7. Kết cấu của luận văn:
3.3.6.1. Kiến nghị với công ty
Công ty cần xác định chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng cụ thể từ đó hướng nhân viên bán hàng có một mục tiêu chung xác định để thực hiện. Ngoài ra công ty cần xây dựng quy trình làm việc cho lực lượng bán hàng một cách khoa học, logic từ đó công ty có thể dễ dàng kiểm soát, điều chỉnh những hàng động sai lệch để hoạt động bán hàng có hiệu quả cao hơn.
Công ty cần hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho đội ngũ bán hàng cũng như tạo sự thuận lợi, thoải mái trong công việc, trong công tác đào tạo huấn luyện lực lượng bán hàng. Chẳng hạn như trang bị đầy đủ cho lực lượng bán hàng máy laptop, điện thoại, máy in màu, máy photo…
Công ty cần thường xuyên cập nhật các thông tin của sản phẩm, của doanh nghiệp lên trên trang web bán hàng của công ty và liên kết với các trang web bán hàng trực tuyến, thiết lập các số điện thoại tư vấn cho khách hàng để có thể bán hàng qua mạng internet một cách chuyên nghiệp hơn. Đây là một phương thức bán hàng mà công ty không nên bỏ qua vì nó đem lại hiệu quả cao mà tốn ít chi phí.
3.3.6.2. Kiến nghị với Nhà nước
Hoàn thành hệ thống luật pháp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh: Pháp luật chính là công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế và các hoạt động xã hội khác. Một môi trường pháp luật, đặc biệt là luật doanh nghiệp, luật thương mại ổn định cùng những chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu như chính sách
thuế, hỗ trợ vốn… sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh.
Các điều khoản luật cũng phải rõ ràng không chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau, không tạo ra các kẽ hở nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn. Luật lao động cũng cần phải sát thực tế tình hình sử dụng lực lượng bán hàng lao động tại nước ta hiện nay nhằm bảo vệ người lao động.
Hoàn thiện chính sách về lương: Lương tối thiểu của người lao động được Nhà nước quy định phải đảm bảo tạo một mức sống tối thiểu cho người lao động tìm việc. Công ty cũng lấy đó làm căn cứ để có chính sách lương phù hợp với nguồn lực và chất lượng lao động tại công ty.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng công tác tạo động lực cho LLBH tại công ty cổ phần Trang Viên Sơn là công việc quan trọng, cần thiết, là biện pháp để thu hút nhân tài và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nó là động lực thúc đẩy người lao động trong doanh nghiệp làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Khi các hình thức tạo động lực cho nhân viên được doanh nghiệp thực hiện một cách hợp lý, sẽ tạo niềm tin cho người lao động, tạo sự hứng khởi làm việc hết mình trong công việc của người lao động. Ngoài ra, nó còn là điểm sáng thu hút nhân tài về với doanh nghiệp, là sợi dây vô hình giữ chân người lao động.
Qua quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích về thực trạng công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần Trang Viên Sơn theo các khía cạnh đánh giá nhu cầu, sự thỏa mãn của bản thân người lao động và mức độ đáp ứng nhu cầu của cấp trên với cấp dưới, v.v, luận văn đã rút ra thực trạng về động lực làm việc của nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp. Đánh giá về các khía cạnh nhu cầu và mức độ thỏa mãn từ việc thực hiện các chính sách nhân sự, luận văn còn rút ra một số kết luận động lực làm việc của nhân viên bán hàng trong công ty cổ phần Trang Viên Sơn nhìn chung chưa cao. Người lao động ngày nay đi làm vẫn muốn có công việc phù hợp với khả năng sở trường, lương cao, có việc làm ổn định, và được thăng tiến khi có những đóng góp, v.v, nhưng mức độ đáp ứng từ phía các chính sách của doanh nghiệp chưa tốt. Mức độ thỏa mãn với các chính sách quản lý mới chỉ ở mức trung bình bởi vậy hiện tượng chảy máu chất xám còn tồn tại, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty cổ phần Trang Viên Sơn trong tình hình mới.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động. Như vậy, có thể khẳng định rằng tạo động lực cho lực lượng bán hàng là việc làm cần thiết khách quan, cần phải được quan tâm thường xuyên liên tục, cần phải có sự phối hợp từ ban lãnh đạo công ty, các phòng ban và từ phía người lao động trong doanh nghiệp thì công tác quản trị nhân sự mới phát huy hết tác dụng, để từ đó giúp doanh nghiệp và người lao động đạt được mục tiêu của mình./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Tuấn Anh (2009), “Đảm bảo và tăng cường đãi ngộ với cán bộ giáo viên trẻ trong bối cảnh mới của Nhà trường”, Dự án R&D, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
2. Vũ Thùy Dương – Hoàng Văn Hải (chủ biên) (2005), Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Điềm – Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) (2007), Giáo trìnhQuản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Herzberg (2003), Tạo động lực làm việc phải chăng chỉ có thể bằng tiền, NXB trẻ, Hà Nội.
5. Hà Văn Hội (2007), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Bưu điện, Hà Nội.
6. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Bùi Minh Lý (2010), “Tạo động lực cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” ,đề tài Khoa học cấp Bộ, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
8. Hoàng Văn Mạnh (2010), “ Vận dụng lý luận phân phối theo lao động của Chủ nghĩa Mác – Lê nin xây dựng chế độ đãi ngộ đối với giảng viên trường Đại học Thương Mại”, Đề tài NCKH cấp trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
9. Lê Quân (2008), Kỹ thuật xây dựng hệ thống tiền lương và đánh giá thành tích của doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Lê Quân - Hoàng Văn Hải (chủ biên) (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Hứa Trung Thắng – Lý Hồng (2004), Phương pháp quản lý hiệu quả nguồn lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Minh Trí (2007), Những kỹ năng cơ bản để thành công, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tiếng nƣớc ngoài
13. Dayan A and Zeyl A. (2003); Force de vente: direction - organisation - gestion, Editions d’Organisation, France.
14. Lloyd L. Byars and Leslie W. Rue (2010), Human resources management, Mc Graw Hill.
15. Moulinier R. (2006); Le lievre du chef de vente, Editions d’Organisation, France.
16. Moulinier R (2005); Manager les vendeurs, Editions d’Organisation, France.
Website:
17. www.kynang.edu.vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
“VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO LỰC LƢỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG VIÊN SƠN”
Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu công tác tạo động lực cho lượng bán hàng tại công ty cổ phần Trang Viên Sơn. Mục tiêu của tôi là nhằm tìm ra các biện pháp để khuyến khích và giữ chân nhân viên làm việc gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Xin Anh/Chị vui lòng cho tôi biết những thông tin sau:
I - Thông tin về người được phỏng vấn :
Họ và tên:...
Địa chỉ:...
Số điện thoại:...
Số người trong gia đình:...
Số người trong độ tuổi từ 16 – 60 là:...dưới 16 là:...
Trong đó bao nhiêu người có thu nhập:...
II – Câu hỏi điều tra khảo sát:
1. Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty?
2. Ở vị trí hiện tại, Anh/Chị được hưởng mức lương nào trong các mức lương sau? Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 1 triệu → 1,5 triệu 2 triệu → 3 triệu 1,5 triệu → 2 triệu ≥ 3 triệu
3. Anh/Chị có cảm thấy hài lòng với mức lương mà mình đang được hưởng không?
4. Doanh nghiệp Anh/Chị đang thực hiện các hình thức thưởng nào sau đây?
5. Xin Anh/Chị vui lòng chỉ ra mức độ đồng ý với các tiêu chí sau đây về công tác tạo động lực bằng biện pháp phi tài chính đối với lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần Trang Viên Sơn bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp nhất với ý kiến của mình (với mức điểm: Rất hài lòng = 4; Hài lòng = 3; Bình thường = 2; Không hài lòng = 1)
Các tiêu chí Mức độ hài lòng về các tiêu chí
4 3 2 1 Đãi ngộ thông qua công việc Thu nhập Công việc
Đánh giá thành tích công việc
Cơ hội thăng tiến
Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc Điều kiện giải trí
Chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm…
Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất
Hoạt động đoàn thể
Điều kiện vệ sinh an toàn lao động
Cách ứng xử của cấp trên
Bầu không khí làm việc
Thời gian và giờ giấc làm việc Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường Không hài lòng
Thưởng năng suất
Thưởng sáng kiến
Thưởng chất lượng
Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất KD Các hình thức thưởng
6. Anh/Chị vui lòng cho biết chính sách tạo động lực bằng biện pháp phi tài chính của công ty đảm bảo những yêu cầu nào sau đây?
7. Anh/Chị hãy đánh giá mức độ hài lòng của bản thân về các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính của công ty?
8. Anh/Chị mong đợi gì nhất khi làm việc tại công ty?
9. Anh(Chị) có đề nghị gì đối với
Ban lãnh đạo của công ty về hoàn thiện công tác tạo động lực cho lực lƣợng bán hàng trong thời gian tới?
...
...
...
...
Chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian và công sức điền vào phiếu khảo sát này. Sự nhiệt tình của anh/chị rất quý báu trong việc nghiên cứu của tôi!
Thu nhâp cao Công việc ổn định
Điều kiện, môi trường làm việc thoải mái
Cơ hôi phát triển Danh vọng, địa vị Công bằng Có lý, có tình Kịp thời Công khai Rõ ràng, dễ hiểu Hoàn toàn
PHỤ LỤC 2
BẢNG PHỎNG VẤN
“VỀ ĐỘNG LỰC CHO LỰC LƢỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG VIÊN SƠN”
Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần Trang Viên Sơn. Với cương vị là quản lý công ty, xin Ông (Bà) vui lòng cho tôi được biết những thông tin sau:
I. Thông tin cá nhân:
1.Họ và tên: 2.Tuổi:
3. Giới tính: Nam / Nữ 4. Chức vụ:
5. Số năm công tác tại công ty:
II. Nội dung phỏng vấn
1. Theo Ông (Bà), đội ngũ lực lượng bán hàng tại công ty đã phát huy hết năng lực trong công việc chưa?
2. Ông (Bà) có hài lòng với phong cách làm việc của đội ngũ lực lượng bán hàng tại công ty không?
3. Ông (Bà) nghĩ như thế nào về công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng và vai trò của nó được thể hiện như thế nào trong công tác quản trị nhân sự hiện nay? 4. Với cương vị ở cấp quản lý, Ông (Bà) thấy mình đã thực hiện tốt các biện pháp để tạo động lực cho lực lượng bán hàng trong công ty chưa?
5. Ông (Bà) có khuyến khích/tạo điều kiện để các nhân viên bán hàng của mình tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không?
6. Ông (Bà) có lo sợ các nhân viên bán hàng giỏi của mình sẽ rời khỏi công ty không? 7. Nếu có, xin Ông (Bà) cho biết làm thế nào để giữ chân những nhân viên bán hàng giỏi, có trình độ?
8. Công tác tạo động lực tại công ty hiện nay bị chi phối bởi các cơ chế chính sách và những văn bản quy định nào?