Chỉ tiêu đưa ra các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 29)

- Thị trường tiêu thụ

- Quy trình kỹ thuật

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc đim t nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý địa hình

Xã Vĩnh Lợi là một xã miền núi của huyện Sơn Dương, nằm ở phía Tây của huyện và cách trung tâm huyện Sơn Dương khoảng 16km về phía Tây Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.144,57 ha, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội.

Xã Vĩnh Lợi có vị trí địa lý:

- Phía Bắc và phía Tây giáp với huyện Yên Sơn - Phía Nam giáp xã Cấp Tiến

- Phía Đông giáp xã Thượng Ấm

Xã có địa hình đồi núi thấp là chủ yếu chiếm 66,75%, kiểu địa hình thung lũng chiếm 29,97%, kiểu địa hình đồi núi đá chiếm 4,75%. Có độ cao trung bình từ 20- 150m so với mực nước biển. Tuy địa hình của xã thuộc kiểu

địa hình đồi núi thấp nhưng nhìn chung địa hình của xã không bị chia cắt nhiều bởi hệ thống các dòng sông, con suối và hệ thống đồi núi, diện tích các loại đất phân bốđồng đều trên địa bàn toàn xã.

4.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Xã Vĩnh Lợi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm bốn mùa rõ rệt.

- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ

trung bình khoảng 28oC. Lượng mưa trung bình từ 1.500- 1.800mm.

- Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16oC. Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vào mùa khô, nhiệt độ và độẩm tương đối thấp.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22.5oC, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 12- 13oC, nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 33- 35oC.

- Độẩm trung bình năm là 80%.

4.1.1.3. Nguồn nước

Với hệ thống sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích là 276,87 ha, đây là những nguồn nước mặt rất phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái. Còn lại là các ao hồ nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 14,9 ha, sản lượng cá hàng năm đạt 32 tấn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Một nguồn nước mặt khác là nước mưa, với lượng mưa bình quân trên 1.500mm/năm đã bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất.

Bên cạnh đó, xã Vĩnh Lợi có nguồn nước ngầm rất phong phú, có khả

năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch cho toàn khu vực trong nhiều năm.

4.1.1.4. Tình hình đất đai và việc sử dụng đất đai của xã Vĩnh Lợi

Vĩnh Lợi là một xã thuần nông, sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy

đất đai luôn là yếu tố hàng đầu và là điều kiện vô cùng cần thiết. Đất đai của xã tương đối đa dạng, chia làm 3 loại đất cụ thể như sau:

- Đất dốc tụ trồng lúa nước phân bố xen kẽ các khu đồi thấp. Đây là loại

đất được hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa.

- Đất feralit biến đổi do trồng lúa được hình thành do qua trình cải tạo trồng lúa nước, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với đồi núi và thung lũng sông, suối thích hợp cho việc trồng rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất vàng nâu phát triển trên phiến sa thạch, tập trung ở các khu vực

đồi núi, địa hình đồi bát úp thấp thoải, tầng đất dày, đây là loại đất có diện tích lớn. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây chè và cây lâm nghiệp.

Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp cũng như cây lâm nghiệp.

Diện tích đất đai theo mục đích sử dụng của toàn xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Lợi giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (ha) Số lượng (ha) Cơ cấu (ha) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 2.144,57 100 2.144,57 100 2.144,57 100 I. Tổng diện tích đất Nông nghiệp 1.310,62 61,11 1356,82 63,27 1434,72 66,9 1. Đất trồng lúa, rau màu 645,14 49,22 725,21 53,45 893,04 62,24 2. Đất trồng cây hàng năm 431,51 32,92 431,51 31,8 433,91 30,24 3. Đất trồng cây lâu năm 223,17 17,03 188,8 13,91 92,87 6,45 4. Đất mặt nước nuôi trồng Thủy sản 10,8 0,82 11,3 0,83 14,9 1,04

II. Đât Lâm nghiệp 520,85 24,29 439,9 20,51 333,94 15,57

III. Đất thổ cư 80,1 3,74 81,15 3,78 82,3 3,84

VI. Đất chuyên

dùng 168,2 7,84 228,7 10,66 271,61 12,67 V. Đất chưa sử

dụng 64,8 3,02 38 1,77 22 1,03

(Nguồn: Niên giám thống kê xã Vĩnh Lợi)

Nhìn vào bảng 4.1, theo thống kê của xã Vĩnh Lợi, toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2144,57 ha. Gồm các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử

dụng. Diện tích đất nông nghiệp ở xã Vĩnh Lợi chiếm nhiều nhất là 1310,62 ha (chiếm 61,11% tổng diện tích đất tự nhiên) vào năm 2011 và nó tăng lên đều qua các năm 2012 là 1356,82 ha(chiếm 63,27%) năm 2013 là 1434,72 ha (chiếm 66,9% tổng diện tích đất tự nhiên). Đặc biệt, diện tích đất trồng lúa, rau

mầu cũng tăng nhanh qua các năm. Tiếp đến là diện tích đất lâm nghiệp của xã là 520,86 ha vào năm 2011 nhưng đã giảm đáng kể đến năm 2013 chỉ còn 333,94 ha. Chứng tỏ Vĩnh Lợi là một xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp người dân nơi đây chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa và trồng các loại cây rau mầu. Lâm nghiệp chủ yếu là trồng các giống keo, bạch đàn…

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm khá ít, chỉ có 10,8 ha (chiếm 0,82% tổn diện tích đất tự nhiên) vào năm 2011, sau đó diện tích cũng có tăng lên qua các năm nhưng tăng lên không đáng kể, từ đó có thể thấy rằng xã cũng không có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là một vài hộ có ao nuôi tự phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên là 64,8 ha vào năm 2011, chủ yếu là đất đồi và đất đang chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhưng đến năm 2012 đã giảm xuống còn 38 ha và năm 2013 thì chỉ

còn lại 22 ha. Lý do khiến diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống là do xã đã sử dụng đất đó để xây dựng các công trình như trường mẫu giáo, trường tiểu học, khu tái định cư… và một phần đất đồi đã nằm trong khu quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Về các phần đất khác tuy có tăng giảm nhưng không đáng kể.

Qua phân tích hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Lợi ta có thể nhận thấy tiềm năng để phát triển kinh tế của địa phương theo hướng Nông nghiệp- Lâm nghiệp- Dịch vụ là tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản.

- Thuận lợi: về tài nguyên đất đai với đặc điểm địa hình và diện tích đất

đai của địa phương chủ yếu là loại đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lâm nghiệp có diện tích lớn phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn xã. Diện tích đất lâm nghiệp đã được khai thác sử dụng vào mục đích trồng rừng sản xuất. Rừng trồng chủ yếu các loại cây như: keo, bạch đàn,… sản lượng thu đạt từ 70- 100 m3/ha/chu kỳ sản xuất.

- Khó khăn: Với đặc điểm địa hình đồi núi có độ dốc lớn chiếm chủ yếu diện tích gây khá nhiều khó khăn cho vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng cơ

+ Địa hình dốc lớn, bị phân tán, chia cắt bởi nhiều đồi núi, khe suối gây khó khăn cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là vốn

đầu tư tăng cao, hiệu quả giảm sút. Việc sử dụng đất cần có những biện pháp kỹ thuật phù hợp, khoa học đảm bảo giảm thiểu những tiêu cực tới môi trường

đất, nước. Ngoài ra, việc tạo dựng mặt bằng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoặc nhà ở dân cư cũng gặp nhiều bất lợi.

+ Quỹ đất sản xuất nông nghiệp nhỏ, phân bố manh mún ở các thung lũng, bãi bồi ven sông, suối…dẫn đến đầu tư hạ tầng cơ sở bị dàn trải, khả

năng khai thác tiềm năng của đất bị hạn chế.

Nhìn chung tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Lợi qua các năm 2011 - 2013 cũng có những thay đổi nhất định, chủ yếu là do các phần đất

được chuyển đổi mục đích sử dụng. Nét thay đổi lớn là người dân ở một số

xóm xây dựng nhà ở mới ra khu tái định cư, điều này đã tạo những nhìn nhận mới khang trang về bộ mặt của xã Vĩnh Lợi tuy nhiên cũng làm cho tình hình lao động sản xuất của các hộ này thay đổi theo cả hướng tích cực và tiêu cực.

4.1.2. Điu kin Kinh tế - Xã hi

Xã Vĩnh Lợi có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối ổn định, là nơi sản xuất sản phẩm (lương thực, thực phẩm) cung cấp 30% cho nhu cầu của thành phố Tuyên Quang.

4.1.2.1. Dân số và lao động xã Vĩnh Lợi qua 3 năm 2011 – 2013

Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Lợi năm 2011 – 2013

Năm Tổng số dân (người) Tổng số hộ (hộ) Số hộ nghèo (hộ) Số hộ sản xuất nông nghiệp (hộ) Số người trong độ tuổi lao động (người) 2011 8678 2239 194 2026 5114 2012 8736 2257 258 1977 5207 2013 8860 2289 219 1856 5300

(Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Lợi)

Qua bảng trên ta thấy:

- Về dân số: Năm 2013 tổng số dân của xã Vĩnh Lợi là 8860 người, tăng 124 người so với năm 2012 và tăng 182 người so với năm 2011. Trong

đó nếu xét về tổng số hộ thì năm 2013 toàn xã có 2289 hộ tăng 32 hộ so với năm 2012 và tăng 50 hộ so với năm 2011.

- Về hộ nghèo: Ta có thể thấy số hộ nghèo của xã có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2013 là 219 hộ nghèo, chiếm 9,57% tổng số hộ dân của toàn xã, số hộ nghèo này đã giảm so với năm 2012 là 39 hộ và tăng so với năm 2011 là 25 hộ. Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn tương đối cao.

- Về lao động: Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động của xã là 5300 người chiếm 59,82% tổng số dân của xã, tăng 93 người so với năm 2012 và tăng 186 người so với năm 2011. Đây là một con số khá lớn tạo nguồn lao động tương đối dồi dào cho xã.

- Về sản xuất nông nghiệp: Năm 2013 cả xã có 1856 hộ sản xuất nông nghiệp đã giảm so với năm 2012 là 121 hộ và so với năm 2011 giảm 170 hộ. Qua đó cho thấy rằng những năm gần đây, tình hình sản xuất nông nghiệp ở

xã đang có xu hướng giảm, người dân tập trung vào buôn bán nhỏ và lao động

ở một số ngành công nghiệp nhẹ khác.

4.1.2.2. Tình hình phát triển Kinh tế của xã

Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Lợi đã thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VIII (2011 – 2015) và tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội

Đảng bộ xã lần thứ IX (2015 – 2020). Sau gần 3 năm thực hiện, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của xã đã đạt được ở mức độ cao, cơ cấu kinh tế của xã có sự

chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã vẫn còn chậm chuyển đổi, đây là một tồn tại.

Cơ cấu kinh tế năm vừa qua như sau: Tỷ lệ cơ cấu ngành của xã Vĩnh Lợi

- Ngành nông lâm nghiệp – thủy sản : 73,29%

- Ngành công nghiệp – xây dựng : 18,71%

- Ngành thương mại – dịch vụ : 8%

Người dân vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính đời sống vật chất cũng như tinh thần chưa cao. Hiện nay nền kinh tế của xã đang có những chuyển biến tích cực tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 19.742 tỷđồng và bình quân tổng giá trị sản xuất của 3 năm (2011- 2013) đạt 18.101 tỷđồng.

Cụ thể là:

Bảng 4.3: Giá trị sản xuất qua 3 năm các ngành Kinh tế của xã

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Bình quân (tỷ đồng) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 16.708 100 17.851 100 19.742 100 18.101 Ngành NL – TS 12.158 72,77 13.074 73,24 14.469 73,29 13.234

Công nghiệp- xây

dựng 3.193 19,11 3.288 18,42 3.694 18,71 3.392

Thương mại -

dịch vụ 1.357 8,12 1.489 8,34 1.579 8 1475

(Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Lợi)

Doanh thu từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Vĩnh Lợi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4: Doanh thu qua 3 năm từ sản xuất, kinh doanh của xã Năm Doanh thu (tỷđồng) Thu nhập bình quân

đầu người ( đồng)

2011 85.946 13.450.000

2012 103.489 15.768.000

2013 112.946 16.587.000

(Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Lợi)

Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng tăng, điều đó được thể hiện là: Năm 2013 doanh thu của xã là 112.946 tỷ đồng tăng 9.457 tỷđồng so với năm 2012 và tăng 27.000 tỷđồng so với năm 2011.

Qua đó thu nhập bình quân trên đầu người cũng có sự gia tăng qua các năm: Năm 2013 thu nhập bình quân trên đầu người đạt 16.587.000 đồng tăng so với năm 2012 là 819.000 đồng và tăng 3.137.000 đồng so với năm 2011.

Nhìn chung doanh thu từ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã có xu hướng tăng qua các năm theo đó thu nhập bình quân trên đầu người cũng

tăng. Để làm giảm tình trạng đói nghèo và sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ trên địa bàn xã cần tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các cây trồng thế mạnh của xã, đưa khoa học kỹ thuật cải tiến về cho bà con nông dân góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân. Trồng rau an toàn là mô hình chủ yếu, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai ở nơi đây và là loại cây có tiềm năng thế

mạnh mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn xã.

4.1.3. Cơ s h tng ca xã

a. Giao thông

Mạng lưới giao thông của xã về số lượng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hóa của người dân trong xã.

Toàn xã có tổng số 51,99 km đường giao thông, trong đó: - Tỉnh lộ 186 có chiều dài là: 3,8km, đã nhựa hóa

- Đường liên xã và trục xã: có 4 tuyến, với tổng chiều dài 10,2km đã

được nhựa hóa 7,8 km còn 2,4km vẫn là đường đất.

- Đường liên thôn và trục thôn: có 11 tuyến, dài 16,37km, được cứng hóa 8,75km, giải cấp phối 1,8km, thôn có đường xe ô tô đến được trung tâm thôn.

- Đường trong thôn: có 12 tuyến, dài 9,9km, được cứng hóa 3,45km còn lại là đường đất.

- Đường ngõ xóm: có 13 tuyến, dài 6,7km, được cứng hóa 1,47km, giải cấp phối 0,5km còn lại là đường đất.

- Đường nội đồng: có 12 tuyến, dài 5,65km, toàn bộ là đường đất, chưa

được cứng hóa, đi lại khó khăn.

b. Thủy lợi

Các công trình đầu mối

Toàn xã hiện có 11 công trình thủy lợi đầu mối, chưa đảm bảo tưới ổn

định cho 125ha đất lúa 2 vụ và hoa màu; tuy nhiên các công trình vẫn phải cần nâng cao cải tạo trong các năm tới.

Hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và chưa đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất trên địa bàn toàn xã.

Hệ thống kênh mương

Hiện có 12 tuyến kênh mương trên địa bàn 17 thôn, tổng chiều dài là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)