Thực trạng đào tạo, tập huấn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 39)

* Thực trạng đào tạo, tập huấn cho người nông dân.

- Từ trước đến nay trong nghề trồng rau, người nông dân ở đây trồng rau thường có tập quán sử dụng nguồn nước tưới không đảm bảo và còn dùng nước phân tươi để tưới cho rau, bón phân hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng. Do vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Xuất phát từ thực tế đó để tiến hành xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm của dự án đã kết hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ tổ chức tập huấn cho nông dân:

+ Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

+ Các buổi tập huấn chủ yếu được tổ chức tại nhà văn hóa các xóm Gò Hu, Hồ Sen, Cầu Cháy và đã thu hút được hầu hết số lượng người dân trong các xóm tới tham gia. Dự án đã chú trọng tới việc nâng cao nhận thức và khả

năng sản xuất rau cho người dân trong xã dựa trên kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời của người dân nơi đây, các nội dung của buổi tập huấn là nhằm tăng cường hiểu biết cho nông dân về:

+ Thế nào là sản xuất rau an toàn.

+ Cách sản xuất sản phẩm rau an toàn cho các loại rau chính đó là: bắp cải, su hào, rau muống, cà chua, súp lơ, mướp đắng… và một số loại rau gia vị (hành, mùi, thì là, cần tây, tỏi tây…)

+ Cách sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh, nước tưới trong sản xuất rau an toàn. Đặc biệt là một số loại thuốc sinh học có thời gian cách ly tương đối ngắn từ 3 – 4 ngày phù hợp với các loại rau ngắn ngày đảm bảo VS-ATTP tốt hơn cho người tiêu dùng.

Kết quả các buổi tập huấn đã giúp cho nông dân được tăng thêm hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu được khái niệm và nguyên tắc, quy trình sản xuất rau an toàn. Nhận biết các loại sâu bệnh hại trên đồng ruộng, cách sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

* Thực trạng đào tạo kỹ thuật viên cơ sở:

Bên cạnh việc tổ chức tập huấn cho người dân trực tiếp tham gia mô hình sản xuất rau an toàn, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ đã tổ chức 2 lớp đào tạo kỹ thuật viên cơ sở cho xã tham gia dự án.

Kỹ thuật viên cơ sở là các thành phần: Là cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ hội nông dân, cán bộ kỹ thuật của dự án thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Cục Sở hữu trí tuệ, cán bộ chủ nhiệm dự án.

Ngoài các kiến thức được hướng dẫn phổ biến trong các lớp tập huấn, các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu về quy trình sản xuất rau an toàn cho các loại rau từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản, bao gói, vận chuyển và tiêu thụ.

Kỹ thuật viên được cung cấp các tài liệu, quy trình kỹ thuật, các văn bản pháp quy định về quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)