Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 67)

Sản xuất rau an toàn so với những ngành khác không phải là lớn nhưng

đối với nông hộ thì có đến 61% số gia đình sản xuất rau an toàn hạn hẹp về

vốn, thiếu vốn. Điều đó hạn chế việc mở rộng sản xuất, trong khi đó hầu hết các nông hộ đều muốn mở rộng sản xuất RAT nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình mình.

Trong những năm gần đây nông dân có thể vay vốn từ các đoàn thể như

Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…Nhưng thủ tục vay còn rườm rà, Nhà nước cần có biện pháp cải tiến sao cho thủ tục vay đơn giản, dễ

dàng hơn và quan trọng là đồng vốn về đúng lúc. Do đó, cần có biện pháp tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân vay vốn, đầu tư sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, đồng thời đây cũng là yếu tố

góp phần cho xã hội công bằng hơn giữa các tầng lớp.

4.4.3. Gii pháp vđất đai

Diện tích đất canh tác bình quân mỗi hộ của người dân xã Vĩnh Lợi là không cao trên dưới 4 sào/ khẩu, đồng thời lại manh mún, mỗi hộ gia đình có từ 3 - 4 thửa ruộng ở các khu vực khác nhau. Với xã Vĩnh Lợi giải quyết vấn đề này là rất khó khăn, theo tôi cùng với ý kiến của người dân, chỉ có thể giải quyết vấn đề này từng bước và bằng các biện pháp cụ thể như: Thành lập ra một tổ chức có trách nhiệm xác định lại mức sản lượng, đóng Thuỷ lợi phí cho từng cánh đồng, từng thửa ruộng, xác định lại ruộng đât… Nhưng với điều kiện, tất cả kinh phí, xác định lại ruộng đất phải do xã và huyện thông qua chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

Như vậy, khi đã giải quyết được vấn đề manh mún ruộng đất thì sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được lao động, tận dụng đất bờ nên mở

rộng thêm được diện tích sản xuất rau, từ đó làm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất.

4.4.4. Gii pháp v cơ s h tng

Với cơ sở hạ tầng như hiện nay của xã không phải là quá thiếu thốn. Nhưng trong hiện tại và tương lai không đủ điều kiện để phát triển Kinh tế -

Xã hội. Vì vậy, cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư, nâng cấp sao cho đáp ứng được yêu cầu của xã muốn làm được như vậy phải có vốn.

Rau lại là thực phẩm chứa nhiều nước từ 80 - 93% khối lượng rau. Do

đó, cần cung cấp đủ nước cho cây nhằm đạt năng suất cao, phẩm chất rau tốt. Nhưng hiện nay, các công trình thuỷ lợi mới đảm bảo được 63% diện tích rau màu. Vì vậy, xã cần hoàn thiện và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu đầy đủ, kịp thời cho diện tích gieo trồng của xã trong tương lai.

Hiện nay ở xã chưa có chợ, để tăng thêm thị trường mua bán sản phẩm hàng hóa thì xã cần xây dựng một khu chợ sao cho sach sẽ nhằm mua bán có trật tự, an toàn. Đồng thời rau là những sản phẩm tươi, chứa nhiều nước. Đặc biệt là rau an toàn phải bảo quản vô cùng cẩn thận để không bị hao hụt nhiều góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo dự kiến cần phải đầu tư khoảng 300 triệu đồng để xây dựng nhà kho lạnh.

Ngoài ra phải đầu tư vốn để xây dựng giao thông lưới điện, xử lý môi trường nhằm làm cho đời sống bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới nói chung và làm cho rau an toàn ngày một phát triển hơn.

4.4.5. Gii pháp v lao động

Lao động chiếm vai trò rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Với thực tế sản xuất rau an toàn là người dân nhiều khi ngại tiếp xúc với cái mới, nếu không có sự hiểu biết phổ thông thì rất khó tiếp thu được Khoa học - Kỹ thuật, giống cây con mới. Những yếu tốđó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá cả của sản phẩm mình làm ra.

Do vậy lao động nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng phải chủ động tìm tòi trong thực tế sản xuất, qua sách báo, các lớp tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng. Song song với việc đó thì phải tích cực tham gia sinh hoạt ở các đoàn thể nhằm mở mang nâng cao dân trí. Có như vậy, thì mới nâng cao hơn nữa trong việc sản xuất rau an toàn, mang lại thu nhập cho gia đình, lợi ích cao cho xã hội bằng chính sự lao động cần cù, sáng tạo của mình.

4.4.6. Gii pháp v k thut

* Tiếp tục nâng cao trình độ sản xuất cho người dân và cán bộ quản lý.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho cán bộ quản lý sản xuất rau an toàn.

Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, các câu lạc bộ

sản xuất, các cán bộ kỹ thuật có trình độ, tâm huyết để truyền đạt phương pháp KHKT vào sản xuất RAT đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân:

+ Tiếp tục tổ chức tập huấn quy trình sản xuất RAT cho nông dân để bà con biết ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất như: Chọn giống tốt, sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý, ứng dụng kỹ thuật IPM… nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

+ Tiến hành tập huấn về kỹ thuật áp dụng VietGap trong sản xuất rau an toàn cho nông dân.

+ Tập huấn cho người dân cách thu hoạch và sơ chế sản phẩm rau an toàn. + Tổ chức cho nông dân đi tham quan và học tập tại các mô hình sản xuất rau an toàn tại các tỉnh lân cận.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất rau an toàn. + Mỗi xã cần bố trí 1 cán bộ kỹ thuật, một kỹ thuật viên của xã chịu trách nhiệm chỉđạo, hướng dẫn và giám sát nông dân sản xuất rau an toàn.

+ Cần phải giám sát một cách có hiệu quả về việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, đặc biệt là thuốc cấm dùng.

* Tiếp tục áp dụng những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất RAT

- Khuyến khích chuyển giao KHKT: Kết hợp tập huấn kỹ thuật với xây dựng mô hình thử nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật có sự tham gia của người dân.

- Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật mới đểđưa vào ứng dụng như:

+ Kỹ thuật che phủ nilon trên mặt luống rau nhằm hạn chế cỏ dại, hạn chế nguồn sâu bệnh phát sinh từ đất, hạn chế thoát hơi nước, giảm chi phí tưới.

+ Kỹ thuật tưới phun tựđộng.

+ Ứng dụng các giống rau mới cho năng suất, chất lượng cao. + Ứng dụng các thiên địch, phòng trừ sâu hại rau.

+ Ứng dụng phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả cao, an toàn và bón cho rau.

+ Ứng dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên cây rau.

+ Bố trí công thức luân canh rau hợp lý, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ

trồng rau trái vụđểđảm bảo cung cấp thường xuyên lượng rau cho thị trường.

4.4.7. Gii pháp v tiêu th sn phm

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau nói chung và rau an toàn nói riêng đang là mối quan tâm và nỗi lo lớn nhất của người dân. Vào những lúc thu hoạch rộ, tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, người dân hay bị ép giá làm cho giá bán rau của họ không phù hợp với giá trị và chênh lệch rất nhiều so với giá mua của người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý dự án nên có những hướng đi

đúng đắn, thiết thực để giải quyết tốt vấn đề này, tạo cho người dân lòng tin an tâm sản xuất. Về vấn đề tiêu thụ sản phẩm này tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

- Tổ chức tăng cường thông tin quảng cáo, các hội chợ, hướng tới một số tỉnh phía Bắc, phía Nam thông qua mở rộng hệ thống bán buôn, các điểm quảng cáo để giới thiệu sản phẩm rau an toàn.

- Đăng ký tiêu chuẩn sản xuất RAT theo hướng VietGap. - Xây dựng chợ đầu mối tại xã Vĩnh Lợi.

- Liên kết với các cơ sở chế biến để tiêu thụ sản phẩm RAT.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sản phẩm RAT.

- Thành lập các doanh nghiệp, HTX tổ hợp sản xuất và tiêu thụ RAT. Hiện nay việc thành lập các doanh nghiệp này là hướng đi rất đúng đắn vì:

+ Các thành viên tham gia vừa sản xuất, vừa tổ chức tiêu thụ có trách nhiệm tự giám sát lẫn nhau trong các khâu của quy trình sản xuất vì sản phẩm an toàn, vì quyền lợi chung của mỗi cá nhân.

+ Tổ chức theo mô hình này để đảm bảo đủ khả năng về vốn tổ chức sản xuất, sơ chế, bao gói, bảo quản và bảo hiểm khi có rủi ro.

+ Chúng ta có thể thành lập các HTX, doanh nghiệp liên kết với thị

- Kết nối các hộ trồng rau với Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hưng Huy Hoàng Tuyên Quang để tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới và dần tiến tới xúc tiến thương mại, kết nối thị trường xây dựng thương hiệu rau Vĩnh Lợi, Sơn Dương.

4.4.8. Gii pháp v Khuyến nông

Vai trò của khuyến nông đối với người dân trong việc sản xuất rau an toàn là vô cùng quan trọng. Người cán bộ làm công tác khuyến nông phải có trách nhiệm, sự cảm thông với bà con nông dân trong suốt quá trình làm việc. Bởi không chỉ là tập huấn tốt cho nông hộ mà còn phải kiểm tra, nghiên cứu, nắm bắt tình hình sản xuất rau an toàn, có tồn tại gì về kỹ thuật thì cán bộ

khuyến nông phải là người đưa ra giải pháp kịp thời với bà con.

Mặt khác, Khuyến nông là chiếc cầu nối giúp bà con yên tâm sản xuất hơn, nắm bắt kỹ thuật, phương pháp một cách nhanh nhất và dễ hiểu. Cán bộ

khuyến nông phải là người chu đáo, có năng lực trách nhiệm thật sự thì mới hoàn thành tốt công việc của mình, cùng người sản xuất làm ra sản phẩm an toàn, tốt nhất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất của mô hình RAT tại xã Vĩnh Lợi – huyện Sơn Dương – Tuyên Quang tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

- Về điều kiện tự nhiên của xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất trồng rau và nguồn nước tưới đều ở ngưỡng cho phép, phù hợp với

điều kiện sản xuất RAT theo hướng VietGAP. Dân số, lao động và tình hình Kinh tế - Xã hội cũng được coi là phù hợp (số người trong độ tuổi lao động 5.300 người), người dân ở đây cần cù, chịu khó lại có kinh nghiệm trồng rau trong nhiều năm vì vậy Vĩnh Lợi là nơi có điều kiện phù hợp để quy hoạch thành vùng sản xuất rau an toàn.

- Chất lượng rau an toàn của xã hàng năm cũng đã được đưa đi kiểm tra, có một số yếu tố chưa đảm bảo rau an toàn nhưng ngày càng được nâng cao do công tác Khuyến nông quan tâm đến việc tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn cho hộ nông dân đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân cho sản phẩm rau của mình. Vấn đề đặt ra người sản xuất phải thường xuyên áp dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật mới, áp dụng

đúng quy trình trồng rau an toàn để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình: Có hơn 75% người dân trả lời hiểu tương đối rõ về công tác triển khai mô hình, có 26,7% người cho rằng công tác triển khai mang tính khoa học. Tuy nhiên 20% người dân được phỏng vấn cho rằng tốc độ triển khai mô hình diễn ra chậm.

- Kết quả thực hiện mô hình rau an toàn: Diện tích triển khai trong nhà lưới nhỏ (vài trăm mét), diện tích mô hình ngoài đồng ruộng là 18,5ha.

- Quy trình bón phân, sử dụng thuốc BVTV của người dân còn nhiều bất cập. Về phân bón, người dân trồng RTT bón phân hóa học cao hơn trồng RAT trong khi đó lượng phân chuồng lại thấp hơn nhiều. Cụ thể như đối với cây xu hào an toàn lượng phân chuồng được bón là 700kg/sào còn xu hào thông thường là 600kg/sào, lượng phân đạm xu hào an toàn bón là 8kg/sào còn xu hào thông thường là 6kg/sào, lượng phân NPK(5:10:3)thì xu hào an toàn không bón, xu hào thông thường lại bón những 25kg/sào.

- Về quy trình sử dụng thuốc BVTV: Rau an toàn ưu tiên chọn chế

phẩm sinh học, thuốc thảo mộc và các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn ngày như: Vis và ViHa, Firibiotox P và Fibribiotox C, Atabron 5EC. Rau thông thường thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc hóa học đặc trị và thường có thời gian cách ly lâu từ 7-10 ngày như: Cyper 25EC, Appland 10WP, Hoppecin 5EC. RAT thường phun từ 3-5 lần/vụ còn RTT phun từ 7-10 lần/vụ.

- Tình hình tiêu thụ: Có 86,7% số hộ trả lời là trực tiếp đi bán lẻ tại các chợ trong thành phố, chỉ có 5% bán cho các đại lý cơ sở chế biến và 8,3% là bán buôn tại ruộng. 85% số hộ cho rằng mức hỗ trợ là nhỏ, 93,3% số hộ bán sản phẩm không có bao gói. Quá trình tiêu thụ chủ yếu do người dân tự định hướng vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả của mô hình.

- Về giá bán: Vào các thời vụ giá bán rau an toàn thường bấp bênh, có khi còn bị ép giá thêm vào đó thị trường tiêu thụ lại không ổn định khiến người dân đắn đo đầu tư vào sản xuất.

- Hiệu quả mô hình:

Góp phần nâng cao trình độ sản xuất RAT của người dân xã Vĩnh Lợi

đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về RAT, bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, nguồn nước…, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng.

Sản xuất RAT đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất rau thông thường từ 1.472.000đ – 2.848.000đ/sào(tức là lợi nhuận thu từ RAT cao hơn RTT từ 1,5- 2 lần). Tuy đạt được những hiệu quả trên nhưng có thể khẳng

định rằng RAT gặp rủi ro nhiều hơn là RTT. Lý do là thị trường tiêu thụ bấp bênh, quy trình sản xuất chưa đảm bảo chất lượng RAT, sản phẩm rau mang ra thị trường không ai dám đảm bảo đó là RAT. Người dân lo lắng không dám

đầu tư vào sản xuất, diện tích rau nhỏ lẻ manh mún.

Khi so sánh hiệu quả kinh tế giữa RAT với lúa Khang Dân 18 cũng cho thấy rõ sự chênh lệch về mức độ đầu tư cũng như lợi nhuận thu được trên 1 sào/ vụ. Lợi nhuận thu về của RAT từ 4- 5 triệu đồng tính trên 1 sào/ vụ, trong khi một vụ lúa Khang Dân với cùng diện tích sản xuất như vậy lại chỉ

thu được một mức lợi nhuận không đáng kể (148.667 đồng/sào/vụ) và trên thực tế có khi còn lỗ. Với sự so sánh này đã chỉ ra vấn đề tại địa phương đó là cần chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sản xuất từ lúa sang

trồng RAT để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, mang lại thu nhập cao và ổn

định cho người dân tại xã.

- Hiện nay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu rau an toàn có xu hướng tăng lên trong khi cơ chế chính sách của Nhà nước chưa được quan tâm nhiều đến việc sản xuất rau an toàn nhất là khâu tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)