Trong thời gian hạn chế, để hoàn thành đề tài của mình cùng với sự
giúp đỡ của thầy cô giáo hướng dẫn, cơ sở thực tập, tôi tiến hành phỏng vấn 60 hộ và thu được một số thông tin thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 4.5: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng số hộđiều tra hộ 60 100 2. Số hộ sản xuất rau hộ 60 100 3. Số hộ có nghề trồng rau là chính hộ 52 86,67 4. Số hộ giàu hộ 5 8,3 5. Số hộ khá hộ 44 73,3 6. Số hộ cận nghèo Hộ 7 11,7 7. Số hộ nghèo Hộ 4 6,7 8. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 42,48 9. Trình độ văn hóa của chủ hộ - Cấp I Chủ hộ 2 3,3 - Cấp II Chủ hộ 55 91,7 - Cấp III Chủ hộ 3 5
10. Bình quân nhân khẩu/ hộ Người/
hộ
5,42
11. Bình quân diện tích trồng RAT của hộ sào/ hộ 6,3
12. Bình quân lao động/ hộ LĐ/ hộ 2,87
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
4.2. Nhận thức đánh giá của người dân về mô hình RAT
4.2.1. Thực trạng đào tạo, tập huấn kỹ thuật.
* Thực trạng đào tạo, tập huấn cho người nông dân.
- Từ trước đến nay trong nghề trồng rau, người nông dân ở đây trồng rau thường có tập quán sử dụng nguồn nước tưới không đảm bảo và còn dùng nước phân tươi để tưới cho rau, bón phân hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng. Do vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Xuất phát từ thực tế đó để tiến hành xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm của dự án đã kết hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ tổ chức tập huấn cho nông dân:
+ Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…
+ Các buổi tập huấn chủ yếu được tổ chức tại nhà văn hóa các xóm Gò Hu, Hồ Sen, Cầu Cháy và đã thu hút được hầu hết số lượng người dân trong các xóm tới tham gia. Dự án đã chú trọng tới việc nâng cao nhận thức và khả
năng sản xuất rau cho người dân trong xã dựa trên kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời của người dân nơi đây, các nội dung của buổi tập huấn là nhằm tăng cường hiểu biết cho nông dân về:
+ Thế nào là sản xuất rau an toàn.
+ Cách sản xuất sản phẩm rau an toàn cho các loại rau chính đó là: bắp cải, su hào, rau muống, cà chua, súp lơ, mướp đắng… và một số loại rau gia vị (hành, mùi, thì là, cần tây, tỏi tây…)
+ Cách sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh, nước tưới trong sản xuất rau an toàn. Đặc biệt là một số loại thuốc sinh học có thời gian cách ly tương đối ngắn từ 3 – 4 ngày phù hợp với các loại rau ngắn ngày đảm bảo VS-ATTP tốt hơn cho người tiêu dùng.
Kết quả các buổi tập huấn đã giúp cho nông dân được tăng thêm hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu được khái niệm và nguyên tắc, quy trình sản xuất rau an toàn. Nhận biết các loại sâu bệnh hại trên đồng ruộng, cách sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.
* Thực trạng đào tạo kỹ thuật viên cơ sở:
Bên cạnh việc tổ chức tập huấn cho người dân trực tiếp tham gia mô hình sản xuất rau an toàn, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ đã tổ chức 2 lớp đào tạo kỹ thuật viên cơ sở cho xã tham gia dự án.
Kỹ thuật viên cơ sở là các thành phần: Là cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ hội nông dân, cán bộ kỹ thuật của dự án thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Cục Sở hữu trí tuệ, cán bộ chủ nhiệm dự án.
Ngoài các kiến thức được hướng dẫn phổ biến trong các lớp tập huấn, các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu về quy trình sản xuất rau an toàn cho các loại rau từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản, bao gói, vận chuyển và tiêu thụ.
Kỹ thuật viên được cung cấp các tài liệu, quy trình kỹ thuật, các văn bản pháp quy định về quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
4.2.2. Nhận thức đánh giá của người dân về công tác triển khai dự án.
4.2.2.1. Thực trạng triển khai mô hình.
Những nội dung đã được ban quản lý dự án tổ chức để thực hiện mô hình như sau:
Bước 1: Lập kế hoach triển khai thực hiện các mô hình
Bước 2: Phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương, cán bộ nông nghiệp xã tổ chức lựa chọn các hộ dân tham gia dự án, trên cơ sở tự nguyện, có lao động, có điều kiện và cơ sở vật chất nhất định. Chọn địa điểm tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ.
Bước 3: Lựa chọn địa điểm và hộ gia đình đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để xây dựng nhà lưới gieo con rau giống, nhà lưới trồng rau an toàn.
Bước 4. Thành lập nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình, được xem xét trong điều kiện tiếp nhận của hộ. Các hộ tham gia phải dựa trên cơ sở tự
nguyện, có lao động và đất đai, chấp nhận các nội quy, quy định của dự án và có tinh thần đoàn kết trong nhóm hộ. Nhóm hộ có trưởng nhóm là người đại diện tổ chức, vận động, tiếp nhận vật tư kỹ thuật cây giống… cho các hộ
trong nhóm.
Bước 5: Xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân thâm gia mô hình, cụ
thể là:
* Đối với người dân tham gia dự án phải có trách nhiệm:
+ Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn lý thuyết cũng như thực tế trên
đồng ruộng.
+ Thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn.
* Nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp, cán bộ hội nông dân xã:
+ Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của dự án cấp phát vật tư kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án.
+ Phối hợp với cán bộ kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra tình hình sản xuất, sâu bệnh thường xuyên trên đồng ruộng. Tiếp thu phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc và ý kiến của nông dân với cơ quan chủ trì dự án.
* Nhiệm vụ của cán bộ chỉđạo kỹ thuật của mô hình:
+ Chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyển giao kỹ thuật, cán bộ
khuyến nông cơ sở tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ
sản xuất rau an toàn.
+ Theo dõi đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại của các loại rau an toàn.
4.2.2.2. Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình:
Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình (n=60)
STT Chỉ tiêu Số lượng hộ Tỉ lệ (%)
1
Hiểu về việc dự án đang triển khai
- Rất rõ 45 75 - Tương đối rõ 10 16,7 - Không rõ ràng 5 8,3 2 Tốc độ triển khai - Nhanh 9 15 - Bình thường 39 65 - Chậm 12 20 3
Phương pháp triển khai
- Khoa học 16 26,7
- Bình thường 26 43,3
- Thiếu khoa học 18 30
4
Mức độ trách nhiệm của CBNN địa phương
- Rất tốt 12 20
-Tốt 45 75
- Trung bình 3 5
- Yếu 0 0
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng trên cho thấy mức độ hiểu rất rõ và tương đối rõ của người dân về dự án đang triển khai là tương đối cao, chiếm hơn 90%. Còn lại rất ít
8,3% người dân là chưa hiểu rõ. Lý do là một số nông dân còn chưa quan tâm
đến nội dung của các buổi tập huấn, một số khác thì cho là nội dung dự án còn lập lờ khó hiểu. Có tới 20% số người dân cho rằng dự án diễn ra chậm, hỏi về lý do chi tiết thì hầu hết họ đều cho rằng vì không có đầu ra cho sản phẩm, nên họ không dám đầu tư vào sản xuất. Điều này có thể đã liên quan
đến tính khoa học của dự án chăng? Theo ý kiến của người dân thì có 30% cho rằng dự án thiếu khoa học. Tuy nhiên về vấn đề đầu ra cho sản phẩm thì vẫn đang là mối quan tâm lớn, điều này còn liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng. Một vấn đề
nữa là về trách nhiệm của CBKN cơ sở, có tới 75% người dân đánh giá là tốt và 20% đánh giá là rất tốt, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình hoạt
động của dự án trong thời gian tới.
4.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương
4.3.1. Các loại mô hình trồng RAT
4.3.1.1. Mô hình trồng RAT trong nhà lưới
Về mô hình RAT trong nhà lưới, hiện nay trên địa bàn xã chỉ có một vài mô hình nhỏ của các hộ gia đình có điều kiện, còn phần lớn là các hộ sản xuất ngoài đồng ruộng. Xây dựng nhà lưới đòi hỏi chi phí cao, người dân không đủ điều kiện và dự án cũng không có hỗ trợ về xây dựng nhà lưới vì vậy mà hầu hết các hộ tham gia sản xuất RAT đều không sử dụng mô hình này. Nên tôi không tiến hành nghiên cứu và so sánh mô hình này.
4.3.1.2. Mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng
Mô hình sản xuất RAT ngoài đồng ruộng là mô hình được người dân áp dụng phổ biến, nó mang tính chất cộng đồng về sản xuất, cộng đồng về tiêu dùng, cộng đồng vì lợi ích. Mô hình có đặc điểm:
- Có thể sản xuất RAT đại trà ngoài đồng ruộng với diện tích lớn.
- Không đòi hỏi cao về đầu tư chi phí sản xuất mà chủ yếu là đầu tư về
kỹ thuật.
- Phương thức kỹ thuật dễ tiếp thu, dễ áp dụng. - Quản lý chất lượng ở khâu sản xuất là chủ yếu.
Hình thức tổ chức sản xuất RAT ở đây chủ yếu là các nhóm hộ thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật, thuận lợi cho việc chỉ đạo, giám sát kỹ thuật, kiểm soát chất lượng rau và giám sát lẫn nhau trong các nhóm hộ.
4.3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương
Mô hình sản xuất rau an toàn chủ yếu được triển khai ngoài đồng ruộng với quy mô gần 18,5ha.
Về chủng loại rau trong mô hình được bố trí trồng trong một năm bao gồm các loại: xu hào, cải bắp, súp lơ, mướp đắng, cà chua, cải ngọt, cà rốt, rau muống, hành.
Cơ cấu mùa vụ được bố trí: vụ xuân hè, hè thu (từ tháng 3 – 8) trồng các rau: mướp đắng, cà chua, rau muống, hành. Vụ thu đông và vụ đông (từ
tháng 9- 12) thì trồng các loại rau: cải bắp, su hào, súp lơ, hành.
Trong quá trình sản xuất về các khoản cây rau giống, hạt rau giống, thuốc trừ sâu cũng như phân bón người dân không phải tự đầu tư mà được dự
án hỗ trợ. Cùng với việc hàng năm các cán bộ kỹ thuật của dự án cùng với cán bộ khuyến nông xã cũng đã chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón cũng như nước tưới sao cho đảm bảo
đúng tiêu chuẩn và thời gian cách ly.
Nội dung chủ yếu của sản xuất RAT ngoài đồng ruộng là: Áp dụng các biện pháp canh tác truyền thống và thâm canh phù hợp yêu cầu rau an toàn; áp dụng kỹ thuật IPM cho cây rau; ứng dụng các chế phẩm sinh học BVTV thay thế dần hóa chất nông nghiệp; thực hiện “5 điều cấm trong sản xuất rau sạch” (cấm sử dụng phân tươi, nước giải tưới; cấm sử dụng nước bẩn; cấm bón quá 200kg N/ha; cấm dùng thuốc BVTV độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trong vòng 10 ngày trước thu hoạch).
4.3.2.1. Diện tích trồng RAT ngoài đồng ruộng tại xã Vĩnh Lợi năm 2011-2013
Bảng 4.7: So sánh diện tích trồng RAT và RTT năm 2011-2013
Chỉ tiêu Diện tích(ha)
2011 2012 2013 Tổng diện tích trồng rau 40,5 40,5 40,5 1. Diện tích trồng RAT 10,5 15,2 18,5 - Cải bắp 5,8 5,1 6,2 - Súp lơ xanh 3,2 4,5 6,8 - Xu hào 1,5 5,6 5,6 2. Diện tích trồng RTT 30 25,3 22 - Cải bắp 5,3 5,3 4,5 - Súp lơ xanh 4,6 5,1 6,8 - Xu hào 3,5 4,2 4,7 - Các loại rau khác 16,6 10,7 6
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.7 ta thấy rằng diện tích đất sử dụng để trồng rau an toàn của xã Vĩnh Lợi trong 3 năm 2011- 2013 có xu hướng tăng. Cụ thể là: Năm 2011 có 10,5 ha trồng rau an toàn, năm 2012 là 15,2 ha(tăng 4,7 ha) và đến năm 2013 diện tích trồng rau an toàn lại tiếp tục tăng lên là 18,5 ha (tăng 3,3 ha so với năm 2012), với việc tập trung đầu tư trồng 3 loại rau chính có giá bán khá cao trên thị trường đó là bắp cải, xu hào và súp lơ xanh. Ngược lại, diện tích trồng rau thông thường của xã lại có xu hướng giảm đi rõ rệt, năm 2011 tổng diện tích trồng rau thông thường của xã là 30 ha, đến năm 2012 là 25,3ha (giảm 4,7 ha) và đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn là 22 ha.
Từđó có thể thấy rằng những năm gần đây người dân đã ngày một hiểu rõ hơn tầm quan trọng của rau an toàn, họ thấy được tác động tích cực của rau an toàn tới xã hội, tới môi trường và hơn cả là tới sức khỏe con người. Thêm nữa là nhu cầu rau an toàn của người tiêu dùng ngày càng cao vì vậy họ đã mạnh dạn đầu tư làm tăng dần diện tích trồng rau an toàn, giảm dần đi diện
tích trồng rau thông thường của xã đồng thời nâng cao thu nhập cho chính bản thân gia đình họ.
4.3.2.2. Năng suất một số loại rau an toàn trong mô hình ngoài đồng ruộng năm 2011-2013
Bảng 4.8: Năng suất một số loại RAT và RTT (2011-2013)
Năm
Năng suất bình quân (tấn/sào)
RAT RTT
Cải bắp Súp lơ xanh Xu hào Cải bắp Súp lơ xanh Xu hào
2011 1,5 1 1,2 1,2 0,6 1,2
2012 1,7 0,8 1,3 1,4 0,7 1
2013 1,8 1,2 1,3 1,5 0,9 1,1
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng 4.8: So sánh năng suất một số loại RAT và RTT trên đồng ruộng ta có thể thấy rằng có sự chênh lệch về năng suất bình quân giữa 3 loại rau thường và rau an toàn được sản xuất tại xã. Cụ thể là:
Năm 2013 năng suất của cải bắp an toàn là 1,8 tấn/sào, còn cải bắp thông thường sản xuất ở ruộng đại trà chỉ có năng suất là 1,5tấn/sào (thấp hơn bắp cải an toàn 0,3 tấn/sào). Súp lơ an toàn là 1,2 tấn/sào và súp lơ thường lại chỉ đạt năng suất là 0,9 tấn/sào (cũng thấp hơn súp lơ an là 0,3 tấn/sào) và xu hào an toàn có năng suất là 1,3 tấn/sào còn mướp đắng thường chỉ là 1,1 tấn/sào (thấp hơn 0,2 tấn/sào). Năm 2011 và 2012 cũng có mức chênh lệch tương tự như vậy.
* Nhận xét: Mô hình sản xuất RAT ngoài đồng ruộng được thực hiện tại ruộng của các hộ dân trong xã đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Người dân đầu tư
chăm sóc, thực hiện đúng theo quy trình sản xuất rau an toàn mà CBKN triển khai làm cho năng suất rau bình quân thu được trên một sào tăng gấp 1,2 lần so với sản xuất rau theo hướng thông thường như trước đây. Theo đánh giá từ
việc đi hỏi các hộ dân tại xã được biết rằng sản xuất rau theo hướng an toàn không chỉ làm tăng năng suất, chất lượng rau được đảm bảo mà mẫu mã sản phẩm cũng được cải thiện hơn: tỷ lệ bắp cải vào cuốn cao, cuốn chặt; xu hào
củ to đồng đều, mã củ đẹp; súp lơ xanh bông to hơn ruộng đại trà,…và khi