Hiệu suất thu hồi tinh bột

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất tinh bột ấu (Trang 59)

Đánh giá hiệu suất thu hồi tinh bột theo từng chế độ ngâm NaHSO3 ở các thời gian ngâm khác nhau.

Kết quả hiệu suất thu hồi tinh bột ở các nồng độ NaHSO3 và thời gian ngâm khác nhau được thể hiện qua bảng 7.

Bảng 7. Hiệu suất thu hồi tinh bột theo từng chế độ ngâm NaHSO3 và thời gian ngâm khác nhau Thời gian ngâm (phút) Nồng độ NaHSO3 (%) Trung bình nghiệm thức 0 0,4 0,5 0,6 0 49,65 51,69 53,34 54,10 52,19D 30 51,03 56,05 58,63 59,69 56,35C 45 52,55 57,1 60,68 61,90 58,06B 60 53,76 64,17 68,58 69,02 63,88A Trung bình nghiệm thức 51,75 C 57,25B 60,31A 61,17A

Các trung bình nghiệm thức đi kèm với chữ cái khác nhau trong cùng một dòng (hay một cột) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ p<0,05

Qua kết quả thu được ở bảng 7, thấy được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các mẫu xử lý NaHSO3 với các chế độ và thời gian ngâm khác nhau rất rõ ràng. Điều này đã chứng tỏ được NaHSO3 có ảnh hưởng rất hiệu quả đến hiệu suất thu hồi tinh bột góp phần nâng cao giá trị kinh tế của quy trình.

Từ kết quả ở bảng 7 cho thấy hai nhân tố nồng độ NaHSO3 và thời gian ngâm có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hiệu suất thu hồi tinh bột. Khi các mẫu nguyên liệu không được xử lý NaHSO3 thì hiệu suất thu hồi tinh bột khá thấp chỉ khoảng 51% nhưng khi tiến hành ngâm nguyên liệu trong dung dịch NaHSO3 với các nồng độ

0,4; 0,5 và 0,6% thì hiệu suất tinh bột thu được đã dần dần được nâng lên (khi ngâm nguyên liệu trong các mẫu dung dịch NaHSO3 0,4; 0,5 và 0,6% thì hiệu suất thu hồi tinh bột khoảng 57, 60 và 61%). Qua đó đã kết luận được rằng hàm lượng NaHSO3 có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến việc nâng cao hiệu suất thu hồi tinh bột. Khi càng tăng nồng độ NaHSO3 thì hàm lượng tinh bột thu được trong quá trình càng được nâng cao là do khi tăng hàm lượng NaHSO3 trong dung dịch góp phần thúc đẩy việc phân cắt các liên kết giữa protein và tinh bột tốt hơn nên các liên kết giữa protein và tinh bột bị phá hủy một cách mạnh mẽ hơn giúp các phân tử tinh bột thoát khỏi các liên kết này dễ dàng hơn nên đã nâng cao được hiệu suất thu hồi tinh bột.

Không những chỉ nồng độ mà thời gian ngâm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất thu hồi tinh bột. Khi nâng cao nồng độ NaHSO3 mà không tạo thời gian ngâm nguyên liệu để NaHSO3 có đủ thời gian tác dụng thì hiệu suất thu hồi tinh bột cũng không cao. Ví dụ khi ngâm nguyên liệu ở các nồng độ 0,4; 0,5 và 0,6% nhưng không tạo thời gian ngâm thì hiệu suất thu hồi tinh bột khá thấp chỉ khoảng 51, 53 và 54%. Khi tiến hành tăng thời gian ngâm thì hiệu suất thu hồi tinh bột được cải thiện rất đáng kể. Khi ngâm nguyên liệu trong khoảng thời gian 30, 45 và 60 phút thì hiệu suất thu hồi tinh bột lần lượt tăng lên là 56, 58 và 63% do khi kéo dài thời gian ngâm đã tạo điều kiện để SO2 có đủ thời gian xâm nhập và phá hủy liên kết giữa protein với tinh bột triệt để hơn giúp hạt tinh bột được giải phóng khỏi liên kết này nhiều hơn trong thời gian dài hơn.

Đồng thời nếu cùng một nồng độ trong các khoảng thời gian ngâm khác nhau thì khi ngâm nguyên liệu trong thời gian dài sẽ thu được lượng tinh bột nhiều hơn do phản ứng phân cắt các liên kết giữa tinh bột và protein có đủ thời gian để thực hiện một cách triệt để hơn giúp quá trình giải phóng các phân tử tinh bột mạnh mẽ hơn nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Khi có sự kết hợp giữa nồng độ NaHSO3 và thời gian ngâm thì hiệu suất thu hồi tinh bột được cải thiện rất rõ rệt. Ví dụ khi nguyên liệu được ngâm trong dung dịch NaHSO3 0,4% và 30 phút thì hiệu suất thu hồi tinh bột là 56% nhưng khi nồng độ NaHSO3 được nâng lên đến 0,5% và ngâm nguyên liệu trong 45 phút thì hiệu suất thu hồi tinh bột thu được đã được nâng cao hơn khoảng 61%, khi nâng nồng độ NaHSO3 đến 0,5 và 0,6% và ngâm nguyên liệu trong thời gian 60 phút thì hiệu suất thu hồi tinh bột thu được đạt mức cao nhất khoảng 69%.

Từ đó thấy được muốn nâng cao được hiệu suất thu hồi tinh bột một cách tối đa đồng nghĩa với việc phá hủy triệt để các liên kết giữa protein và tinh bột thì cần sự kết hợp giữa hai nhân tố nồng độ NaHSO3 và thời gian ngâm.

Từ kết quả ở bảng 7 và hình 28 cho thấy hiệu suất thu hồi tinh bột ở 0,5 và 0,6% trong thời gian ngâm 60 phút thì đạt được hiệu suất thu hồi tinh bột cao nhất. Nhưng ở 2 nồng độ này không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê nên nồng độ NaHSO3 và thời gian ngâm tối ưu cho chỉ tiêu về hiệu suất là 0,5% trong thời gian ngâm 60 phút. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 30 45 60 H iệ u s u ấ t th u h ồ i (% )

Thời gian ngâm (phút)

NaHSO3- 0%

NaHSO3- 0.4%

NaHSO3- 0.5%

NaHSO3- 0.6%

Hình 28. Hiệu suất thu hồi tinh bột dựa trên nồng độ NaHSO3 và thời gian ngâm khác nhau

Một phần của tài liệu quy trình sản xuất tinh bột ấu (Trang 59)