Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Quy trình nghiên cứu

Bƣớc 1: Điều tra bảng hỏi cá nhân (Sử dụng phiếu điều tra)

a. Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân dành cho CTKD:

Mục đích nghiên cứu: Khảo sát về thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện VHKD của CTKD.

Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân

59 - Sử dụng phiếu điều tra bảng hỏi cá nhân

- Câu hỏi điều tra chính thức: Sau khi xử lý kết quả điều tra thử, chúng tôi xây dựng câu hỏi điều tra chính thức. Các câu hỏi này nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện VHKD, nhận thức của CTKD về mức độ cần thiết các yếu tố cấu thành VHKD của CTKD.

Khách thể nghiên cứu: 220 CTKD các mặt hàng, dịch vụ khác nhau tại LH Phật Tích, Bà Chúa Kho, Đền Đô, Hội Lim.

- Sau khi thu phiếu và kiểm tra chúng tôi loại bỏ 20 phiếu không hợp lệ và giữ lại 200 phiếu đƣợc sử dụng cho kết quả khảo sát về thực hiện VHKD của CTKD cũng nhƣ một số nội dung liên quan đến nghiên cứu.

Nguyên tắc điều tra:

- Các khách thể tham gia điều tra trả lời độc lập, khách quan theo suy nghĩ của bản thân không trao đổi với ngƣời xung quanh.

- Bảng hỏi đƣợc xây dựng với những câu hỏi có sẵn, đƣợc đánh giá ở hai mức độ: Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện. Là các câu hỏi đóng nên các khách thể tham gia chỉ cần lực chọn phƣơng án đƣợc cho là đúng nhất với suy nghĩ của họ.

- Để hạn chế tính thiếu khách quan khi trả lời, điều tra viên chỉ giải thích khi có thắc mắc của khách thể nghiên cứu.

b. Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân dành cho BQL lễ hội

Mục đích nghiên cứu: Khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ thực hiện VHKD của CTKD mà chúng tôi xem xét trong luận văn.

Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân.

Nội dung nghiên cứu:

- Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi cá nhân với nội dụng cụ thể

- Các câu hỏi điều tra chính thức đƣợc xây dựng dựa trên các yếu tố cấu thành VHKD của các CTKD nhƣng ở mức độ đánh giá mức độ thực hiện của CTKD.

60

Khách thể nghiên cứu: Gồm 200 cán bộ quản lý và cán bộ phòng văn hóa tại LH Phật Tích, Bà Chúa Kho, Đền Đô, Hội Lim.

Nguyên tắc điều tra:

- Các khách thể tham gia điều tra trả lời độc lập, khách quan theo suy nghĩ của bản thân không trao đổi với ngƣời xung quanh.

- Bảng hỏi đƣợc xây dựng với những câu hỏi có sẵn, đƣợc đánh giá ở mức độ thực hiện. Là các câu hỏi đóng nên các khách thể tham gia chỉ cần lực chọn phƣơng án đƣợc cho là đúng nhất với suy nghĩ của họ.

- Để hạn chế tính thiếu khách quan khi trả lời, điều tra viên chỉ giải thích khi có thắc mắc của khách thể nghiên cứu.

c. Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân dành cho du khách

Mục đích nghiên cứu: Khảo sát lấy ý kiến của du khách tham gia LH về mức độ thực hiện VHKD của CTKD mà chúng tôi xem xét trong luận văn.

Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân.

Nội dụng nghiên cứu:

- Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi cá nhân có nội dung cụ thể

- Các câu hỏi điều tra chính thức đƣợc xây dựng dựa trên các yếu tố cấu thành của VHKD nhƣng tìm hiểu ở mức độ đánh giá mức độ thực hiện của CTKD.

Khách thể nghiên cứu:

- 230 du khách tham gia trực tiếp tại LH Phật Tích, Bà Chúa Kho, Đền Đô, Hội Lim.

- Sau khi thu phiếu và kiểm tra chúng tôi loại bỏ 30 phiếu không hợp lệ và giữ lại 200 phiếu đƣợc sử dụng cho kết quả khảo sát về việc thực hiện VHKD của CTKD Cũng nhƣ một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn.

61

- Các khách thể tham gia điều tra trả lời độc lập, khách quan theo suy nghĩ của bản thân không trao đổi với ngƣời xung quanh.

- Bảng hỏi đƣợc xây dựng với những câu hỏi có sẵn, đƣợc đánh giá ở hai mức độ: Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện. Là các câu hỏi đóng nên các khách thể tham gia chỉ cần lực chọn phƣơng án đƣợc cho là đúng nhất với suy nghĩ của họ.

- Để hạn chế tính thiếu khách quan khi trả lời, điều tra viên chỉ giải thích khi có thắc mắc của khách thể nghiên cứu.

Bƣớc 2: Phỏng vấn sâu

Mục đích phỏng vấn: Tìm hiểu mức độ đánh giá của BQL, nhận thức của CTKD về sự cần thiết bổ sung, rèn luyện, nâng cao VHKD của CTKD.

Khách thể phỏng vấn: Cán bộ tham gia quản lý LH: Trƣởng BQL, Phó BQL tại các LH Phật Tích, Bà Chúa Kho, Đền Đô, Hội Lim, cán bộ cấp trƣởng phòng, phó phòng văn hóa đang thực hiện chức năng tham gia công tác quản lý LH của phòng văn hóa huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.

- CTKD tại LH Phật Tích, Bà Chúa Kho, Đền Đô, Hội Lim

- Du khách tham gia trực tiếp tại các LH trong những ngày chính hội tại LH Phật Tích (ngày 4 tháng giêng năm 2014), Bà Chúa Kho (ngày 12 tháng giêng năm 2014), Đền Đô (ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch năm 2014), Hội Lim (ngày 12, 13 tháng giêng năm 2014).

Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi phỏng vấn chia làm hai phần

Phần 1: Đánh giá khách quan thực trạng thực hiện VHKD của CTKD thông qua ý kiến của CTKD, của BQL, và của du khách.

Phần 2: Định hƣớng của BQL về việc nâng cao chất lƣợng hàng hóa dịch vụ phục vụ du khách tại các lễ hội.

62

- Khác với bảng hỏi (đa số các câu hỏi là câu hỏi đóng), khách thể không thể trả lời theo ý kiến chủ quan, trong phỏng vấn trực tiếp với những câu hỏi mở, khách thể đƣợc trả lời tự do, trực tiếp và với những tình huống khác nhau.

- Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm tạo ra niềm tin và bầu không khí thoải mái của khách thể nghiên cứu, tạo không khí buổi phỏng vấn nhƣ buổi nói chuyện trao đổi về cuộc sống, công việc và chia sẻ kinh nghiệm. Trong quá trình phỏng vấn bao gồm những câu hỏi khác nhau nhằm làm sáng tỏ các thông tin chƣa rõ.

Cách thức phỏng vấn:

- Chúng tôi tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo BQL các LH trong ngày chính hội với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn

- Nội dung các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh nội dung chính của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của CTKD cũng nhƣ mức độ thực hiện VHKD của họ khi tiếp xúc với du khách.

- Ghi lại ngôn ngữ một số buổi phỏng vấn điển hình.

Nội dung phỏng vấn CTKD:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của CTKD - Mức độ thực hiện VHKD

- Dự định về học tập bồi dƣỡng để phục vụ việc kinh doanh tốt hơn.

Nội dung phỏng vấn cán bộ quản lý:

- Đánh giá chung về mức độ cần thiết và thực tế thực hiện VHKD của CTKD tại các LH.

- Vấn đề bồi dƣỡng nâng cao VHKD của CTKD

Nội dung phỏng vấn du khách:

- Đánh giá của du khách về thực trạng thực hiện VHKD của CTKD tại các LH - Nhu cầu, mong muốn của du khách đối với các dịch vụ hàng hóa tại LH.

63

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 58)