Một số giải pháp xây dựng văn hóa kinhdoanh trong các lễ hội truyền

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 108)

6. Kết cấu của luận văn

4.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa kinhdoanh trong các lễ hội truyền

thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

109

4.2.1.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

- Yêu cầu đối với các CTKD trong ứng xử với du khách để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh và mang dấu ấn văn hóa tốt đẹp của địa phƣơng

- Từ thực trạng và nguyên nhân nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3 (mục 3.2.1, 3.2.3, 3.2.2.2 và 3.2.4.3) cho thấy các CTKD đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong việc thu hút khách. Tuy nhiên trong quá trình nhận thức chỉ tập trung chủ yếu vào yếu tố thỏa mãn nhu cầu tức thời trong ngắn hạn, tìm kiếm lợi nhuận trƣớc mắt, chƣa tính tới các yếu tố phát triển bền vững, xây dựng thƣơng hiệu cho kinh doanh dịch vụ tại các LH. Văn hóa ứng xử của CTKD dẫn đến sự phản hồi, dƣ luận bất bình từ phía du khách. Ngoài mục đích chèo kéo, ép buộc, CTKD chƣa thể hiện nét đẹp văn hóa giao tiếp của con ngƣời Kinh Bắc.

- Phản ứng tích cực, ủng hộ, cho rằng cần thiết của các CTKD đối với việc tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết phục vụ du khách chiếm tỉ lệ 2/3 các đối tƣợng phỏng vấn do vậy việc mở các lớp tập huấn là điều cần thiết.

- Đánh giá mức độ thực hiện về văn hóa ứng xử cho thấy mức độ thực hiện văn hóa ứng xử của các CTKD mới đạt trên mức trung bình (ĐTB=1.98) nghĩa là nhận thức của CTKD về văn hóa ứng xử chƣa thực sự rõ ràng. Ở các LH khác nhau có sự khác biệt về mức độ thực hiện này: tại đền Đô là tốt nhất, kém nhất là tại đền BCK.

4.2.1.2. Mục tiêu của giải pháp

- Nâng cao nhận thức cho CTKD về các yêu cầu trong giao tiếp, ứng xử.

- CTKD cần nhận thức rõ vai trò của mình là đại diện cho cộng đồng con ngƣời Bắc Ninh trong lòng du khách khi giao tiếp với du khách vì vậy việc lựa chọn ngôn ngữ, cử chỉ, sắc thái cách thức biểu cảm giao tiếp với khách là điều quan trọng. - Trang phục trên ngƣời của CTKD thể hiện sự tôn trọng đối với du khách đồng thời tôn vinh giá trị của LH.

- Cách thức tổ chức nơi bán hàng thể hiện tính chuyên nghiệp trong phục vụ du. - Để thu hút các CTKD nâng cao ý thức tham gia học tập để phục vụ du khách tốt hơn cần có các chế tài cụ thể cho văn hóa trong giao tiếp với du khách.

110

- Các địa phƣơng tổ chức LH cần có các giải pháp cụ thể nhƣ tổ chức các lớp tập huấn theo nhóm, theo chuyên đề về văn hóa ứng xử cho các CTKD ở các khu vực có LH lớn: Tiên Du, Từ Sơn, TP. Bắc Ninh. Cụ thể:

- Lập kế hoạch đào tạo chuyên đề về nâng cao nhận thức đối với các CTKD,về kĩ năng giao tiếp trong bán hàng tại các LHTT, về ĐĐKD của ngƣời bán hàng.

- Kế hoạch mời giảng viên giàu kinh nghiệm về giảng dạy.

- Thống kê số lƣợng ngƣời có thể tham gia học và kế hoạch dự kiến số ngƣời trong mỗi lớp: 20-30 ngƣời/lớp.

- Thời gian: 2-5 ngày

- Các lớp tập huấn tập trung vào các tình huống giao tiếp giả định để các CTKD có thể vừa đóng vai ngƣời bán, có thể đóng vai ngƣời mua và ý kiến của họ khi là ngƣời mua bị ngƣời bán có ngôn ngữ, cử chỉ thô lỗ, giá cả đắt gấp nhiều lần ngày thƣờng, phản ứng phòng bị của ngƣời mua dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút. - Các địa phƣơng cần hỗ trợ kinh phí cho các CTKD tham gia các lớp tập huấn này. - Xây dựng chế tài qui định cụ thể điều chỉnh HĐKD của các CTKD nhƣ các CTKD phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn mới đƣợc phép kinh doanh và phải có chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm.

- Triển khai thực hiện qui định của Chính phủ đối với các hàng bán rong cần đạt yêu cầu về vệ sinh thực phẩm.

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng về lịch sử của di tích, LH của các địa phƣơng nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

- Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng đặc biệt là BQL các LH thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và có những chấn chỉnh kịp thời đối với các CTKD có biểu hiện không tốt trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với du khách.

4.2.2. Xây dựng đạo đức và bảo vệ môi trƣờng kinh doanh

4.2.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

Thực trạng diễn ra tại hầu hết các LH trên địa bàn tỉnh là kinh doanh mang tính tự phát, thiếu tổ chức, quản lý, mạnh ai nấy làm của các CTKD dẫn đến tình trạng kinh

111

doanh theo kiểu chộp giật, ăn sổi và cá nhân hóa ở hầu hết các loại hình dịch vụ từ cách thức tổ chức bán hàng, chất lƣợng sản phẩm đến giá cả thanh toán với khách. - Sự cần thiết tạo sự đồng thuận trong cộng đồng các CTKD trong các LH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với mục đích tổ chức và quản lý tốt các HĐKD tại LH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kết hợp với tinh thần tự nguyện của CTKD.

- Sự phản ứng của du khách trƣớc các hiện tƣợng kinh doanh theo kiểu chộp giật dẫn đến những hệ lụy sau LH và đặc biệt là các CTKD. Nhiều du khách đã không mua đồ tại các LH thay vào đó họ chuẩn bị từ nhà làm ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu của các CTKD.

- Xây dựng khối đoàn kết giữa các CTKD có tổ chức chặt chẽ và hƣởng đến các giá trị văn hóa trong kinh doanh của ngƣời dân Kinh Bắc.

- Nhƣ kết quả phân tích thực trạng và nguyên nhân ở chƣơng 3 (mục 3.3.1,3.2.3, 3.2.2.1 và 3.2.2.4) cho thấy, hầu hết các CTKD trong các LH Bắc Ninh chƣa có “triết lý kinh doanh” và đây là điểm yếu cần phải khắc phục của CTKD

- Nhận thức của CTKD nhƣ đã thấy xuất phát từ trình độ văn hóa của họ thấp, không đƣợc đào tạo bài bản qua trƣờng lớp, do môi trƣờng sống chi phối dẫn đến thực hành việc kinh doanh thiếu tâm nhìn, chƣa có định hƣớng chiến lƣợc dài hạn. - Tƣ tƣởng của ban lãnh đạo địa phƣơng quá chú trọng vào phần lễ, theo đúng nghi thức truyền thống chƣa quan tâm tới các yếu tố do môi trƣờng tác động làm ảnh hƣởn đến nét đẹp văn hóa LH.

- Kinh doanh nói chung cần phải có triết lý và kinh doanh trong các LH cũng cần phải có triết lý đó và nó thể hiện cái tâm của các CTKD. Qua phân tích, đã chỉ rõ một thực tế là các CTKD chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận tức thời, tầm nhìn ngắn hạn, ít quan tâm đến lợi ích của du khách.

- Cần thiết phải tạo lập triết lý kinh doanh chung cho các CTKD tại các LH trên địa bàn tỉnh.Trong bối cảnh hiện nay việc xây dựng triết lý kinh doanh là vấn đề vô cùng cấp thiết, nó là kim chỉ nam cho mọi HĐKD, là phƣơng thức phát triển bền vững và là phƣơng tiện giáo dục và hƣớng các HĐKD tại các LH đi vào chiều sâu.

112

- Tình trạng thiếu chứ “tín” của các CTKD vẫn là phổ biến xảy ra trong các HĐKD tại LH. Đây là vấn đề rất bất cập trong việc tạo dựng hình ảnh về VHKD tại LH. Cụ thể là các HĐKD gian dối, dùng thủ đoạn chèn ép, tăng giá đột biến, không quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- ĐĐKD theo các CTKD giữ vị trí sau cùng về mức độ quan trọng so với các yếu tố khác trong VHKD. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hành vi kinh doanh sai trái và gây ra những phàn nàn, những bức xúc của du khách.

- Việc tạo dựng lòng tin và tính liên kết trong kinh doanh của các CTKD đƣợc nhìn nhận là những mặt yếu hiện nay. Trách nhiệm của các CTKD không xuyên suốt mà chỉ là một giai đoạn nhất thời, nên miễn là làm sao đạt đƣợc lợi trƣớc mắt, còn hậu quả là chuyện của ngƣời đến sau.

- Vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề báo động. Để thu đƣợc lợi nhuận, nhiều CTKD đã sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình chế biến gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe của du khách.

4.2.2.2. Mục tiêu của giải pháp

- Tạo dựng sự thống nhất, đồng thuận trong kinh doanh các dịch vụ tại LH của các CTKD, hoạt động này cần có sự liên kết và thống nhất chặt chẽ từ ngƣời trông giữ xe, ngƣời bán hàng ăn uống, nhà nghỉ, chủ các phƣơng tiện vận chuyển du khách trên địa bàn tỉnh vào các ngày LH đến các cửa hàng bán đồ lƣu niệm.

- Các CTKD cần đƣợc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tinh thần hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau trong cộng đồng kinh doanh, ông cha có câu “Buôn có bạn, bán có phƣờng”, cùng làm nghề kinh doanh, việc đoàn kết là vô cùng quan trọng, giúp nhau để cùng tồn tại và phát triển. Nếu không nhận thức đƣợc đầy đủ vấn đề này, sự cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ảnh hƣởng không chỉ đến một, hai CTKD mà tạo ra dự luận không tốt đối với nhiều CTKD trong cùng một khu vực. - Tổ chức và quản lý tốt các HĐKD tại LH ảnh hƣởng đến thể hiện văn hóa đặc trƣng của ngƣời Kinh Bắc truyền thống văn vật, giảm thiểu việc kinh doanh tự phát. - Việc tạo lập triết lý kinh doanh nhằm xây dựng phƣơng thức kinh doanh chung cho các CTKD với hƣớng đích là nâng cao giá trị kinh doanh của họ, đồng thời góp

113

phần giữ gìn, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của LH. . - Đƣa HĐKD của các CTKD tại các LH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo những tôn ti, nguyên tắc, mục đích kinh doanh cụ thể. Xác định phƣơng hƣớng của các CTKD một cách quán triệt và truyền tải ý nghĩa đó tới tất cả các CTKD, giúp họ có định hƣớng rõ ràng và gắn kết HĐKD của họ với phƣơng hƣớng chung.

- Xây dựng trong cộng đồng các CTKD trong các LH chữ “Tín” trở thành phẩm chất cao quí. Là định hƣớng cho sự phát triển bền vững đối với các loại hình dịch vụ phục vụ LH.

- Sự cần thiết phải xây dựng niềm tin trong lòng du khách sau nhiều hệ lụy do các CTKD gây nên, làm mất đi cơ hội kinh doanh cũng nhƣ nét đẹp văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng trong lòng du khách.

4.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Thứ nhất, tổ chức quản lý các HĐKD tại lễ hội một cách có bài bản, có qui củ và có trật tự thể hiện:

- Địa điểm bán hàng của các CTKD, các mặt hàng bày bán giữa các CTKD cần có sự thỏa thuận để không có quá nhiều ngƣời bán cùng một hai mặt hàng tại cùng một nơi, tạo nên sự nhàm chán đối với du khách đồng thời để cạnh tranh các CTKD sẽ tìm mọi cách chèo kéo, bắt chẹt du khách một cách thiếu văn hóa.

- Tăng cƣờng công tác quản lý, tạo cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng, BQL, ban tổ chức LH để tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức, quản lý các CTKD Thứ hai, nâng cao nhận thức của các CTKD về tinh thần hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau và giữ chữ “Tín” trong các HĐKD.

Bản thân CTKD tại các LH cũng đã nhận thức đƣợc về điều này. Nhƣng vấn đề này liên quan đến niềm tin và chữ “tín” của các CTKD. Khi các CTKD không có niềm tin ở nhau thì liên kết nếu có cũng sẽ rất lỏng lẻo và chỉ là tạm thời vì liên kết trƣớc hết phải dựa trên niềm tin. Chính vì vậy các CTKD cứ mạnh ai nấy làm, không có tính liên kết, thiếu tinh thần cộng đồng và cứ tồn tại theo kiểu làm ăn chộp giật. Vì vậy cần tạo dựng đƣợc niềm tin, sự tin tƣởng lẫn nhau trong cộng đồng CTKD.

114

Ngoài ra các CTKD còn thiếu rất nhiều kiến thức và kĩ năng kinh doanh, tầm nhìn hạn hẹp. Vì vậy cần thiết phải nâng cao nhận thức về tinh thần hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau trong HĐKD. Cụ thể:

- Tổ chức tuyên truyền đến các CTKD thông qua các phƣơng tiện thông tin, các tổ chức đoàn thể trong khu dân cƣ. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các CTKD về những bài học kinh nghiệm về sự hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau trong kinh doanh nói chung và kinh doanh tại các LH nói riêng. Qua đây các CTKD nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau và sự cần thiết của nó. - Khơi dậy tinh thần tƣơng trợ, tƣơng thân, tƣơng ái, khơi dậy “tình làng nghĩa xóm” vốn là nét sinh hoạt tốt đẹp của cƣ dân để tạo dựng sự tin tƣởng lẫn nhau trong HĐKD. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất, đồng thuận trong kinh doanh tại các LH của các CTKD.

Thứ ba, hƣớng các CTKD đến các giá trị văn hóa trong kinh doanh nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa, bảo vệ môi trƣờng kinh doanh.

Đây là trách nhiệm nặng nề của các địa phƣơng tổ chức LH. Họ phải làm sao cho các CTKD hiểu rằng sự hợp tác tƣơng trợ này không nhằm để cùng nhau ép giá du khách hay dội bom du khách để kiếm lời không chính đáng mà là để xây dựng một phong cách kinh doanh riêng, đặc trƣng và có văn hóa của ngƣời Bắc Ninh. Phong cách kinh doanh đó đem lại lợi ích đích thực cho các CTKD đồng thời cũng cho du khách thấy đƣợc những nét văn hóa đáng trân trọng của ngƣời dân Kinh Bắc. Đó là phong cách kinh doanh có thể giới thiệu, quảng bá và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh Bắc Ninh. Xây dựng khối kinh doanh có tổ chức chặt chẽ và hƣớng đến tôn vinh các giá trị VHKD của ngƣời Bắc Ninh, tạo dựng một môi trƣờng kinh doanh ổ định, bền vững.

- Bên cạnh đó để tạo sự thống nhất và đồng thuận trong các CTKD cũng cần có sự tự nguyện tham gia của họ. Biện pháp cụ thể:

- Các CTKD phảo kí cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng, niêm yết giá rõ ràng, không tăng giá vƣợt phạm vi cho phép, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

115

- Các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền các địa phƣơng, ban tổ chức LH thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.

- Nâng cao các chế tài xử phạt đối với các trƣờng hợp vi phạm.

4.2.3. Bảo vệ môi trƣờng cảnh quan

4.2.3.1. Cơ sở xây dựng pháp lý

- Nhƣ đã phân tích thực trạng và nguyên nhân ở chƣơng 3 (mục 3.2.1, 3.2.2.4, 3.2.3 và 3.2.4.4), hiện tƣợng xả bẩn ra môi trƣờng đang là hiện tƣợng báo động tại các LH, tình trạng xả rác thải ra môi trƣờng không chỉ do các CTKD mà sự thiếu ý thức của các du khách tham gia LH đã dẫn đến khủng hoảng môi trƣờng.

- Những cam kết về bảo vệ môi trƣờng chƣa có, hoặc nếu có thì các bên tham gia LH cũng không đƣợc thực hiện.

- Giá trị sinh thái không đƣợc tính bằng tiền nhƣng nó mang lại lợi nhuận lâu dài và tạo vị thế cho địa phƣơng. Việc bảo vệ môi trƣờng hiệu quả sẽ giúp gia tăng giá trị, hƣớng đến phát triển bền vững cho cả CTKD và cộng đồng.

- Cách thức của Ban tổ chức trong việc qui hoạch khu vực bán hàng tránh sự chen lấn ảnh hƣởng đến cảnh quan di tích.

4.2.3.2. Mục tiêu giải pháp

- Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan chung của các CTKD tại LH - Đƣa ra những qui định chặt chẽ về bảo vệ cảnh quan môi trƣờng và thực hiện các chế tài nghiêm ngặt đối với các CTKD vi phạm.

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)