0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển công nghệ nhập khẩu là giải pháp hiệu quả để tăng cường

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NHẬP KHẨU NHẰM TĂNG CƯỞNG NĂNG LỰC NỘI SINH VỀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ AIC) (Trang 86 -86 )

9. Kết cấu của luận văn

3.2. Phát triển công nghệ nhập khẩu là giải pháp hiệu quả để tăng cường

năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp

Để tiếp cận các công nghệ cao trên thế giới, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng thì chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được coi là chiến lược đi tắt, đón đầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu về đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp trong nước với nguồn lực có hạn, kinh phí đầu tư cho hoạt động Khoa học và công nghệ hạn chế, nhân lực Khoa học và công nghệ chiếm tỷ lệ thấp, do đó, để tạo ra năng lực nội sinh về công nghệ của chính mình thì việc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài thông qua kênh chuyển giao công nghệ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, để làm được việc này, đối với các doanh nghiệp không phải đơn giản. Để xác nhận được những khó khăn và thuận lợi từ nhập khẩu công nghệ, các doanh nghiệp phải trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất là ai nhập, nhập làm gì?, thứ hai là: làm sao để công nghệ nhập đó ngay lập tức mang lại lợi ích cho sản xuất trong nước?Với đời sống và kinh tế phát triển mạnh trong thời gian qua, chuyển giao công nghệ về nước không giống như thời kỳ Việt Nam còn khó khăn. Công nghệ mới không hề rẻ, nếu chuyển giao công nghệ đó về thì lợi ích của người thực hiện và lợi ích của tập đoàn sở hữu công nghệ đó sẽ như thế nào…

Thực tế hiện nay, hàng năm các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí rất lớn để nhập khẩu công nghệ, có thể cùng một loại công nghệ đó nhưng được cải tiến hơn hoặc công nghệ mới hoặc nhập công nghệ cùng loại tăng thêm số lượng để phục vụ cho sản xuất hoặc phân phối ra thị trường. Tuy nhiên, với chiến lược lâu dài với doanh nghiệp, để tăng cường năng lực nội sinh về công nghệ

85

của chính mình, các doanh nghiệp cần chú trọng đến phát triển công nghệ nhập khẩu mà doanh nghiệp đã thực hiện, bởi lẽ

- Nhập khẩu công nghệ là nguồn lực phát triển công nghệ then chốt. Nhưng khi đã có công nghệ nhập để có số lượng nhiều hơn, các doanh nghiệp nên chú trọng cho công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ nhập. Nhưng với trình độ nhân lực KH&CN hiện tại của các doanh nghiệp thì sự phát triển toàn diện công nghệ nhập bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu là thách thức lớn, do đó, bước đầu, doanh nghiệp nên chú trọng vào việc mở rộng công nghệ, nhân bản công nghệ hay phát triển công nghệ nhập theo chiều rộng

- Để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, việc nghiên cứu, phát triển công nghệ nhập khẩu góp phần làm giảm chi phí cho nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc phát triển công nghệ nhập còn giúp doanh nghiệp có chiến lược phát triển công nghệ lâu dài, tạo ra những sản phẩm công nghệ mang tính chất chiến lược

- Quá trình phát triển năng lực nội sinh của doanh nghiệp được khái quát thành chuỗi: Mua – sử dụng – thích nghi – hoàn thiện – sáng tạo. Nhưng với sự chậm chạp trong chuyển tiếp từ khâu này sang khâu kia của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay gây ra những ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển năng lực nội sinh của chính doanh nghiệp, đặc biệt là giai đoạn hoàn thiện – thích nghi. Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở khâu mua – sử dụng – vận hành, chưa có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến phát triển nó, khả năng thích nghi đến hoàn thiện, sáng tạo còn rất mờ nhạt. Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để tồn tại với vũ khí là công nghệ, là bí quyết công nghệ, thì các doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược nhất định để tạo ra năng lực công nghệ của mình. Với tình trạng hiện tại, các doanh nghiệp của Việt Nam còn non trẻ, trình độ công nghệ còn thấp thì việc tăng cường

86

năng lực công nghệ phải được tiến hành từng bước, trong đó phát triển công nghệ nhập khẩu để nhân bản và mở rộng công nghệ là bước tiến đầu cho việc sáng tạo ra công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

- Phát triển công nghệ nhập khẩu góp phần nâng cao năng lực đổi mới của doanh nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ mới với những dòng sản phẩm mới, dần dần giúp hoàn thiện và đổi mới quy trình, tạo ra những hoạt động kinh doanh mới và khai thác các sở sở công nghệ mới, điều này giúp cho các doanh nghiệp dần dần không bị lệ thuộc vào công nghệ nhập, tự phát triển công nghệ giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường: giá, khả năng đáp ứng nhanh các yêu cầu

Như phân tích nghiên cứu về tăng cường năng lực nội sinh của doanh nghiệp, nghiên cứu trường hợp công ty AIC như đã trình bày ở chương II có thể nhận thấy, mặc dù với bước đầu chú trọng cho phát triển công nghệ nhập khẩu nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho đối tượng sử dụng. Việc phát triển công nghệ của công ty AIC tuy mới chỉ có thể cung cấp ra thị trường các một bộ phận sản phẩm công nghệ tương tự, tuy nhiên, với nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp trong nước thì sản phẩm mà quá trình phát triển công nghệ của doanh nghiệp tạo ra đáp ứng tốt hơn một số yêu cầu: Khắc phục hạn chế trong quá trình sử dụng của đơn vị sử dụng, đáp ứng tốt các điều kiện khí hậu trong nước, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, chi phí cho việc đổi mới công nghệ giảm....

Trên thế giới, người ta thường đưa ra lời khuyên đối với những nước đang phát triển rằng nghiên cứu cơ bản ít giúp ích cho đổi mới và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ ở cấp quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, bởi lẽ, chi phí cho hoạt động nghiên cứu cơ bản của nước này thường thấp, nhân lực khoa học và công nghệ hạn chế và nghiên cứu cơ

87

bản chỉ giúp ích nếu như có những điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù vậy, Đảng và nhà nước ta từ lâu vẫn rất coi trọng nghiên cứu cơ bản trong phát triển khoa học và công nghệ của đất nước và thực sự nghiên cứu cơ bản nghiên cứu cơ bản ở nước ta đã có những đóng góp nhất định, được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận. Quan trọng hơn là nhưng hoạt động và kết quả nghiên cứu cơ bản đã hỗ trợ và giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, thích nghi và phát triển công nghệ nhập phục vụ cho việc đổi mới nâng cấp trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực, một số ngành, một số sản phẩm, dịch vụ của đất nước

Do đó, muốn phát triển công nghệ nhập để tăng cường năng lực nội sinh của doanh nghiệp thì phải gắn nó với tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước. Tạo dựng và phát triển năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình không dễ dàng đối với những nước đang phát triển hạn chế về nguồn lực cho phát triển nhu Việt Nam. Nhưng với sự quyết tâm cao, sự lựa chọn khôn ngoan, thông minh với những giải pháp chính sách kịp thời, có hiệu quả, chúng ta có thể rút ngắn được quá trình này để sớm tạo dựng năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG III

Nhập khẩu là một trong hai phạm kinh doanh thương mại quốc tế.Nhập khẩu công nghệ là tất yếu.Để nhập khẩu công nghệ thì nhà nước ta đã đưa ra hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phục vụ cho nhập khẩu nhưng chưa có văn bản pháp luật chung nhất. Để tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đất nước nói chung và năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nói riêng thì cần có chính sách nhập khẩu công nghệ rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận

88

công nghệ mới, nhập khẩu công nghệ để phát triển công nghệ đó, học hỏi kinh nghiệm đã trải qua các nước để có nền công nghệ hiện đại như hiện nay như: Hàn Quốc, Nhật Bản thì nhà nước cần có chính sách, định hướng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, thúc đẩy đổi mới công nghệ để tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm tạo dựng năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp và đất nước.

89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Để nâng cao trình độ công nghệ đáp ứng sự phát triển của đất nước thì một trong những công việc cần tiến hành là nhập khẩu công nghệ, từ đó, tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia nói chung và nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ của doanh nghiệp nói riêng. Nhập khẩu công nghệ trong những năm qua đã đem lại những thành tựu đáng kể cho sự phát triển của nền công nghệ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.Nhập khẩu công nghệ là cần thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm rút ngắn quá trình nghiên cứu, vì năng lực và nguồn lực này đối với Việt Nam còn rất hạn chế.Bản thân các doanh nghiệp cũng còn thụ động và bị động trong xác định định hướng sản phẩm công nghệ chiến lược của doanh nghiệp mình.

Trong đề tài nghiên cứu cứu này, tôi đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của nhập khẩu công nghệ cũng như kinh nghiệm của một số nước có nền khoa học và công nghệ hiện đại ngày nay cũng đi lên từ học hỏi và phát triển công nghệ nhập khẩu như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tôi nghiên cứu trường hợp cụ thể tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế. Nghiên cứu, phân tích thực trạng tại công ty AIC có thể nhận thấy doanh nghiệp đã có nhận định trong định hướng kinh doanh là tăng cường năng lực nội sinh về công nghệ của chính mình, chú trọng phát triển công nghệ nhập khẩu (trong đó, hệ thống hệ thống xử lý rác thải được nhập khẩu từ Nhật Bản chính là đối tượng để phát triển và đây cũng chính là sản phẩm công nghệ truyền thống và thế mạnh của AIC.Nghiên cứu và đánh giá hoạt động phát triển công nghệ tại doanh nghiệp này có thể khẳng định, phát triển công nghệ đóng vai trò quan trọng và là tiền đề cho hoạt động đổi mới công nghệ sau này của doanh nghiệp.Phát triển công nghệ nhập khẩu giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phù hợp và năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Do đó, để phát triển bền vững và tăng cường năng lực nội sinh về công nghệ cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay thì bước đầu, các doanh

90

nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào hoạt động nhập khẩu công nghệ, lựa chọn công nghệ nhập khẩu phù hợp và phát triển nó để nó trở thành các sản phẩm chiến lược và mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho các doanh nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn lực để tạo thành năng lực nội sinh của doanh nghiệp như: chú trọng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực, tăng tỷ trọng tài chính để đầu tư cho phát triển công nghệ, phổ biến rộng rãi tới toàn thể đội ngũ nhân lực KH&CN trong công ty để thu hút họ tham gia, và hơn nữa là cần củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng để cho hoạt động phát triển công nghệ đạt hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cũng đã chú trọng nhiều trong việc nhập khẩu công nghệ mới và phát triển nó để học hỏi và rút ngắn dần khoảng cách trình độ công nghệ với các nước, tuy nhiên, để hoạt động phát triển công nghệ nhập khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả nhằm tăng cường năng lực nội sinh về công nghệ cho đất nước nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng, theo tôi, nhà nước cần chú trọng hỗ trợ để:

- Hoàn thiện chính sách nhập khẩu và chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp không lung túng khi tiến hành nhập khẩu công nghệ như hiện tại phải chịu chi phối bởi quá nhiều văn bản pháp luật có liên quan - Gắn tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất

nước với tăng cường năng lực nội sinh về công nghệ của doanh nghiệp. Cần phát huy vai trò đầu tàu của nhà nước trong việc nhập khẩu công nghệ, ngoài chính sách ưu đãi, nhà nước cần đặt ra chỉ tiêu nhập khẩu công nghệ trong từng thời kỳ nhất định thông qua đầu tư các đề án, dự án mua sắm trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của các ngành, lĩnh vực từ đó năng cao năng lực công nghệ của quốc gia.

- Gắn mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia với phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

91

- Xây dựng các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác làm chủ công nghệ nhập khẩu như: Hỗ trợ kết nối với mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ của quốc gia: để các sản phẩm của phát triển công nghệ được biết tới trên thị trường công nghệ thì việc tăng cường các hoạt động dịch vụ KH&CN, thông qua cả việc thiết lập các hệ thống trung tâm hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến thông qua nhập khẩu công nghệ là rất cần thiết và quan trọng. Có những chính sách tạo điều kiện cho thị trường công nghệ của Việt Nam phát triển hơn nữa.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sở hữu trí tuệ.

3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật chuyển giao công nghệ.

4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.

5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học và Công nghệ.

6. Nguyễn Đức Bình (2003), GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Trần Hữu

Tiến (đồng chủ biên), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 99.

7. Trần Ngọc Ca (2000), nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu & triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam”, đề tài cấp Bộ, Viện Chiến lược &Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN.

8. Nguyễn Thúy Hà (2013),chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN,http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ChinhSach/View_Detail .aspx?ItemID=179, 7/6/2013.

9. Nguyễn Đăng Hải (2001), Khái niệm nghiên cứu, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4/2001.

10. Trần Văn Hải, Trần Điệp Thành, Một số điểm cần chú ý khi định giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO - Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Hà Nội, 3/2006.

11.Nguyễn Văn Hoàn và các tác giả (2005), Chính sách nhập khẩu công

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NHẬP KHẨU NHẰM TĂNG CƯỞNG NĂNG LỰC NỘI SINH VỀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ AIC) (Trang 86 -86 )

×