Nhận thức đánh giác ủa người dân về công tác triển khai dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 41)

4.2.2.1. Thực trạng triển khai mô hình.

Những nội dung đã được ban quản lý dự án tổ chức để thực hiện mô hình như sau:

Bước 1: Lập kế hoach triển khai thực hiện các mô hình

Bước 2: Phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương, cán bộ nông nghiệp xã tổ chức lựa chọn các hộ dân tham gia dự án, trên cơ sở tự nguyện, có lao động, có điều kiện và cơ sở vật chất nhất định. Chọn địa điểm tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ.

Bước 3: Lựa chọn địa điểm và hộ gia đình đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để xây dựng nhà lưới gieo con rau giống, nhà lưới trồng rau an toàn.

Bước 4. Thành lập nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình, được xem xét trong điều kiện tiếp nhận của hộ. Các hộ tham gia phải dựa trên cơ sở tự

nguyện, có lao động và đất đai, chấp nhận các nội quy, quy định của dự án và có tinh thần đoàn kết trong nhóm hộ. Nhóm hộ có trưởng nhóm là người đại diện tổ chức, vận động, tiếp nhận vật tư kỹ thuật cây giống… cho các hộ

trong nhóm.

Bước 5: Xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân thâm gia mô hình, cụ

thể là:

* Đối với người dân tham gia dự án phải có trách nhiệm:

+ Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn lý thuyết cũng như thực tế trên

đồng ruộng.

+ Thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn.

* Nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp, cán bộ hội nông dân xã:

+ Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của dự án cấp phát vật tư kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án.

+ Phối hợp với cán bộ kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra tình hình sản xuất, sâu bệnh thường xuyên trên đồng ruộng. Tiếp thu phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc và ý kiến của nông dân với cơ quan chủ trì dự án.

* Nhiệm vụ của cán bộ chỉđạo kỹ thuật của mô hình:

+ Chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyển giao kỹ thuật, cán bộ

khuyến nông cơ sở tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ

sản xuất rau an toàn.

+ Theo dõi đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại của các loại rau an toàn.

4.2.2.2. Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình:

Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình (n=60)

STT Chỉ tiêu Số lượng hộ Tỉ lệ (%)

1

Hiểu về việc dự án đang triển khai

- Rất rõ 45 75 - Tương đối rõ 10 16,7 - Không rõ ràng 5 8,3 2 Tốc độ triển khai - Nhanh 9 15 - Bình thường 39 65 - Chậm 12 20 3

Phương pháp triển khai

- Khoa học 16 26,7

- Bình thường 26 43,3

- Thiếu khoa học 18 30

4

Mức độ trách nhiệm của CBNN địa phương

- Rất tốt 12 20

-Tốt 45 75

- Trung bình 3 5

- Yếu 0 0

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy mức độ hiểu rất rõ và tương đối rõ của người dân về dự án đang triển khai là tương đối cao, chiếm hơn 90%. Còn lại rất ít

8,3% người dân là chưa hiểu rõ. Lý do là một số nông dân còn chưa quan tâm

đến nội dung của các buổi tập huấn, một số khác thì cho là nội dung dự án còn lập lờ khó hiểu. Có tới 20% số người dân cho rằng dự án diễn ra chậm, hỏi về lý do chi tiết thì hầu hết họ đều cho rằng vì không có đầu ra cho sản phẩm, nên họ không dám đầu tư vào sản xuất. Điều này có thể đã liên quan

đến tính khoa học của dự án chăng? Theo ý kiến của người dân thì có 30% cho rằng dự án thiếu khoa học. Tuy nhiên về vấn đề đầu ra cho sản phẩm thì vẫn đang là mối quan tâm lớn, điều này còn liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng. Một vấn đề

nữa là về trách nhiệm của CBKN cơ sở, có tới 75% người dân đánh giá là tốt và 20% đánh giá là rất tốt, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình hoạt

động của dự án trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)