Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng sản xuất rau an toàn của 60 hộ
dân xã Vĩnh Lợi cho thấy: - Về diện tích RAT:
Diện tích trồng RAT và RTT được thể hiện ở bảng 4.7. Qua 3 năm 2011 – 2013 diện tích tổng diện tích trồng rau của xã không thay đổi vẫn là 40,5ha. Diện tích trồng RAT có tăng nhưng không đáng kể, năm 2011 là 10,5ha, năm 2012 là 15,2ha, năm 2013 là 18,5ha. Ngược lại diện tích trồng RTT cũng có giảm nhẹ năm 2011 là 30ha, năm 2012 là 25,3ha và năm 2013 còn lại 22ha. Nguyên nhân chính là do RAT không cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại được sản xuất theo tập quán truyền thống.
- Về giá bán RAT:
Giá bán của RAT và RTT cũng chênh lệch nhau không nhiều. Người dân trồng RAT đã đăng ký sản xuất RAT tuy nhiên khi sản phẩm RAT mang ra thị trường lại không có nhãn mác là RAT do vậy khó có thể phân biệt được
giữa RTT và RAT. Người tiêu dùng cũng dựa vào mẫu mã để trả giá khi mua sản phẩm.
- Ngoài ra sản xuất RAT còn nhỏ lẻ, manh mún, số lượng hộ tham gia là 60 hộ với tổng diện tích trồng RAT chỉ vào 40,5ha(chiếm 8,8% tổng diện tích đất trồng lúa và rau màu của xã).
- Việc sản xuất, chứng nhận và lưu thông rau an toàn chưa đồng bộ
Trong Quyết định 04, ngày 19.1.2007, Bộ Nông nghiệp- PTNT quy
định "sản phẩm rau an toàn trước khi đưa ra lưu thông, bắt buộc phải có một
đơn vị giám sát kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm". Theo các nhà chuyên môn, quy định này không khả thi vì hiện nay, người trồng rau an toàn hầu hết là nông dân tự do, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, ai cũng có quyền sản xuất và đưa hàng vào chợ. Trong khi đó, để cấp giấy chứng nhận cho người trồng rau cần phải trải qua quá trình kiểm tra thổ nhưỡng, nguồn nước, các mẫu giám định nhanh nhất cũng phải 3 ngày mới có kết quả, nếu giam hàng
để chờ thì rau an toàn sẽ héo úa. Thêm vào đó, nhiều địa phương lúng túng trong việc chọn đơn vị thực hiện nhiệm vụ chứng nhận chất lượng.
RAT ở Vĩnh Lợi cũng vậy, hiện nay ở Tuyên Quang chưa có cơ quan nào kiểm định chất lượng rau an toàn mỗi lần kiểm tra đều phải mang về Hà Nội chi phí rất cao. Việc quản lý chất lượng rau còn lỏng lẻo, người dân quan tâm đến lợi nhuận hơn là chất lượng. Điều này đã giảm độ tin cậy của người tiêu dùng khiến RAT ở Vĩnh Lợi chưa có được chỗđứng trên thị trường. Việc đầu tư cơ sở
hạ tầng, giống, phân bón còn thiếu, cơ chế chính sách được vận dụng chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích nông dân phát triển sản xuất rau an toàn.
- Về tình hình tiêu thụ:
Tình hình tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lan rộng của mô hình, đây cũng là vấn đề đáng lo ngại nhất của người dân khi tham gia sản xuất RAT. Thực tế tình hình tiêu thụ RAT của xã Vĩnh Lợi rất bấp bênh, chưa có cơ quan nào đứng ra ký kết hợp đồng tiêu thụ rau cho nông dân, chưa xây dựng được cơ sở để giới thiệu sản phẩm, điều này khiến người dân rụt rè e ngại trong việc tham gia sản xuất, họ hoang mang lo sợ khi rau sản xuất ra mà không tiêu thụđược.
Kết luận: Thông qua thực trạng điều tra về diện tích, giá bán và tình hình tiêu thụ RAT của xã Vĩnh Lợi có thể thấy rằng mô hình này chưa thực sự
phát triển hay chưa có khả năng lan rộng, mô hình được triển khai gần 4 năm nhưng diện tích còn rất ít. Thị trường tiêu thụ bấp bênh khiến RAT gặp nhiều rủi ro hơn RTT, người tiêu dùng băn khoăn rằng rau có an toàn không? Rau sản xuất ra mà không tiêu thụ được người dân lo lắng không dám đầu tư sản xuất. Để mô hình RAT ở nơi đây phát triển thì người trồng rau đang rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan dự án trong và ngoài tỉnh.