Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 116)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh

4.3.1.1. Kiến nghị với địa phương .

- Có kế hoạch cụ thể trong việc thông tin các CTKD về những giá trị văn hóa của LH địa phƣơng. Đồng thời tổ chức các buổi trao đổi, nói chuyện chuyên đề về kinh doanh có văn hóa tại LH.

117

- Các địa phƣơng cần quan tâm hơn nữa khâu tổ chức LH, không nên khoán trắng cho tổ chức, cá nhân đứng ra “bao thầu” việc tổ chức LH.

- Tổ chức LH cần gắn với công tác duy tu, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.

- Cần tăng cƣờng tuyên truyền, nhắc nhở. Xử lý nghiêm đối với những du khách vi phạm nội qui tại các LH.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các HĐKD tại LH. Tránh tình trạng đấu thầu rồi để mặc ngƣời kinh doanh muốn làm gì thì làm.

- Tổ chức LH khoa học, thiết thực với mục tiêu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, nêu bật đƣợc ý nghĩa, và giá trị đặc sắc của địa phƣơng.

- Củng cố, kiện toàn các Ban tổ chức, BQL LH, thực hiện đúng các qui định cấp phép cho các CTKD.

- Khắc phục hiện tƣợng hành chính hóa LH, coi các buổi khai mạc LH là cơ hội để báo thành tích của các cấp chính quyền.

- Chính quyền địa phƣơng phải tôn trọng chuẩn mực, nghi lễ cổ truyền.

4.3.1.2. Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh

Thứ nhất, rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, các qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đƣợc phê duyệt.

Thứ hai, tiến hành rà soát, sắp xếp lại hoạt động LH sao cho lành mạnh, tiết kiệm. Thứ ba, tăng cƣờng công tác quản lý các HĐKD tại các LH trên đại bàn tỉnh, tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức xã hội, giữa ngành văn hóa với các ngành khác, các đoàn thể chính trị- xã hội để tạo điều kiện tốt trong việc chấn chỉnh hoạt động của các LH. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật nhằm tăng cƣờng công tác quản lý HĐKD tại LHTT mang tính đặc thù.

Thứ tƣ, có cơ chế hỗ trợ các địa phƣơng trong việc nâng cao nhận thức của các CTKD tại các LH về VHKD. Có qui hoạch cụ thể đảm bảo quĩ đất hợp lý cho không gian văn hóa hợp lý tại các LH. Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp xã về VHKD. Trú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ sự nghiệp văn hóa đáp ứng yếu cầu. Hỗ trợ kinh phí cho các địa phƣơng trong việc tuyên truyền,

118

tập huấn, đào tạo ngắn hạn, tổ chức hội nghị, các buổi nói chuyện chuyên đề về VHKD, đăng kí kinh doanh tại các LH.

Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ qui hoạch, đầu tƣ, hình thành các thiết chế văn hóa, thể thao làng, xã. Coi trọng công tác sƣu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa vốn có để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá. Phong phú thêm các sản phẩm phục vụ du khách. Tập trung đầu tƣ, đồng bộ trong trùng tu, tôn tạo, nâng cấp và giữ gìn các di sản văn hóa với đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cảnh quan nhất là những LH thu hút khách. Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ môi trƣờng chung của Tỉnh với môi trƣờng LH. Tăng cƣờng nhận thức về bảo vệ môi trƣờng tới cộng đồng dân cƣ. Thứ bảy, tăng cƣờng công tác quản lý LH theo tinh thần nghị định số 11/2006/NĐ- CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Qui chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng đồng.

Thứ tám, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các LH.

Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế họach và đột xuất, ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, thu lợi bất chính và những HĐKD không lành mạnh.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)