1: TRANSISTOR –ON–; 0: TRANSISTOR –OFF–
6.2.5.2 Môi tr−ờng ứng dụng
Bất cứ khi nào một sản phẩm hay một công nghệ đ−ợc áp dụng cho bất cứ ứng dụng nào, các thành phần cần có khả năng tồn tại trong môi tr−ờng, và không ảnh h−ởng đến môi tr−ờng mà chúng làm việc và tất nhiên chúng phụ thuộc vào từng ứng dụng cụ thể.
Tính nhạy cảm với môi tr−ờng: Các sản phẩm đ−ợc thiết kế làm việc trong các môi tr−ờng khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau. Một vài yếu tố ảnh h−ởng đến tính phù hợp của một sản phẩm hay một công nghệ trong bất kỳ một ứng dụng cho tr−ớc nào bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tính dễ ăn mòn, oxy
hoá xung quanh vật liệu, bức xạ điện từ và thậm chí cả độ bẩn, bụi xung quanh.
Các nhà sản xuất chế tạo các sản phẩm cho các thị tr−ờng nhất định và các sản phẩm đ−ợc thiết kế để có thể tồn tại trong các môi tr−ờng nhất định. Các nhà sản xuất thiết bị thuỷ lực và thiết bị cơ điện tử chế tạo các thiết bị của họ sao cho có thể đ−ợc sử dụng trong các x−ởng công nghiệp mà không ảnh h−ởng đến các thiết bị điện tử có trong x−ởng đó.
Tuổi thọ: Một trong những −u điểm nổi bật của các cơ cấu chấp hành thuỷ lực là chúng có thể tự bôi trơn bằng chính chất lỏng trong hệ thống. Các cơ cấu chấp hành tuyến tính cơ-điện tử sử dụng cụm cơ cấu trục vít - đai ốc bi có tuổi thọ thấp hơn phụ thuộc vào số lần bảo d−ỡng.
6.2.5.3 Giá thành:
Giá thành là một yếu tố chung nhất để phân tích các yếu tố thực tế rằng giá cả th−ờng tỷ lệ thuận với công nghệ, độ chính xác. Giá thành của một thiết bị không chỉ là giá phải trả cho các thành phần, chi tiết của nó mà còn cả các chi phí vận hành, bảo d−ỡng, sửa chữa... trong suốt thời gian làm việc của thiết bị đó.
Chi phí lắp đặt: Giá thành của các cụm thiết bị, chi tiết cấu tạo nên thiết bị. Ngoài ra có thể có một số yếu tố khác ảnh h−ởng đến chi phí lắp đặt. Các hệ thống thuỷ lực cần có bộ nguồn thuỷ lực để chuyển đổi năng l−ợng điện thành năng l−ợng thuỷ lực. Các yếu tố khác cũng cần kể đến nh− diện tích/không gian sử dụng, khả năng di chuyển, vị trí lắp đặt...
Nhìn chung, các hệ thống thuỷ lực có thể đắt hơn các hệ thông cơ- điện tử ở dải công suất thấp song nếu số l−ợng cơ cấu chấp hành hoạt động không đồng thời là lớn thì công suất của bộ nguồn thuỷ lực dùng chung cũng giảm đáng kể.
Chi phí vận hành: Chi phí trong suốt quá trình làm việc của thiết bị. Các thiết bị sử dụng cơ cấu chấp hành cơ điện tử đ−ợc −u thích do tiết kiệm năng l−ợng nhiều hơn so với các thiết bị sử dụng cơ cấu chấp hành thuỷ lực mặc dù chi phí lắp đặt có thể cao hơn tới 40% so với loại t−ơng đ−ơng sử dụng cơ cấu thuỷ lực và chi phí vận hành th−ờng lớn nhiều lần chi phí ban đầu. Để kéo dài
tuổi thọ, các cơ cấu thuỷ lực và cơ cấu cơ-điện tử đều cần các cơ cấu, thiết bị phụ nh−: các bộ lọc (đối với cơ cấu thuỷ lực), dầu bôi trơn (đối với cơ cấu cơ- điện tử), song với khả năng tự bôi trơn của mình, các cơ cấu thuỷ lực cần ít lần bảo d−ỡng hơn do vậy có thể tiết kiệm đ−ợc thời gian giành cho bảo d−ỡng.
Cả hai công nghệ điều khiển chuyển động bằng thuỷ lực và cơ cấu cơ điện tử đều có thể áp dụng vào hầu hết các ứng dụng để di chuyển tải từ vị trí này sang vị trí khác và kiểm soát các lực liên quan. Việc áp dụng công nghệ nào để phù hợp với một ứng dụng nhất định đòi hỏi ng−ời thiết kế phải hiểu các yêu cầu của hệ thống điều khiển chuyển động của ứng dụng đó về đặc tính kỹ thuật, môi tr−ờng làm việc và giá thành. Nói cách khác, ng−ời sử dụng tr−ớc tiên phải quan tâm đến ứng dụng cụ thể của mình.
Ch−ơng 7:
KẾT LUẬN