7. Kết cấu của luận văn:
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.2.1. Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp
Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công tác tạo động lực cho nhân viên trong doanh nghiệp cũng phải gắn với các hoạt động để thực hiện mục tiêu chiến lược và phải nằm trong những kế hoạch, những khuôn khổ của chiến lược, đồng thời công tác tạo động lực cho người lao động phải tạo nên những động lực mạnh mẽ, khuyến khích mọi thành viên làm việc tích cực để được hưởng những đãi ngộ tốt nhất từ doanh nghiệp từ đó góp phần
thực hiện chiến lược, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng bằng biện pháp tài chính và phi tài chính tạo cho doanh nghiệp một gáng nặng về chi phí nhưng đồng thời lại thúc đẩy nhân viên nỗ lực, nâng cao hiệu quả lao động. Do vậy, công ty luôn phải cân nhắc đến hiệu quả của hoạt động, sự phù hợp với mục tiêu, chiến lược của công ty trước khi thực hiện.
1.4.2.2. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các niềm tin, các giá trị được chia sẻ và phát triển trong phạm vi nội bộ một tổ chức và hướng dẫn hành vi của các thành viên trong tổ chức.Văn hóa doanh nghiệp tạo dựng nên môi trường làm việc, bầu không khí, bản sắc cho từng doanh nghiệp và nó có tác động lớn đến công tác tạo động lực trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trong khi xây dựng các chính sách tạo động lực nhất là các chính sách phi tài chính phải chú ý phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
1.4.2.3. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính, khả năng chi trả cho công tác tạo động lực. Nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao thì sẽ có điều kiện tốt hơn để quan tâm đến người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần: tăng lương, thưởng cho nhân viên một cách thường xuyên, tạo một môi trường làm việc tốt, mua sắm thêm các trang thiết bị để nâng cao điều kiện làm việc, tổ chức các buổi thăm quan du lịch...còn nếu như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận thấp thì doanh nghiệp không thể đưa ra những đãi ngộ tốt, các quỹ tiền lương, thưởng...cũng bị eo hẹp từ đó ảnh hưởng lớn đến công tác tạo động lực cho nhân viên.
Các biện pháp tạo động lực cho nhân viên và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp có điều kiện để đẩy mạnh công tác tạo động lực cho nhân viên, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, kích thích nhân viên nâng cao năng suất từ đó lại giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn và ngược lại.
1.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc, đến công việc và đến khả năng hoàn thành công việc của người lao đông, có thể coi cơ sở vật chất là một phương pháp tạo lực rất tốt vì việc doanh nghiệp có một cơ sở vật chất tốt, hiện đại sẽ giúp khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả và ngược lại. Cũng có thể cơ sở vật chất làm thước đo cho công tác tạo động lực: Nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp chưa được tốt thì công tác tạo động lực của công ty cần phải chú ý hơn đến phần lương, thưởng, nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp rất tốt thì gánh nặng về tiền lương, thưởng sẽ không còn quá nhiều.
1.3.2.5. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động
- Các yếu tố tâm sinh lý: Yếu tố tâm sinh lý có ảnh hưởng quyết định đến công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Mỗi người lao động đều có đặc điểm tâm lý khác nhau, khó nắm bắt tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, sở thích vì vậy, các nhà quản trị cần chú ý để đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp.
- Trình độ và năng lực của người lao động: Những người có trình độ, năng lực khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Những người có trình độ và năng lực tốt hơn sẽ đòi hỏi chế độ đãi ngộ tốt hơn, môi trường làm việc hay công việc cũng phải tốt hơn.
- Kinh nghiệm và thâm niên công tác: Các chính sách tạo động lực của công ty cũng phải quan tâm đến kinh nghiệm hay thâm niên công tác của người lao động. Những người gắn bó, có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có các chính sách tạo động lực tốt hơn để họ thấy mình được coi trọng hơn và muốn gắn bó lâu dài với công ty.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO LỰC LƢỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRANG VIÊN SƠN