử với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đức theo giới tính riêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề pháp luật liên quan đến cuộc sống giới tính và gia đình (luật hôn nhân gia đình, luật phòng chống bạo hành gia đình, bình đảng giới…).

25

+ Những quan hệ về bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất của tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng nên một tình yêu chân thực, chân chính.

+ Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn nhân, điều kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia đình. [31]

Chúng tôi đưa ra khái niệm về phương pháp tổ chức giảng dạy môn

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay (Trang 32)