Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC) (Trang 46)

9. Kết cấu của luận văn

1.5.3. Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận thức rằng, để kinh tế phát triển, đất nước cần phải có một nền KH&CN phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế ấy. Có như vậy KH&CN mới hoàn thành được vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế. Để có được thành công và có vị trí lớn mạnh về khoa học và công nghệ trên thế giới như hiện nay, Trung Quốc đã trải qua các thời kỳ khó khăn từ cải cách lớn để phát triển:

- Năm 1985, Chính phủ Trung Ọuốc đã đề ra Nghị quyết về cải cách hệ thống quản lý KH&CN. Mục tiêu chính của nghị quyết là thương mại hóa hoạt động KH&CN, tạo ra thị trường KH&CN.Nghị quyết này đã thúc đẩy nhanh quá trình tiếp cận của các công nghệ mới với doanh nghiệp. Để đưa nghị quyết này thành hiện thực, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành hai biện pháp sau: cắt giảm tài trợ của các cơ quan nghiên cứu phát triển; đề ra chính sách hướng nghiên cứu phát triển vào thị trường. Bằng cách cắt bỏ sự tài trợ từ phía Chính phủ, Chính phủ kiên quyết yêu cầu các cơ quan nghiên cứu phát triển phải thay đổi phương thức hoạt động.

- Năm 1986, Chính phủ đã tiến hành phân loại các viện nghiên cứu phát triển để lập danh sách cắt bỏ tài trợ. Việc cắt bỏ khoản tài trợ của Chính phủ đã buộc các viện nghiên cứu phát triển phải quay về với nhu cầu thực tại cuộc sống, buộc họ phải tìm ra hướng đi mới để tồn tại và phát triển bằng chính đôi chân của mình.

45

- Năm 1987 ban hành Luật hợp đồng công nghệ, luật này đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động mua bán công nghệ thông qua việc ký kết các hợp đồng công nghệ; thành lập các cơ quan hỗ trợ mua bán công nghệ; ban hành Luật Giao dịch công nghệ; tăng quyền độc lập cho các viện nghiên cứu phát triển để có thể liên hệ với thị trường công nghệ.

- Năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chiến lược đổi mới công nghệ theo hướng thị trường. Tiếp đó năm 1996, Chính phủ Trung Quốc cho triển khai Dự án Đổi mới công nghệ. Mục tiêu của Dự án là từng bước đổi mới công nghệ để nền KH&CN Trung Quốc phát huy tốt trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, đồng thời phát triển mô hình doanh nghiệp hiện đại. Với phương châm “Xây dựng kinh tế phải dựa vào KH&CN; KH&CN phải hướng vào xây dựng kinh tế”, Dự án này cũng chú trọng thiết lập một cơ chế hỗ trợ với đặc trưng là hướng vào thị trường, hướng vào sản phẩm và quản lý có hiệu quả để thúc đẩy đổi mới công nghệ, qua đó sẽ thúc đẩy được sự phát triển và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo nhân lực trình độ cao, thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự án đổi mới KH&CN đã thực sự mang lại sức mạnh mới cho hệ thống KH&CN Trung Quốc, nó tạo ra động lực thúc đẩy sự đổi mới các hoạt động KH&CN, từ đó dần dần thay đổi về căn bản các công nghệ ứng dụng, từng bước đưa doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với KH&CN. Doanh nghiệp trở thành một chủ thể vừa tổ chức các hoạt động KH&CN, lại vừa là nguồn đầu vào của KH&CN.

Việc cắt bỏ các khoản tài trợ cho một số viện nghiên cứu phát triển không đồng nghĩa với việc giảm bớt các khoản kinh phí dành cho phát triển khoa học và công nghệ. Để từng bước phấn đấu trở thành một cường quốc về khoa học và công nghệ, năm 1998, Trung Quốc đã chi 112,85 tỷ nhân dân tệ cho khoa học và công nghệ, trong đó, 55,51 tỷ nhân dân tệ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Như vậy, so với thời điểm đó, Trung Quốc đã vượt lên đứng vị trí 13 trên thế giới về chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát

46

triển. So với năm 1995, chi phí này đã tăng 63%, trong đó khu vực tư nhân chiếm gần 45% và ngày càng đươc tăng thêm.13

Với mục tiêu đầu tư kinh phí cho nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ mang lại hiệu quả nhanh chóng, Trung Quốc nhắm vào công nghệ đang nổi lên mà họ xét thấy họ có đủ năng lực nghiên cứu nghiên cứu ứng dụng, đồng thời đem lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực. Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực: vật liệu tiên tiến, vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa và năng lượng. Họ cũng cố gắng tăng cường năng lực của các công ty trong việc thương mại hóa công nghệ bằng cách nghiên cứu cách thức thúc đẩy kinh doanh mạo hiểm và khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua các cơ chế như miễn thuế lợi tức đối với các hoạt động chuyển giao, phát triển hoặc dịch vụ công nghệ. Thành công của 2 cuộc cải cách lớn năm 2000 ở Trung Quốc đã cho thấy khả năng của họ trong việc tạo ra sự tăng trưởng bằng công nghệ cho cơ sở khoa học to lớn của mình. Từ cốt lõi đầu tư cho nghiên cứu khoa học ứng dụng, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của các nước đã tạo nên sự thành công lớn đối trong việc tự tạo ra năng lực về khoa học và công nghệ của chính mình.

Đối với các doanh nghiệp trong nước, ngoài chính sách hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ các viện nghiên cứu. Các doanh nghiệp còn được hỗ trợ để tăng cường năng lực về khoa học và công nghệ thông qua các chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong nước và nước ngoài vào Trung Quốc để tạo ra thị trường khoa học và công nghệ sôi động ở trong nước. Thúc đẩy các doanh nghiệp và khu vực tư nhân đầu tư kinh phí, nhân lực nhiều hơn nữa để tạo ra các sản phẩm công nghệ độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I

Trong chương I, đề tài có nêu lên một số khái niệm cơ bản để làm cơ sở lý luận cho các chương sau, đặc biệt là đi sâu về nội hàm khái niệm “phát

13

Tham khảo tại: http://www.dav.edu.vn/en/reseach/introduction.html?id=300:so-18-trien-vong-kinh-te- chau-a-trong-the-ky-21-va-vai-tro-cua-afta, 22/3/2012

47

triển công nghệ” và “Năng lực nội sinh” về khoa học và công nghệ làm cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng năng lực nội sinh về công nghệ tại doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Việc phân tích, đánh giá và nghiên cứu thực tiễn về tăng cường năng lực này ở một số quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc nhằm nhận biết xu thế phát triển về KH&CN trên thế giới qua các giai đoạn khác nhau để học hỏi và áp dụng tại Việt Nam. Các nước này cũng có những bước tăng cường năng lực nội sinh về KH&CN thông qua nhập khẩu công nghệ và tiến hành theo các bước “đi theo”, “phá lối”, “mở đường”, việc học hỏi những kinh nghiệm từ việc nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến, nghiên cứu và phát triển nó để nó trở thành công nghệ của chính nước họ. Việc phân tích kinh nghiệm điển hình của một số nước trên sẽ làm cơ sở so sánh khi nghiên cứu trường hợp cụ thể của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế tại chương II  đưa ra cái nhìn cơ bản về trình độ cũng như năng lực nội sinh nội tại của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là hướng giúp tác giả có cơ sở lý luận để đưa câu trả lời cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài là “Làm thế nào để nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”.

48

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NHẬP KHẨU VÀ NĂNG LỰC NỘI SINH VỀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG

HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ)

2.1.Đánh giá chung về việc sử dụng công nghệ nhập khẩu tại các doanh nghiệp hiện nay

Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được đối với quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Doanh nghiệp là nơi sử dụng công nghệ để sản xuất ra hàng hoá, đồng thời cũng tại đây là nơi tạo ra công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đến lượt mình công nghệ lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Công nghệ là một nhân tố có tính quyết định đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Hiện nay công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung đang ở trình độ thấp, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm còn kém, chi phí sản xuất lớn, giá thành cao dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn yếu. Muốn khắc phục được tình trạng này, vấn đề mấu chốt là phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất với công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; các doanh nghiệp phải nhập khẩu và làm chủ được công nghệ mới, công nghệ cao từ các nước có trình độ khoa học - kỹ thuật phát triển; vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính sách liên quan đến nhập khẩu công nghệ của quốc gia.

Trong những năm qua, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây trước yêu cầu hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra, các doanh nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển động tích cực trong đó có việc đổi mới và nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nhiều nước trên thế giới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều ngành và lĩnh vực đã cảithiện rõ rệt về trình độ công nghệ như ngành bưu chính viễn thông, xây dựng, giaothông và một số ngành công nghiệp nhẹ. Cụ thể, Những năm đầu của thời

49

kỳ đổi mới hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, cho đến những năm 1997 - 2000 với việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam thì kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng tăng lên đáng kể, từ 15,3% năm 1997 đến 18% năm 2000 so với tổng kim ngạch nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu năm tương ứng là 1,77 - 2.57 tỷ USD). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng này cao hơn so với chung của cả nước là 20 - 43%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị ngày càng tăng cao theo các năm. Ví dụ: Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 của Việt Nam ước đạt 57 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2006. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 27,3% so với năm 2006; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 36 tỷ USD, chiếm 63,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 27,2% so với năm 2006. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu, riêng nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (tỷ lệ tương ứng năm 2006: 93,6%; 6,4%, cả giai đoạn 2001- 2005 là 93,2%; 6,8%).Trong năm 2007, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn là máy móc, thiết bị, phụ tùng: 8,5 tỷ USD, tăng 28,2%; xăng dầu; 6,9 tỷ USD, tăng 15,4%; Thép thành phẩm: 3,2 tỷ USD, tăng 46,4%; linh kiện điện tử, máy tính: 2,5 tỷ USD tăng 22,1%; Nguyên phụ liệu dệt may là: 2,3 tỷ USD, tăng 17,9%; Chất dẻo nguyên liệu: 2,4 tỷ USD, tăng 28,6%; Hoá chất nguyên liệu: l,3 tỷ USD, tăng 24,8%; Vải: 3,9 tỷ USD, tăng 30,7% và sau đó là nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu như bông xơ các loại, linh kiện ô tô, linh kiện xe máy, giấy các loại và phân bón các loại...Thị trường nhập khẩu năm 2007 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường nhập khẩu của

50

cả nước, kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm khoảng 25%, từ Trung Quốc chiếm khoảng 20%14.

Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên thị trường cả nước nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng diễn ra rất sôi động và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong công tác nhập khẩu công nghệ cũng tồn tại nhiều vấn đề mà bản thân các doanh nghiệp chưa đủ sức để giải quyết như: Các vấn đề về tiếp cận thông tin về công nghệ, về giá cả thị trường, về các nguồn cung ứng công nghệ; năng lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu; trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ lao động còn thấp; điều kiện cơ sở vật chất hiện có còn lạc hậu gây khó khăn cho việc sử dụng và làm chủ công nghệ mới. Điều này dẫn đến, tình trạng về công nghệ nhập khẩu trong nước lạc hậu, hoạt động chuyển giao công nghệ chưa đạt được hiệu quả.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ tăng GDP bình quân hàng năm của ngành công nghệ khá cao (khoảng 14%).Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng Việt Nam so với thế giới thì vẫn còn quá chậm, đặc biệt về mặt công nghệ. Về vấn đề này, theo Bộ KH&CN, phần lớn các doanh nghiệp nước ta (chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ; có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1960 -1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang… Nhóm ngành sử dụng công nghệ cao mới đạt khoảng 20%, trong khi đó ở Singapore là 73%, Malaysia là 51% và Thái Lan là 31% (tiêu chí để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60%). Theo thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, từ năm 2007 đến nay, Bộ mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho 254 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó có 217 hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các dự án FDI, chỉ có 37 hợp đồng chuyển giao công nghệ là chuyển giao độc lập15. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nói

14

Theo có thể xem chi tiết: Nguồn niên giám thống kê 2007 – Tổng cục thống kê 15

Tham khảo Nguyễn Thủy, doanh nghiệp Việt Nam rất chậm đổi mới công

nghệ,http://muasamcong.vn/danh-muc-tin/detail/doanh-nghiep-viet-nam-rat-cham-doi-moi-cong- nghe,6/5/2014

51

chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời không mặn mà trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, thậm chí đã có hiện tượng lợi dụng cơ chế quản lý để thực hiện việc chuyển giá thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật đang tạo ra các sản phẩm thấp và không ổn định, làm hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (khi giá thành các sản phẩm trong nước thường cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20- 40%).Đây là hệ quả của việc sử dụng công nghệ tụt hậu, chưa làm chủ được công nghệ nguồn, chậm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay.Một cuộc khảo sát chuyển giao công nghệ tại 42 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy: trong 727 thiết bị và 8 dây chuyền sản xuất thì có tới 76% thiết bị được sản xuất từ những năm 50-60, 50% máy móc đã qua sử dụng. Trong số những công nghệ được nhập khẩu về Việt Nam trên, có những

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)