0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Các loại mô hình trồng RAT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG. (Trang 43 -43 )

4.3.1.1. Mô hình trồng RAT trong nhà lưới

Về mô hình RAT trong nhà lưới, hiện nay trên địa bàn xã chỉ có một vài mô hình nhỏ của các hộ gia đình có điều kiện, còn phần lớn là các hộ sản xuất ngoài đồng ruộng. Xây dựng nhà lưới đòi hỏi chi phí cao, người dân không đủ điều kiện và dự án cũng không có hỗ trợ về xây dựng nhà lưới vì vậy mà hầu hết các hộ tham gia sản xuất RAT đều không sử dụng mô hình này. Nên tôi không tiến hành nghiên cứu và so sánh mô hình này.

4.3.1.2. Mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng

Mô hình sản xuất RAT ngoài đồng ruộng là mô hình được người dân áp dụng phổ biến, nó mang tính chất cộng đồng về sản xuất, cộng đồng về tiêu dùng, cộng đồng vì lợi ích. Mô hình có đặc điểm:

- Có thể sản xuất RAT đại trà ngoài đồng ruộng với diện tích lớn.

- Không đòi hỏi cao về đầu tư chi phí sản xuất mà chủ yếu là đầu tư về

kỹ thuật.

- Phương thức kỹ thuật dễ tiếp thu, dễ áp dụng. - Quản lý chất lượng ở khâu sản xuất là chủ yếu.

Hình thức tổ chức sản xuất RAT ở đây chủ yếu là các nhóm hộ thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật, thuận lợi cho việc chỉ đạo, giám sát kỹ thuật, kiểm soát chất lượng rau và giám sát lẫn nhau trong các nhóm hộ.

4.3.2. Thc trng sn xut rau an toàn ti địa phương

Mô hình sản xuất rau an toàn chủ yếu được triển khai ngoài đồng ruộng với quy mô gần 18,5ha.

Về chủng loại rau trong mô hình được bố trí trồng trong một năm bao gồm các loại: xu hào, cải bắp, súp lơ, mướp đắng, cà chua, cải ngọt, cà rốt, rau muống, hành.

Cơ cấu mùa vụ được bố trí: vụ xuân hè, hè thu (từ tháng 3 – 8) trồng các rau: mướp đắng, cà chua, rau muống, hành. Vụ thu đông và vụ đông (từ

tháng 9- 12) thì trồng các loại rau: cải bắp, su hào, súp lơ, hành.

Trong quá trình sản xuất về các khoản cây rau giống, hạt rau giống, thuốc trừ sâu cũng như phân bón người dân không phải tự đầu tư mà được dự

án hỗ trợ. Cùng với việc hàng năm các cán bộ kỹ thuật của dự án cùng với cán bộ khuyến nông xã cũng đã chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón cũng như nước tưới sao cho đảm bảo

đúng tiêu chuẩn và thời gian cách ly.

Nội dung chủ yếu của sản xuất RAT ngoài đồng ruộng là: Áp dụng các biện pháp canh tác truyền thống và thâm canh phù hợp yêu cầu rau an toàn; áp dụng kỹ thuật IPM cho cây rau; ứng dụng các chế phẩm sinh học BVTV thay thế dần hóa chất nông nghiệp; thực hiện “5 điều cấm trong sản xuất rau sạch” (cấm sử dụng phân tươi, nước giải tưới; cấm sử dụng nước bẩn; cấm bón quá 200kg N/ha; cấm dùng thuốc BVTV độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trong vòng 10 ngày trước thu hoạch).

4.3.2.1. Diện tích trồng RAT ngoài đồng ruộng tại xã Vĩnh Lợi năm 2011-2013

Bảng 4.7: So sánh diện tích trồng RAT và RTT năm 2011-2013

Chỉ tiêu Diện tích(ha)

2011 2012 2013 Tổng diện tích trồng rau 40,5 40,5 40,5 1. Diện tích trồng RAT 10,5 15,2 18,5 - Cải bắp 5,8 5,1 6,2 - Súp lơ xanh 3,2 4,5 6,8 - Xu hào 1,5 5,6 5,6 2. Diện tích trồng RTT 30 25,3 22 - Cải bắp 5,3 5,3 4,5 - Súp lơ xanh 4,6 5,1 6,8 - Xu hào 3,5 4,2 4,7 - Các loại rau khác 16,6 10,7 6

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.7 ta thấy rằng diện tích đất sử dụng để trồng rau an toàn của xã Vĩnh Lợi trong 3 năm 2011- 2013 có xu hướng tăng. Cụ thể là: Năm 2011 có 10,5 ha trồng rau an toàn, năm 2012 là 15,2 ha(tăng 4,7 ha) và đến năm 2013 diện tích trồng rau an toàn lại tiếp tục tăng lên là 18,5 ha (tăng 3,3 ha so với năm 2012), với việc tập trung đầu tư trồng 3 loại rau chính có giá bán khá cao trên thị trường đó là bắp cải, xu hào và súp lơ xanh. Ngược lại, diện tích trồng rau thông thường của xã lại có xu hướng giảm đi rõ rệt, năm 2011 tổng diện tích trồng rau thông thường của xã là 30 ha, đến năm 2012 là 25,3ha (giảm 4,7 ha) và đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn là 22 ha.

Từđó có thể thấy rằng những năm gần đây người dân đã ngày một hiểu rõ hơn tầm quan trọng của rau an toàn, họ thấy được tác động tích cực của rau an toàn tới xã hội, tới môi trường và hơn cả là tới sức khỏe con người. Thêm nữa là nhu cầu rau an toàn của người tiêu dùng ngày càng cao vì vậy họ đã mạnh dạn đầu tư làm tăng dần diện tích trồng rau an toàn, giảm dần đi diện

tích trồng rau thông thường của xã đồng thời nâng cao thu nhập cho chính bản thân gia đình họ.

4.3.2.2. Năng suất một số loại rau an toàn trong mô hình ngoài đồng ruộng năm 2011-2013

Bảng 4.8: Năng suất một số loại RAT và RTT (2011-2013)

Năm

Năng suất bình quân (tấn/sào)

RAT RTT

Cải bắp Súp lơ xanh Xu hào Cải bắp Súp lơ xanh Xu hào

2011 1,5 1 1,2 1,2 0,6 1,2

2012 1,7 0,8 1,3 1,4 0,7 1

2013 1,8 1,2 1,3 1,5 0,9 1,1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.8: So sánh năng suất một số loại RAT và RTT trên đồng ruộng ta có thể thấy rằng có sự chênh lệch về năng suất bình quân giữa 3 loại rau thường và rau an toàn được sản xuất tại xã. Cụ thể là:

Năm 2013 năng suất của cải bắp an toàn là 1,8 tấn/sào, còn cải bắp thông thường sản xuất ở ruộng đại trà chỉ có năng suất là 1,5tấn/sào (thấp hơn bắp cải an toàn 0,3 tấn/sào). Súp lơ an toàn là 1,2 tấn/sào và súp lơ thường lại chỉ đạt năng suất là 0,9 tấn/sào (cũng thấp hơn súp lơ an là 0,3 tấn/sào) và xu hào an toàn có năng suất là 1,3 tấn/sào còn mướp đắng thường chỉ là 1,1 tấn/sào (thấp hơn 0,2 tấn/sào). Năm 2011 và 2012 cũng có mức chênh lệch tương tự như vậy.

* Nhận xét: Mô hình sản xuất RAT ngoài đồng ruộng được thực hiện tại ruộng của các hộ dân trong xã đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Người dân đầu tư

chăm sóc, thực hiện đúng theo quy trình sản xuất rau an toàn mà CBKN triển khai làm cho năng suất rau bình quân thu được trên một sào tăng gấp 1,2 lần so với sản xuất rau theo hướng thông thường như trước đây. Theo đánh giá từ

việc đi hỏi các hộ dân tại xã được biết rằng sản xuất rau theo hướng an toàn không chỉ làm tăng năng suất, chất lượng rau được đảm bảo mà mẫu mã sản phẩm cũng được cải thiện hơn: tỷ lệ bắp cải vào cuốn cao, cuốn chặt; xu hào

củ to đồng đều, mã củ đẹp; súp lơ xanh bông to hơn ruộng đại trà,…và khi các sản phẩm rau được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lấy mẫu đem đi kiểm tra, phân tích thì đều đảm bảo an toàn, không phát hiện có dư lượng thuốc BVTV trong mẫu rau xét nghiệm. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho việc sản xuất rau an toàn tại xã trong thời gian tới, hướng

đến việc sản xuất lấy được giấy chứng nhận rau an toàn nhằm làm tăng mức

đảm bảo về sản phẩm rau của xã và giá bán trên thị trường đối với các loại rau cũng được nâng cao lên.

4.3.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho rau của người dân

Bảng 4.9: Mức đầu tư phân bón cho 1 sào RAT và RTT năm 2013 STT Loại rau Bắp cải Cơ cấu (lần) Súp Cơ cấu (lần) Xu hào Cơ cấu (lần) Loại phân bón 1 Phân chuồng (kg) RAT 1000 1,25 1200 1,5 800 1,3 RTT 800 800 600 2 Phân Đạm (kg) RAT 8 1,3 8 1,3 8 1,3 RTT 6 6 6 3 Phân Lân (kg) RAT 10 1,2 9 1,125 6 1 RTT 12 8 6

4 Phân Kali (kg) RAT 6 1,2 7 1,4 7 1,75

RTT 5 5 4 5 Phân NPK Lâm Thao (kg) RAT 0 0 0 RTT 15- 20 20- 25 25- 30 6 Phân vi sinh Quế Lâm (kg) RAT 72- 75 70 80 RTT 0 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Việc sử dụng phân hóa học mang lại lợi ích trực tiếp cho người trồng rau song nó để lại hậu quả xấu về môi trường đất, ảnh hưởng đến chất lượng rau, đặc biệt là tồn dư hàm lượng nitrat (NO3) trong rau.

Người dân đã được thực hiện bón phân theo hướng dẫn của cán bộ

khuyến nông. Do phụ thuộc vào đặc điểm đất đai, khí hậu cụ thể của xã Vĩnh Lợi mà cán bộ khuyến nông tại địa phương đã đưa ra những công thức bón phân hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế thì người dân khi bón cũng chưa hoàn toàn bón đúng theo quy định đã đề ra.

Qua bảng tổng hợp ở trên ta thấy: * Đối với cây rau bắp cải:

- Phân chuồng: cải bắp an toàn người dân bón với lượng phân là 1000 kg/sào trong khi đó bắp cải thông thường chỉ bón 800kg/sào, thấp hơn 1,25 lần.

- Phân đạm urê: cải bắp an toàn bón với lượng là 8kg/sào còn cải bắp thông thường bón 6kg/sào (lượng bón thấp hơn 1,3 lần).

- Phân Supe Lân: cải bắp an toàn bón 10kg/sào, cải bắp thông thường lại bón 12kg/sào (liều lượng bón cao hơn 1,2 lần)

- Phân kaliclorua: cải bắp an toàn bón với lượng là 6kg/sào, cải bắp thông thường thì bón 5kg/sào (thấp hơn 1,2 lần)

* Đối với súp lơ xanh và xu hào cũng bón các loại phân như trên và sự

chênh lệch lượng bón các loại phân là không nhiều, chỉ vào khoảng 1, 2- 1,3 lần. Tuy nhiên trong sản xuất rau an toàn ngoài sử dụng các loại phân trên thì còn sử dụng thêm phân vi sinh Quế Lâm với liều lượng: Bắp cải 72- 75kg/sào, Súp lơ 70kg/sào và Xu hào 80kg/sào, hoàn toàn không sử dụng phân NPK Lâm Thao. Ngược lại, trong sản xuất rau thông thường ở ruộng đại trà ngoài sử dụng phân chuồng, phân Đạm Ure, Supe Lân, Kaliclorua với liều lượng như đã thống kê ở bảng trên thì còn sử dụng rất nhiều phân tổng hợp NPK Lâm Thao, hoàn toàn không sử dụng phân vi sinh, điều này đã cho thấy rõ nguyên nhân khiến rau thông thường không an toàn vì lượng tồn dư Nitrat (NO3)ở mức quá ngưỡng cho phép.

Với các loại cây rau khác cũng có nhận xét tương tự: Người dân trồng rau an toàn có xu hướng bón phân với lượng phân chuồng lớn hơn và lượng phân hóa học thấp hơn người trồng rau thông thường. Thực tế bón phân này cho thấy người dân trồng RAT đã chú trọng tới lượng phân bón tương đối hợp lý cho cây rau, đảm bảo hàm lượng Nitrat (NO3) không vượt quá ngưỡng cho phép, chất lượng cây rau đã phần nào được cải thiện.

Ngược lại người trồng RTT thì sử dụng lượng phân chuồng thấp, lượng phân hóa học cao hơn rất nhiều so với RAT. Điều đó cho thấy không phải tất cả người trồng rau nào cũng chú trọng đến chất lượng sản phẩm họ đã vì lợi ích kinh tế nhiều hơn, đây cũng là xu hướng tất yếu vì hầu hết các hộ đều có nghề trồng rau là chính.

4.3.2.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân trong mô hình RAT và RTT ngoài đồng ruộng.

Mô hình rau an toàn được thực hiện ở xã Vĩnh lợi hầu hết là các mô hình sản xuất rau ngoài đồng ruộng, còn diện tích sản xuất rau trong nhà lưới là chưa nhiều do vậy mà tình trạng sâu bệnh hại trên đồng ruộng tăng lên rất nhiều.

Phòng, trừ sâu bệnh hại cho rau là vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cũng như chất lượng của rau sản phẩm, đặc biệt muốn sản phẩm rau đạt theo đúng tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn thì phải

đảm bảo dư lượng thuốc BVTV trong rau sản phẩm ở dưới ngưỡng cho phép khi đem đi kiểm tra. Muốn rau sản phẩm đạt được hiệu quả cao, đúng theo tiêu chuẩn RAT, đảm bảo chất lượng thì việc tuân thủ các nguyên tắc trong sử

dụng thuốc BVTV là vấn đề hết sức cần thiết.

Trong sử dụng thuốc BVTV cần phải xác định được cách thức phòng chống hợp lý, lựa chọn loại thuốc, sử dụng kèm thêm những biện pháp như

thế nào để hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm rau cũng những môi trường nơi sản xuất. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân tại xã Vĩnh Lợi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10: Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân trong mô hình RAT và RTT năm 2013

STT Nội dung Rau an toàn Rau thông thường

1 Lý do phun

thuốc

Thấy sâu bệnh thì phun, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ

thuật, hướng dẫn trên bao bì.

Thấy sâu bệnh thì phun, không theo quy trình, thậm chí còn tự tăng nồng độ. 2 Cách chọn thuốc BVTV

Ưu tiên các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc.

- Chế phẩm sinh học: Vis và ViHa, Firibiotox P và

Firibiotox C trừ sâu hại rau. - Thuốc có thời gian cách ly ngắn ngày: Atabron 5EC

- Thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh đặc trị như: Cyper 25EC, Appland 10WP, Hoppecin 5EC. - Thuốc diệt trừ nhiều loại sâu hại rau như: sâu xanh, sâu tơ, dệp…

3 Đọc hướng

dẫn Đọc kỹ hướng dẫn Đọc kỹ hướng dẫn

4 Số lần

phun/vụ Phun 2- 3 lần/vụ Phun t 5- 6 ln/v

5 Nồng độ

phun Theo hướng dẫn trên bao bì

Theo hướng dẫn trên bao bì, đôi khi tự tăng nồng độ lên 1- 1,5 lần 6 Thời gian cách ly Chế phẩm sinh học có thời gian cách ly ngăn nên hầu hết người dân đều đảm bảo đúng trước khi thu hoạch.

Thời gian cách ly thuốc từ 7- 10 ngày. Chỉ khoảng 25% người dân đảm bảo được thời gian cách ly này. 7 Biện pháp phòng trừ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM - Biện pháp thủ công: vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá, cây bị bệnh, bắt sâu… - Biện pháp sinh học: bảo vệ

thiên địch của sâu hại rau. - Biện pháp canh tác: trồng luân, xen canh, bẫy cây trồng.

- Biện pháp canh tác: trồng luân canh xen canh, vệ sinh đồng ruộng.

- Dùng thuốc hóa học

để phun diệt trừ sâu bệnh.

Qua bảng 4.10 cho ta thấy được thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất RAT và RTT tại xã Vĩnh Lợi năm vừa qua còn nhiều bất cập. Người dân nơi đây trồng rau chỉ tiến hành phun thuốc BVTV khi thấy sâu bệnh gây hại phát sinh, người trồng RAT thì họ phun thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn còn người trồng RTT thì không tuân thủđúng quy định.

- Về cách chọn thuốc: Người trồng RAT ưu tiên chọn các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc nếu không diệt trừ được hết sâu bệnh thì mới dùng các loại thuốc hóa học để phun. Còn người trồng RTT thì dùng thuốc hóa học

để phun ngay khi họ phát hiện thấy sâu bệnh. Và hầu hết người dân đều đọc kỹ hướng dẫn trước khi phun thuốc vì tính độc hại của thuốc.

- Số lần phun thuốc trên vụ: Người trồng RAT phun từ 2- 3 lần ít hơn rất nhiều so với trồng RTT, người trồng RTT phun thuốc từ 5- 6 lần. Điều này cho thấy người trồng RTT đã phụ thuộc quá nhiều vào thuốc BVTV mà không có biện pháp an toàn hơn cho chất lượng cây rau.

- Nồng độ phun: Người trồng RTT đôi khi đã tự tăng nồng độ thuốc so với liều lượng hướng dẫn trên bao bì, họ cho rằng khi tăng nồng độ thì sẽ diệt trừ sâu bệnh hiệu quả hơn.

- Về số lần phun trên vụ là quá cao. Với một số loại rau ngắn ngày như

vậy thì không đảm bảo thời gian cách ly.

Thời gian cách ly trước khi thu hoạch rau: Đối với RAT người trồng rau phòng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc và các

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG. (Trang 43 -43 )

×