Tính tất yếu khách quan của nhập khẩu công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC) (Trang 76)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Tính tất yếu khách quan của nhập khẩu công nghệ

Nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia.Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới.

Nhập khẩu công nghệ cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao và nhập khẩu hàng hóa tại các nước tiên tiến, đặc biệt là với hàng hóa là công nghệ. Sự ra đời và phát triển của nhập khẩu công nghệ gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng lên. Nhập khẩu cũng vì thế mà ngày càng mở rộng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cảu khoa khọc kỹ thuật đang diễn ra hàng ngày trên thế giới, một trong những đặc điểm nổi bật là vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn, vì thế vòng đời của công nghệ, thiết bị máy

75

móc dùng để sản xuất ra sản phẩm cũng ngắn đi. Do vậy, xu hướng các nước có nền kinh tế phát triển luôn có nhu cầu thay thế các công nghệ cũ bằng các công nghệ mới được tạo ra dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất. Do đó, các nước này sẽ chuyển giao công nghệ cũ cho các nước có trình độ công nghệ thấp hơn là các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Việc chuyển giao công nghệ dù là công nghệ cũ thì cả bên chuyển giao và bên nhân chuyển giao đều đạt được lợi ích, bên chuyển giao nhận được khoản tiền chuyển giao công nghệ, bán máy móc thiết bị, còn bên nhận chuyển giao nhận được công nghệ có trình độ cao hơn, phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp nhận của mình, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng các công nghệ nhập khẩu này

Nhập khẩu công nghệ xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước

- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển cân đối và ổn định.

- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với người tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận với hàng hóa đa dạng, hiện đại và giá thành thấp hơn so với hàng sản xuất trong nước. Đối với sản xuất, nhập khẩu là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm bảo về công nghệ thiết bị cho quá trình hiện đại hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động

- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với những trang thiết bị sản xuất hiện đại, những tư liệu sản xuất mà nhập khẩu đem lại sẽ làm tăng chất lượng của hàng hóa, làm cho hàng xuất

76

khẩu của ta tiến gần hơn với nhu cầu của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam có thể xuất ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, nhập khẩu công nghệ không phải để phụ thuộc công nghệ ngoại nhập mà để đổi mới công nghệ, sáng tạo công nghệ và tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước. Tại các nước đang phát triển, giữa nhập công nghệ ngoại và sáng tạo công nghệ trong nước có thể nảy sinh những mâu thuẫn nhất định: nhấn mạnh sáng tạo công nghệ sẽ có thể tạo ra một vùng đổi mới khép kín và bài trừ du nhập công nghệ từ bên ngoài vào đất nước; nhập khẩu công nghệ có thể dẫn tới hạn chế sáng tạo công nghệ trong nước. Ở Việt Nam hiện nay, nhập khẩu công nghệ được coi là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước. Cũng có những vấn đề từng đặt ra như quan hệ giữa ngoại lực và nội lực (ngoại lực là quan trọng và nội lực là quyết định), kết hợp giữa nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, coi trọng làm chủ công nghệ nhập, thúc đẩy giải mã công nghệ... Tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn chưa định hình rõ cách thức thống nhất giữa nhập khẩu công nghệ và sáng tạo công nghệ, thống nhất giữa mục tiêu và quá trình phát triển và độc lập về chính trị. Có thể độc lập về chính trị mà vẫn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài.Tuy nhiên, không thể có độc lập trọn vẹn nếu chưa thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ.Mục tiêu độc lập công nghệ sẽ đưa đất nước tiếp tục tiến xa hơn, tạo nên những tầng nấc phát triển mới. Hướng tới độc lập công nghệ cũng tạo những động lực mới với phát triển KH&CN nói chung nhờ tăng sự so sánh đối kháng, tăng gắn kết chặt chẽ giữa KH&CN với kinh tế, nhấn mạnh năng lực công nghệ quốc gia.

Ở Việt Nam hiện nay, phụ thuộc kinh tế đang trở thành vấn đề nổi cộm với các nhận định như: “Nội lực của nền kinh tế chúng ta yếu nên không đủ sức hút các yếu tố ngoại lực nhằm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế; điều này thể hiện rõ trong việc nhiều công ty liên doanh với nước ngoài bị áp lực của phía nước ngoài muốn chi phối hoặc thâu tóm công ty trong nước”; “Lệ thuộc nhập khẩu hàng hóa đầu vào, điển hình là hàng hóa, nguyên liệu từ

77

Trung Quốc”; “Cán cân xuất khẩu lại lệ thuộc quá nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài”... Bản thân phụ thuộc về công nghệ cũng được đề cập.Do đó, mặc dù nhập khẩu công nghệ là tất yếu và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, để không phụ thuộc vào công nghệ nhập, mỗi quốc gia, doanh nghiệp phải có chính sách nhập khẩu công nghệ phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)