Tiêu chí đánh giá về nguồn lực

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC) (Trang 35)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Tiêu chí đánh giá về nguồn lực

a) Nhân lực (Nhân lực cho KH&CN):

Ở đây, tôi không đề cập đến khái niệm nhân lực KH&CN vì đó là khái niệm được dùng phổ biến và chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ tài liệu nào có liên quan. Nhân lực KH&CN được coi là nguồn lực quan trọng nhất có tích chất quyết định, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tri thức nơi mà tri thức được sản sinh bởi con người và việc sử dụng tri thức ấy cũng như hiệu quả của việc sử dụng ấy do con người thực hiện và phụ thuộc vào chính họ với sự trợ giúp của các nguồn lực khác. Theo thông lệ quốc tế cũng như ở Việt Nam, Nhân lực KH&CN được đánh giá trên 2 tiêu chí: Số lượng và chất lượng

Thông thường, quan hệ tỷ lệ về quy mô số lượng nhân lực KH&CN thường được thể hiện qua các tiêu chí cán bộ KH&CN tính trên 1000 hay 10.000 dân. Tiêu chí số lượng là tiêu chí quan trọng thường được sử dụng trong xem xét, đánh giá nhân lực KH&CN.Số lượng nhân lực KH&CN trong

34

nền kinh tế theo thống kê năm 29138

: Tổng số nhân lực trong 1.513 tổ chức KH&CN của cả nước là 60.543 người, đạt 7 người/1vạn dân. Trong đó, trình độ tiến sĩ là 5.293 người (8,74%), trình độ thạc sĩ là 11.081 người (18,30%), trình độ đại học là 28.689 người (47,39%) và trình độ từ cao đẳng trở xuống là 15.480 người (25,57%).Số lượng này được phân bổ theo 5 lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; khoa học nông nghiệp; khoa học y - dược và khoa học kỹ thuật và công nghệ.Trong tổng số 60.543 người, có 6.420 người thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chiếm 10,6 %. Có 4.460 người thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, chiếm 7,4%. Có 15.302 người thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp, chiếm 25,3%. Có 6.548 người thuộc lĩnh vực khoa học y-dược, chiếm 10,8%. Và có 27.813 người thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, chiếm 45,9%. Số tổ chức KH&CN cũng như đội ngũ nghiên cứu khoa học đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. So với năm 1996, số tổ chức KH&CN đã tăng gấp gần ba lần; nhân lực KH&CN cũng tăng gấp ba lần. So với giai đoạn 2001-2005 thì tăng gấp gần 1,5 lần về số lượng. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, nguồn lao động KH&CN trong các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 7,25% lực lượng lao động.

Như vậy có thể thấy, nhân lực KH&CN trong khối các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp vì hiện nay các doanh nghiệp chưa có nhiều chính sách thu hút nhân lực lĩnh vực này

Về chất lượng đội ngũ nhân lực KH&CN, nếu xét theo các thành tố cấu thành năng lực nội sinh về KH&CN thì nhân lực KH&CN có thể xem xét, đánh giá trên các tiêu chí: khả năng nhận biết, khả năng lựa chọn và phát triển, khả năng ra quyết định

b) Tài lực (Tài chính cho KH&CN)

Trong quản lý, tài chính được coi là huyết mạch của mọi hoạt động.Vị trí của tài chính cho hoạt động KH&CN rất quan trọng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của đánh giá năng lực nội sinh về KH&CN của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính cho KH&CN được đánh giá dưới 3 tiêu chí chính:

8

35

- Doanh nghiệp dành bao nhiêu tiền cho hoạt động KH&CN so với tổng doanh thu của doanh nghiệp đó. Tiêu chí này nói lên quy mô nguồn lực tài chính cho KH&CN

- Chỉ tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong tổng chi cho KH&CN của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu cho nghiên cứu cơ bản trong tổng chi cho KH&CN của doanh nghiệp

Mười năm trở lại đây, dữ liệu khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến nghiên cứu phát triển R&D và đổi mới công nghệ ở Việt Nam là rất thấp. Điều này thể hiện ở tỷ lệ lao động trực tiếp hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D) trong doanh nghiệp ít và có xu hướng giảm dần (giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ lao động này giảm từ 8,14% xuống còn 2,49% tổng số lao động). Tỷ lệ chi cho hoạt động R&D của doanh nghiệp những năm qua đã được tăng lên đáng kể, một phần là do công nghệ của các doanh nghiệp đã quá lạc hậu. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trung bình trong giai đoạn 2010-2012 của doanh nghiệp Việt Nam đạt 9,7%. Tuy nhiên, trong cơ cấu chi thì đa số các doanh nghiệp chi cho mua sắm công nghệ mới mà ít chi cho hoạt động R&D. Đối với chỉ tiêu cho nghiên cứu cơ bản ở khối doanh nghiệp thì hầu như bằng không

c) Vật lực (cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN)

Dưới giác độ năng lực nội sinh về KH&CN thì tiêu chí về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN ở cấp độ quốc gia thì thể hiện ở số lượng cơ sở, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thông thường các nước có năng lực nội sinh mạnh thì thường có nhiều cơ sở, phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Còn đối với tiêu chí này ở doanh nghiệp thì nó thể hiện, doanh nghiệp trang bị những gì cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc nâng cao năng lực nội sinh về KH&CN của chính mình

36

Trong xu thế toàn cầu hóa và chuyển sang nên kinh tế tri thức, xã hội thông tìn thì Thông tin cho hoạt động KH&CN và quản lý KH&CN này ngày càng trở lên quan trọng. Đã có nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 về hoạt động thông tin KH&CN.Điều này thể hiện được nguồn lực này càng được coi trọng hơn trong thời kỳ hiện nay. Nghị định này quy định về hoạt động thông tin KH&CN bao gồm: Nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu Quốc gia về KH&CN, các biện pháp đảm bảo, tổ chức và quản lý nhà nước về hoạt động thông tin KH&CN.

Thông tin cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp cũng dựa trên tiêu chí này để đánh giá năng lực thông tin và hiệu quả của việc sử dụng tin lực cho hoạt động năng cao năng lực nội sinh về KH&CN của chính chủ thể doanh nghiệp đó.

e) Mạng lưới tổ chức

Trong thế giới liên kết thì mạng lưới tổ chức là điều tất yếu để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu ở phạm vi quốc gia, mạng lưới tổ chức được thể hiện ở: một là: số doanh nghiệp có tổ chức (đơn vị) hoạt động nghiên cứu và triển khai trên tổng số các doanh nghiêp, hai là, số lượng các hợp đồng KH&CN đã ký kết của các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu quốc gia hoặc các trường đại học, thì ở phạm vi doanh nghiệp, mạng lưới tổ chức dưới giác độ năng lực nội sinh về KH&CN thể hiện trong việc: có bao nhiêu cá nhân, đơn vị trong doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới này, có bao nhiêu hợp đồng KH&CN được ký kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước, với các viện nghiên cứu và các trường đại học.

1.5.Kinh nghiệm các nước về nâng cao năng lực nội sinh vê khoa học và công nghệ trên thế giới

Ngày nay khoa học đã và đang trở thành lực lượng sản xuất toàn cầu. Để giành những vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) khác nhau, nhiều nước phát triển và đang phát triển đều chú trọng và tăng

37

cường đầu tư vào phát triển KH&CN gắn nghiên cứu KH&CN với phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là có tiềm năng lớn về khoa học và công nghệ, song hiện nay trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam vẫn nằm trong vùng trũng của khu vực. Nhận thức vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển đặt ra nhu cầu học hỏi kinh nghiệm của các nước để rút ra bài học cho Việt Nam, ở đây tôi phân tích vai trò của nâng cao năng lực nội sinh ở cấp độ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay ( nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)